Xử Lý Kỷ Luật Là Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Kỷ Luật Lao Động Là Gì? Quy Định Về Căn Cứ Và Hồ Sơ Xử Lý Kỷ Luật Lao Động?

Kỷ luật lao động là gì? Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động gồm những gì? Căn cứ xử lý kỷ luật lao động? Xử lý vi phạm pháp luật về xử lý kỷ luật lao động? Quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động?

Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động quy định: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

– Nội dung của kỷ luật lao động:

– Mục đích kỷ luật lao động:

Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỉ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi.

– Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

Hiện nay các văn bản dưới luật hướng dẫn về sa thải vẫn còn hiệu lực như NĐ41/CP, NĐ33/2003/NĐ-CP

Theo Mục 2 Phần IV Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH, cụ thể Điều 11 của Nghị định 41/CP thì:

+ Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).

– Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.

+ Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản ba lần (Mẫu số 7 kèm theo Thông tư này).

– Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản

– Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động:

+ Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền là người chủ trì.

+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.

+ Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là người dưới 15 tuổi.

+ Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

+ Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).

– Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.

– Nội dung phiên họp gồm có:

+ Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).

+ Người làm chứng trình bày (nếu có).

+ Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động.

+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.

+ Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.

– Hồ sơ được lưu tại đơn vị.

Trong trường hợp Tòa án xác định người sử dụng lao động đã sa thải trái pháp luật đối với người lao động thì áp dụng Điều 42 như trên để giải quyết việc bồi thường.

Lưu ý trong quá trình thu thập chứng cứ: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chứng minh là người lao động đã thực hiện hành vi vi phạm, có lỗi và hành vi vi phạm đó tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật đã được quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động.

Riêng đối với trường hợp người lao động bị sa thải vì lý do tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng, hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 85 BLLĐ 1994 hoặc Khoản 3 Điều 126 của BLLĐ năm 2012, thì ngoài trách nhiệm chứng minh của người sử dụng lao động về tính hợp pháp của việc áp dụng hình thức sa thải, người lao động cũng có trách nhiệm chứng minh, nếu người lao động cho rằng họ có đến nơi làm việc.

Những căn cứ cần có đó là:

Các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm kỷ luật là người lao động không thực hiện nghĩa vụ được giao mà đáng ra họ phải thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng không đầy đủ.

Khi xác định hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động, người sử dụng lao động phải chỉ rõ nghĩa vụ vi phạm : thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm… làm căn cứ để xử lý kỷ luật lao động một cách chính xác, khách quan.

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm kỷ luật lao động nói riêng, do vậy thiếu yếu tố lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động không thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với họ.

Người lao động bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được giao.

Việc xác định rõ lỗi, loại lỗi, mức độ phạm lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động rất quan trọng, giúp người sử dụng lao động lựa chọn hình thức kỷ luật lao động phù hợp.

4. Vi phạm pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

Xin chào Luật sư, em năm nay lớp 11 em đang xem bộ phim 5s online trên VTV6. Em thấy trên phim sếp thường phạt nhân viên của mình một tháng lương hoặc cắt lương thay xử lý kỷ luật vì vi phạm nội quy của công ty. Như vậy xin hỏi Luật sư nếu trường hợp này diễn ra ngoài đời thật thì hành vi trên có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Người sếp đó có bị xử phạt hay không?

Tại điều 128 của “Bộ luật lao động 2019” có quy định về những hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Tại điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định như sau về vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;

b) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

c) Sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động trong những ngày đã sa thải trong trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải người lao động đối với hành vi vi phạm tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Như vậy trong trường hợp của em nếu hành vi ở trên phim trở thành thực tế thì hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật theo khoản 2 điều 128 của “Bộ luật lao động 2019” và người thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Và người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả lại tiền cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 15 của Nghị định này.

5. Quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

Tôi đang làm công tác tuyển sinh tại Trường PT iSchool Ninh Thuận (tư nhân), hợp đồng lao động 1 năm. Nhưng ngày 20/9/2016 Công ty iSchool đăng tin tuyển người thay vị trí của tôi mà chưa có bất kỳ thông báo nào với tôi. Trong khi đó, tính đến hết ngày 26/9 chưa có vi phạm hay bị kỷ luật điều gì. Ngày 26/9 tôi hỏi trực tiếp công ty, nhưng đến ngày 27/8 đại diện công ty là Trưởng phòng Tuyển sinh mới gọi điện thoại thông báo quyết định cho tôi nghỉ việc của công ty vì lý do KHÔNG ĐẠT CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, trong khi điều khoản hợp đồng không nhắc đến việc này làm ràng buộc. S

