Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của cá Tổ chức tín dụng ra đời đã tạo thuận lợi cho việc xử lý các khoản nợ xấu của các Tổ chức tín dụng. Nhiều Tổ chức tín dụng đã áp dụng triệt để các quy định của Nghị quyết 42 về thu giữ tài sản bảo đảm, mua bán các khoản nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bán tài sản bảo đảm là các dự án bất động sản…để giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng tỷ lệ an toàn vốn cho Tổ chức tín dụng. Bên cạnh những thuận lợi thì Nghị quyết 42 cũng bộc lộ một số bất cập cần được sửa đổi. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến vướng mắc trong thu giữ tài sản theo Nghị quyết 42 của Quốc hội và kiến nghị để xử lý các vướng mắc này.
Tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị quyết 42 của Quốc hội. Trong các điều kiện có quy định tại Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận khi khoản nợ quá hạn và khách hàng vay vốn không trả được nợ thì bên bảo đảm đồng ý để Tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.Tuy nhiên thực tế thu giữ tài sản bảo đảm phát sinh vướng mắc như sau:
1.1.Hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản bảo đảm nhưng Tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn, bên bảo đảm có thỏa thuận tại Biên bản làm việc về việc cho khách hàng kéo dài thời hạn trả nợ nếu hết thời gian này khách hàng không trả được nợ thì Tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
1.2. Hợp đồng bảo đảm chỉ quy định khi khoản nợ quá hạn và khách hang vay vốn không trả được nợ thì Tổ chức tín dụng có quyền áp dụng tất cả các biện pháp xử lý theo quy địnhpháp luật để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.
Hiện nay có hai quan điểm về việc xử lý vướng mắc nêu trên cụ thể:
Quan điểm 1: Không đồng ý thu giữ tài sản bảo đảm vì không tuân thủ điều kiện thu giữ theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Mặc dù khách hàng vay vốn, bên bảo đảm có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản nhưng thỏa thuận này không được ghi trong Hợp đồng bảo đảm nên không đủ điều kiện thu giữ. Đối với trường hợp 1.2 do không ghi cụ thể hình thức xử lý là thu giữ tài sản bảo đảm nên cũng không đủ điều kiện thu giữ theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
Quan điểm 2: Đối với mục 1.1 nêu trên đồng ý thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Đối với mục 1.2 thì không đồng ý vì thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm không rõ ràng nên không có căn cứ xác định đủ điều kiện thu giữ theo Nghị quyết 42.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm 2 với các lý do sau: bản chất thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm hay ghi trong Biên bản làm việc giữa Tổ chức tín dụng, khách hàng vay vốn và bên bảo đảm đều thể hiện ý chí của bên bảo đảm về việc đồng ý để Tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi khách hàng vay vốn không trả được nợ theo thỏa thuận. Sự thỏa thuận này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng ép. Bên cạnh đó bên bảo đảm và Tổ chức tín dụng đã giao kết Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng này được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, Tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
Đối với mục 1.2 không đồng ý thu giữ theo Nghị quyết 42 vì thỏa thuận không chỉ rõ các biện pháp theo quy định của pháp luật gồm biện pháp thu giữ tài sản nên không có căn cứ để thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
2.Về sự phối hợp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
Khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 42 quy định như sau:
Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm “.
Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số Ủy ban nhân dân nơi có tài sản thu giữ chưa thật sự phối hợp, tạo điều kiện cho Tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Biểu hiện của sự không hợp tác, gây khó khăn thể hiện dưới các hình thức sau:
3.Về việc chiếm giữ tài sản bảo đảm khi thu giữ
Bên bảo đảm luôn tìm mọi cách để cản trở Tổ chức tín dụng trong việc thu giữ tài sản, biểu hiện của sự chống đối thể hiện dưới các hành vi sau:
– Sử dụng người già, trẻ em, người có công với cách mạng chiếm giữ tài sản bảo đảm, không ra khỏi tài sản bảo đảm theo yêu cầu của Tổ chức tín dụng;
Theo quy định của Nghị quyết 42 thì lực lượng Công an chỉ có trách nhiệm đảm bảo an ninh trât tự trong khi thu giữ tài sản. Như vậy đối với trường hợp bên bảo đảm không gây mất trật tự, an ninh thì lực lượng Công an cũng không thể buộc bên bảo đảm hay các đôi tượng bên bảo đảm sử dụng để chiếm giữ tài sản phải ra khỏi tài sản theo yêu cầu của Tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp này các Tổ chức tín dụng có cách xử lý khác nhau: Có Tổ chức tín dụng dừng việc thu giữ vì đánh giá là không thu được tài sản và chuyển biện pháp khởi kiện khách hàng vay vốn, bên bảo đảm ra Tòa án để phát mại tài sản bảo đảm. Ngược lại có Tổ chức tín dụng thực hiện quyền của bên nhận thế chấp tài sản theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm ‘ yêu cầu bên bảo đảm giao tài sản để xử lý vì bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như thoả thuận tại Hợp đồng bảo đảm”. Tổ chức tín dụng thuê lực lượng bảo vệ chiếm giữ tài sản theo hình thức đưa người vào cùng ăn, cùng ở với bên bảo đảm, dùng lời nói, hành vi gây áp lực với bên bảo đảm buộc họ phải ra khỏi tài sản hoặc nộp tiền trả nợ. Tuy nhiên hình thưc này có thể gây rủi ro cho Tổ chức tín dụng khi lực lượng bảo vệ có hành vi trái quy định pháp luật (khóa cửa, nhốt bên bảo đảm không cho ra khỏi tài sản, gây mất trật tự trị an…). Những hành vi này có dấu hiệu tội ” Xâm phạm chỗ ở của người khác” và ” Bắt giữ người trái pháp luật ” và có thể bị xử lý hình sự.
