Xử Lý Vi Phạm Luật Nghĩa Vụ Quân Sự / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Kiên Quyết Xử Lý Nghiêm Các Trường Hợp Vi Phạm Luật Nghĩa Vụ Quân Sự

GD&TĐ – UBND thành phố Hà Nội vừa tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2019. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.

Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội động viên thanh niên huyện Thanh Trì lên đường nhập ngũ.

Cùng dự có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Năm 2019, TP. Hà Nội đã giao 3.500 công dân cho 13 đầu mối đơn vị nhận quân, hoàn thành 100% chỉ tiêu Nhà nước giao, trong đó, có 1.415 công dân tình nguyện nhập ngũ, đạt 40,4%.

Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chức năng cùng cấp tổ chức cho 1.529 đoàn viên ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảng; tổ chức kết nạp Đảng cho 3 đoàn viên ưu tú trước khi nhập ngũ; tổ chức gặp mặt và tuyên dương các công dân tự nguyện viết đơn tình nguyện nhập ngũ; tọa đàm nói chuyện truyền thống, giao lưu văn hóa, văn nghệ, tặng quà… nhằm động viên tinh thần thanh niên trước khi lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên nhập ngũ quận Hà Đông rước đuốc thắp lửa truyền thống.

Nhờ làm tốt mọi công tác chuẩn bị, Lễ giao nhận quân năm 2019 của Thành phố đã được thực hiện bảo đảm trang trọng, đúng nghi lễ Quân đội; nhanh gọn, an toàn, tiết kiệm… thực sự là ngày hội tòng quân của nhân dân các địa phương thành phố Hà Nội.

Thay mặt UBND thành phố phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức công tác quân sự, quốc phòng địa phương, nhất là theo dõi lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tăng cường quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự; tổ chức rà soát, phúc tra nắm chắc số lượng, chất lượng nam công dân trong độ tuổi từ 18 đến 25; có biện pháp nâng cao chất lượng sơ tuyển, xét duyệt tiêu chuẩn chính trị, đạo đức; văn hóa, sức khỏe, chính sách miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ bảo đảm dân chủ, công bẳng, công khai.

Tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội đã khen thưởng 26 tập thể đạt kết quả tốt trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận quân làm tốt công tác động viên, giáo dục chiến sĩ đang tại ngũ; tổ chức đón tiệp tận tình chu đáo quân nhân xuất ngũ về địa phương; làm tốt công tác đăng ký, quản lý ngạch dự bị; làm tốt công tác chính sách, hậu phương Quân đội, tạo điều kiện thuận lợi, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm nhanh chóng ổn định đời sống cho quân nhân hoàn thành thời hạn tại ngũ, xuất ngũ về địa phương. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự, bảo đảm sự nghiêm minh của Pháp luật.

Vi Phạm Về Nghĩa Vụ Quân Sự Bị Xử Phạt Thế Nào?

30/11/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực ngày nay đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ… Ngày nay, những nguy cơ, thách thức cũ vẫn còn đó thì lại có thêm những nguy cơ, thách thức mới. Vì vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự chính là nhiệm vụ của mỗi công dân trong thời bình.

1. Luật sư tư vấn về Luật Nghĩa vụ Quân sự

Luật Nghĩa vụ quân sự nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong trạng thái hòa bình. Thực tế cho thấy, ngay trong thời chiến, Quân đội ta vẫn dành một lực lượng nhất định tham gia sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, không ít đơn vị quân đội đang làm đồng thời cả hai nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng, tự đáp ứng một phần nhu cầu, giảm thiểu gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ của mỗi công dân. Khi đủ điều kiện về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân, UBND xã phường có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu hoặc đăng ký chuyển nơi đang ký nghĩa vụ quân sự,… Nếu không thực hiện đúng sẽ đặt ra vấn đề xử lý vi phạm.

2. Tư vấn về xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin hỏi về luật đăng kí nghĩa vụ quân sự ạ.em cần tư vấn gấp ạ.Em sn chúng tôi khi học xong lớp 12 em có nhập học vào 1 trường cao đẳng và có mang giấy nhập học ra xã để hoãn nghĩa vụ quân sự.và từ đó đến nay sau khi em ra trường bên ban chỉ huy quân sự xã cũng ko gọi em đi khám sức khỏe quân sự nữa.vừa rồi em có đi xin giấy xác nhận nhân sự ở xã và công chứng vào hồ sơ nhưng họ không cho.