au đó, Chiều ngày 27/8, Ban Giám Hiệu nhà trường mời tôi vào phòng làm việc để làm biên bản cuộc họp Nêu 14 cái lỗi vi phạm từ cái tháng đầu tiên tôi vào thử việc cho đến ngày 14/8/2016. Họ yêu cầu tôi tự viết đơn xin nghỉ ngay trong 10 tới hoặc họ làm quyết định kỷ luật tôi để tôi không còn đường tiến thân. Tôi cảm thấy bản thân mình bị sỉ nhục đến vô cùng. 31 tuổi với 6 năm làm quản lý, tôi chưa vi phạm điều gì để bất kỳ doanh nghiệp nào chịu tổn thất và “thiếu tôn trọng” mình thế này.

Trong cuộc họp ngày 27/9 vừa qua, tôi đã hỏi Ban Giám Hiệu về việc công việc hiện tại của tôi ” Nên ngưng lại hay tiếp tục làm việc bình thường”., Hiệu trưởng đã trả lời “cứ làm việc bình thường”. Tuy nhiên, cả ngày hôm nay, mọi mail và công việc của tôi lại không nhận được sự phản hồi từ tất cả nhân viên của trường, và ngược lại mọi công việc của công ty và trường đều không thông tin đến tôi.

Tôi làm việc một mình như thể chốn không người. Thời gian còn lại của hợp đồng là 6 tháng nữa, tôi không cần việc làm nhưng tôi cần sự tôn trọng và uy tín. Rất mong Luật sư hãy tư vấn cho tôi cách gì để tôi lấy lại sự tôn trọng của một người lao động, một người phụ nữ, một người mẹ, một nhà giáo. Chân thành cảm Luật vì đã cho tôi cơ hội gửi bức thư này, mặc dù không biết trường hợp của tôi có đến được luật sư để được trợ giúp hay không. Chúc quý công ty sức khỏe và thành công?

Tại Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Căn cứ theo thông tin bạn trình bày bạn có ký hợp đồng lao động một năm với Trường Phổ thông iSchool Ninh Thuận, đến nay mới thực hiện hợp đồng được sau tháng thì bên phía nhà trường có thông báo 14 lỗi từ thời điểm bạn thử việc. Ban giám hiệu nhà trường có tổ chức cuộc họp và có yêu cầu bạn tự làm đơn xin thôi việc hoặc Nhà trường sẽ ra quyết định kỷ luật.

Tại Điều 118 và Điều 123 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 118. Kỷ luật lao động

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Luật sư tư vấn trình tự xử lý kỷ luật lao động qua điện thoại:

Theo thông tin bạn trình bày, Ban Giám Hiệu Trường Phổ thông iSchool mời bạn vào phòng làm việc để làm biên bản cuộc họp và nêu 14 lỗi vi phạm từ tháng đầu tiên bạn vào thử việc cho đến ngày 14/8/2016. Trước đó phía nhà trường có thông báo sẽ cho bạn nghỉ việc vì không đạt chỉ tiêu tuyển sinh, trong hợp đồng lao động không có yêu cầu về chỉ tiêu tuyển sinh. Do bạn trình bày không rõ những lỗi mà bạn mắc phải có được quy định cụ thể trong nội quy lao động hay không? Hình thức xử lý kỷ luật của những lỗi đó là gì?

Do vậy, bạn cần dựa vào nội quy lao động để xem xét việc Nhà trường dựa vào những lỗi đó để ra quyết định xử lý kỷ luật bạn có đúng hay không? Nếu có căn cứ cho rằng việc xử lý kỷ luật bạn với những lỗi đó là không có căn cứ thì bạn có thể làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật gửi trực tiếp cho Ban giám hiệu nhà trường.

Ngoài ra, tại Điều 200 “Bộ luật lao động 2019” có quy định Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Ngoài việc bạn làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của nhà trường, bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi trực tiếp đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở để được giải quyết. Nếu sau khi Phòng lao động thương binh xã hội đã giải quyết mà hai bên vẫn không thỏa thuận giải quyết được thì bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi trực tiếp Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi công ty có trụ sở.

Nguyên Tắc Xử Lý Kỷ Luật

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Đức Mạnh được nêu tại Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Cụ thể, Điều 2, Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ:

Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9- Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thi hành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.

10- Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.

11- Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật./.

Xử Lý Kỷ Luật Công Chức

Xử lý kỷ luật công chức. Công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt vi phạm hành chính có bị xử lý kỷ luật hay không?