Theo quan điểm của chúng tôi việc Tổ chức tín dụng sử dụng lực lượng bảo vệ thực hiện quyền chiếm giữ tài sản bảo đảm chỉ có thể thực hiện dược khi bên bảo đảm đồng ý bàn giao tài sản cho Tổ chức tín dụng. Trường hợp Tổ chức tín dụng đã yêu cầu bên bảo đảm bàn giao tài sản (theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 và thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm) mà bên bảo đảm không thực hiện và Tổ chức tín dụng đã thực hiện việc thu giữ tài sản theo Nghị quyết 42 của Quốc hội nhưng chưa chiếm giữ được tài sản thì Tổ chức tín dụng buộc phải khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 bởi lẽ:
+ Nghị quyết 42 của Quốc hội cho phép các Tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, nhưng không có quy định nào cho phép Tổ chức tín dụng được quyền cưỡng chế buộc bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm đối với trường hợp bên bảo đảm không ra khỏi tài sản khi được yêu cầu.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì mọi hành vi đưa người vào chiếm giữ tài sản bảo đảm bằng hình thức khóa cửa, hành hung chủ tài sản, gây mất trật tự tại tài sản với mục đích ép chủ tài sản phải ra khỏi tài sản bảo đảm đều là hành vi vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3.Về việc di chuyển tài sản của bên bảo đảm sau khi thu giữ
Thực tế thu giữ tài sản cho thấy có một số trường hợp tài sản trống (bên bảo đảm bỏ tài sản) nhưng bên trong tài sản bảo đảm có nhiều tài sản của bên bảo đảm nhưng không thuộc tài sản thế chấp (giường, tủ, két sắt, bàn làm việc, bàn thờ…) khi Tổ chức tín dụng tiến hành thu giữ tài sản cần phải xử lý đối với các tài sản này để đảm bảo việc bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá.
Hầu hết các Tổ chức tín dụng đều thuê Thừa phát lại và chính quyền kiểm đếm và chứng kiến kiểm đếm niêm phong các tài sản của bên bảo đảm, sau đó thông báo cho bên bảo đảm về việc di chuyển tài sản này ra khỏi tài sản bảo đảm trong thời gian nhất định (ví dụ 30 ngày kể từ ngày Tổ chức tín dụng thông báo). Sau thời hạn nêu trên nếu bên bảo đảm không di dời tài sản thì Tổ chức tín dụng sẽ thuê địa điểm và tiến hành di chuyển tài sản về địa điểm trông giữ mà Tổ chức tín dụng đã chuẩn bị. Việc di chuyển tài sản của bên bảo đảm trong nhiều trường hợp mất rất nhiều chi phí đặc biệt bảo quản các tài sản là chất lỏng, chất dễ cháy…
Để việc thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42 của Quốc hội được hiệu quả đẩy nhanh quá trình xử lý thu hồi các khoản nợ xấu chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42 như sau:
Đối với điều kiện thu giữ tài sản: Nghị quyết 42 cần sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 theo hướng Tổ chức tín dụngđược quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng các quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này, tuy nhiên sửa đổi cụm từ ” tại Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về thu giữ tài sản bảo đảm” thành “có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản bảo đảm bằng văn bản ” giữa Tổ chức tín dụng với Bên bảo đảm.
Về tổ chức thu giữ tài sản: Nghị quyết 42 cần quy định rõ Tổ chức tín dụng sau khi tiến hành đầy đủ thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm và đã tiến hành thu giữ nhưng chưa chiếm giữ và quản lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm không ra khỏi tài sản bảo đảm thì phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ cho Tổ chức tín dụng.