Xử lý kỷ luật công chức. Công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt vi phạm hành chính có bị xử lý kỷ luật hay không?

Thưa luật sư, em đang học chuyên ngành luật và thắc mắc một vấn đề sau đây mong luật sư giải đáp giùm đó là: ” Khi công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà không bao giờ bị xử lý kỷ luật”. Cho em hỏi điều đó là đúng hay sai ạ ? Em xin chân thành cảm ơn ạ. ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 34/2011/ NĐ-CP;

2. Luật sư tư vấn:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trường hợp công chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về công chức. Ngược lại, nếu công chức thực hiện hành vi vi phạm mà không trong thời gian thi hành công vụ, nhiệm vụ thì công chức sẽ bị xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, các hành vi bị xử lý kỷ luật bao gồm:

Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức

Published on

Công tác xử lý kỷ luật cán bộ công chức

1. 1

2. DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 PHẠM VĂN ĐIỆN K125042032 2 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG K125042058 3 NGUYỄN THỊ THẢO MY K125042075 4 NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN K125402124 2

4. Các văn bản: Luật Cán bộ, Công chức. Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật công chức. Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. 4

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỦ TỤC 5

6. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. KHÁI NIÊM a. Cán bộ, công chức là những ai ? b. Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là gì? Trách nhiệm pháp lý khi cán bộ công chức thực hiện hành vi vi phạm công vụ hay vi phạm các nội quy, quy chế của các cơ quan đơn vị. 6

7. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2. CÁC HÀNH VI BỊ XỬ LÝ KỈ LUẬT Hành vi nào của Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật? Điều 2 Nghị định 35/2005/NĐ-CP, Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP 7

8. 3. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KỶ LUẬT CBCC  Khách quan, công bằng, đúng pháp luật.  Mỗi hành vi VPPL chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. .  Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.  Thời gian chưa xem xét kỷ luật không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. 8

9. 3. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KỶ LUẬT CBCC  Phải thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét, trừ trường hợp *  Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.  Trường hợp Công chức tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. 9

10. 4. HÌNH THỨC KỶ LUẬT CBCC  Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ có giống với hình thức xử lý kỷ luật công chức ?  Tại sao lại có sự khác biệt về hình thức như vậy ? 10

11. 4. HÌNH THỨC KỶ LUẬT CBCC Cán bộ – Điều 78, Luật CBCC 2008 gồm các hình thức:  Khiển trách.  Cảnh cáo.  Cách chức.  Bãi nhiệm. Công chức – Điều 8, NĐ 34/2011/NĐ-CP: Khiển trách Cảnh cáo Hạ bậc lương Buộc thôi việc Giáng chức Cách chức Công chức giữ chức vụ lãnh đạo. 11

12. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC Buộc thôi việc Điều 11 * Hạ bậc lương Cảnh cáo Điều 9 * Khiển trách Điều 10* Điều 14* Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo : Điều 12, 13 *: NĐ 34/2011/NĐ-CP 12

13. 4. HÌNH THỨC KỶ LUẬT CBCC  Ngoài các hình thức kỷ luật trên, Cán bộ công chức có chịu những chế tài khác?  Điều 82, Luật CBCC 2008 * Kéo dài thời hạn nâng lương * Không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, điều động, biệt phái….. * Bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý 13

14. 5. THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT CBCC Điều 15, NĐ 34/2011/NĐ-CP:  Ai bổ nhiệm thì quyết định tiến hành kỷ luật và quyết định hình thức. (Công chức giữ CVLĐ)  Người đứng đầu cơ quan quản lý, hoặc phân cấp quản lý công chức tiến hành kỷ luật và quyết định hình 14 thức.

15. 6. THỜI HẠN, THỜI HIỆU XLKL CBCC Thời hạn xử ký kỷ luật CBCC được tính như thế nào? 15

16. 6. THỜI HẠN, THỜI HIỆU XLKL CBCC Thời hạn xử ký kỷ luật CBCC được tính như thế nào? 16

17. THỜI HIỆU XLKL CBCC KHÁI NIỆM THỜI HIỆU Là thời hạn do Luật CBCC 2008 quy định mà khi hết thời hạn đó thì CBCC có hành vi vi phạm không bị XLKL. Step 10 24 Tháng 17

18. Step 10 18

19. 7. TRÌNH TỰ THỦ TỤC XLKL CBCC Bước 1 Bước 2 Bước 3 TỔ CHỨC HỌP KIỂM ĐIỂM THÀNH LẬP, TỔ CHỨC HỌP HĐKL RA QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐIỀU 17,18,19,20 NĐ 34/2011/NĐ-CP 19

20. 7. TRÌNH TỰ THỦ TỤC XLKL CBCC MỘT SỐ LƯU Ý: – Về việc gửi giấy triệu tập cho Công chức VPKL – Về trường hợp nếu Công chức vắng mặt không lí do. – Có phải tất cả các trường họp XLKL đều thành lập HĐKL? – Sau khi họp HĐKL xong, HĐKL phải làm gì? Người có thẩm quyền kỷ luật phải làm gì? – Công chức không đồng ý với quyết định kỷ luật thì phải làm sao? 20

21. 7. CHẤM DỨT QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT * Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật , nếu không tái phạm hoặc không có hành vi vi phạm phải đến mức xử lý kỷ luật Chấm dứt hiệu lực các quyết định kỷ luật. 21

22. 8. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA CBCC KHI BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT Khi nào CBCC phải bồi thường thiệt hại ? Trách nhiệm vật chất khi gây thiệt hại cho cơ quan tổ chức Bồi thường thiệt hại do cán bộ công chức gây ra khi thi hành công vụ 22 Nghị định 118/2006/NĐ-CP Luật bồi thường nhà nước

23. THỰC TIỄN 23

24. CÔNG TÁC XỬ LÝ KỶ LUẬT CBCC TRONG THỜI GIAN QUA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU NÀO? NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CÒN TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO? DO BẤT CẬP PHÁP LUẬT DO ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI CHI PHỐI 24

25. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC WINTER Template N 1. Phát hiện được nhiều sai phạm, lớn nhỏ khác nhau. 2. Công tác xử lý kỷ luật CBCC được hoàn thiện hơn cả về chất lẫn về lượng. 3. Đưa công tác XLKL CBCC vi phạm làm nguyên tắc đổi mới Quản lý cán bộ, công chức. 25

26. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT Tình trạng cán bộ hạch sách, nhũng nhiễu xảy ra nhiều, không kiểm soát. 26

27. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT  Đội ngũ CBCC hoạt động không hiệu quả, lãng phí, gây thất thoát ngân sách nhà nước. 27

28. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT  Đội ngũ CBCC hoạt động không hiệu quả, lãng phí, gây thất thoát ngân sách nhà nước. 28

29. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT  Công tác xử lý tham ô, tham nhũng còn nhiều yếu kém 29

30. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT  Công tác xử lý tham ô, tham nhũng còn nhiều yếu kém 30

31. CÔNG TÁC XLKL CBCC CÒN CHƯA NGHIÊM , CHƯA QUYẾT LIỆT  Công tác xử lý tham ô, tham nhũng còn nhiều yếu kém 31

33.  VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT Luật quy định về miễn trách nhiệm kỷ luật gồm những trường hợp nào? BẤT CẬP ở đâu? Điều 77- Luật CBCC; Điều 4- NĐ 34/2011 33

34.  VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT …. ” Trường hợp (cán bộ) bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.”… Khoản 3, điều 78, Luật CBCC  Đây có được xem là một hình thức kỷ luật đối với Cán bộ ? 34

35.  VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT Hình thức kỷ luật giáng chức (Công chức) luật đã quy định rõ chưa? Điều 12, NĐ 34/2011  Giáng bao nhiêu cấp?  Bố trí công chức bị giáng chức ra sao? 35

36. WINTER Template  VỀ THỜI HẠN, THỜI HIỆU KỶ LUẬT Điều 80, Luật CBCC 2008 Trường hợp hành vi vi phạm của cán bộ công chức có dấu hiệu tội phạm nên bị truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử hình sự nhưng sau đó bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì làm sao? Hành vi của cán bộ, công chức là hành vi tội phạm và bị tòa kết án thì thời hiệu tính ra sao? 36

37. KIẾN NGHỊ 37

38.  Luật cán bộ, công chức.  Các văn bản hướng dẫn XLKL  Pháp luật về tố cáo.  Pháp luật thủ tục hành chính.  Cổng thông tin pháp luật.  Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. 38

39.  Thi tuyển CBCC  Bồi dưởng đạo đức, tác phong.  Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.  Quan tâm đến đời sống CBCC.  Thanh tra nhiều hơn, Xử ký nhiều hơn. 39

40.  Không tiếp tay cho những sai phạm của CBCC.  Mạnh dạn tố cáo.  Trang bị kiến thức về pháp luật . 40

41. C ảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe !!! 41