Với lý do từ khi em ra trường thì e không đăng kí lại nghĩa vụ quân sự lại.và họ yêu cầu em nộp phạt 5 triệu thì mới giải quyết cho.vậy em xin hỏi như vậy là đúng hay sai ạ. Em cảm ơn

“Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu chứ không quy định việc đăng ký lại nghĩa vụ quân sự. Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Hạn Chế, Bất Cập Trong Xử Lý Các Trường Hợp Vi Phạm Pháp Luật Về Nghĩa Vụ Quân Sự

Trong những năm qua, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành chỉ tiêu giao quân hàng năm; tuy nhiên gần đây, tình trạng thanh niên không chấp hành pháp luật nghĩa vụ có biểu hiện gia tăng; trong đó trường hợp không chấp hành lệnh khám sức khoẻ gia tăng đột biến, từ 128 trường hợp (năm 2018) lên 379 trường hợp (năm 2019), có trường hợp tái phạm đến 03 lần; năm 2018, có 03 xã lập hồ sơ, báo cáo kiến nghị xử lý hình sự đối với 11 trường hợp vi phạm có tính chất tái phạm, trong đó có 06 trường hợp vi phạm do không chấp hành lệnh khám sức khỏe.

Đâu là nguyên nhân?

Theo chủ thể xử phạt vi phạm hành chính cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, việc xác lập hồ sơ ban đầu để xử lý thanh niên vi phạm thuộc trách nhiệm của cấp cơ sở; tuy nhiên, do trình độ và năng lực của một số xã đội trưởng còn hạn chế nên thiếu chặt chẽ, quy trình còn thiếu nhưng không thể khắc phục được. Sự hạn chế này dẫn đến tuy hành vi vi phạm (trốn lệnh nhập ngũ) đã được quy định trong Bộ luật Hình sự nhưng thiếu sót trong khâu lập thủ tục nên không thể xử lý được; có trường hợp hồ sơ tương đối chặt chẽ nhưng hành vi vi phạm chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự dẫn đến tình trạng lúng túng, hay nói đúng hơn là bế tắc trong quá trình xử lý về hình sự, nhất là đối với các trường hợp không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe.

Việc quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung, đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nói riêng, chủ thể xử phạt là chủ tịch UBND các xã, thị trấn chưa thực hiện đúng nguyên tắc về xử phạt (tính chất, mức độ; hậu quả và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ) từ đó nảy sinh tình trạng cào bằng, trung bình trong xử phạt.

Ngoài ra, quy định về xử phạt, trong đó có mức xử phạt vi phạm pháp luật nghĩa vụ quân sự đã khá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống vi phạm pháp luật. Dễ nhận thấy, sở dĩ các trường hợp bị xử phạt dù nặng hay nhẹ; dù xử phạt ở mức cao nhất hay trung bình của khung xử phạt cũng không nảy sinh tình trạng khiếu nại quyết định xử phạt. Cũng có lẽ, do mức phạt tối đa đối với hành vi không chấp hành lệnh nhập ngũ cũng chỉ 2,5 triệu đồng, chênh lệch khoản cách giữa các khung cũng chỉ 500.000đ; mức phạt tối đa đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe cũng chỉ 1,2 triệu đồng, chênh lệch giữa các khung chỉ 200.000 đồng.

Có thể nói, chế tài xử phạt và khoản cách giữa các khung phạt như quy định hiện nay còn khá thấp. Có trường hợp không chấp hành lệnh khám sức khỏe 03 năm liên tục nhưng chỉ bị phạt tổng cộng 3,4 triệu đồng (cho lần xử phạt đầu tiên được đánh giá là không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ 1 triệu đồng; cho 02 lần tiếp theo được đánh giá là tái phạm, áp dụng mức khung tăng nặng 1,2 triệu đồng/ lần); có trường hợp, năm trước bị xử phạt hành chính về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 2,5 triệu đồng, năm sau đó vi phạm về hành vi không chấp hành lệnh khám sức khỏe, bị phạt 1,2 triệu đồng. Điều đó cho thấy, người vi phạm đã cố tình “lách luật” bằng cách hoặc chỉ vi phạm không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe với mức phạt thấp hơn; hoặc trốn theo kiểu “giã gạo”, nếu năm trước bị xử phạt về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì năm sau không chấp hành lệnh khám sức khỏe (sẽ không bị xử lý hình sự và mức phạt sẽ thấp hơn).

Quy định về xử lý hình sự đối với các trường hợp không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe mang tính chất tái phạm thiếu tính thống nhất giữa Bộ luật Hình sự 2015 và Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 dẫn đến ách tắc, không xử lý hình sự được. Năm 2018, UBND các xã, thị trấn đã lập thủ tục và đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra huyện xử lý hình sự 11 trường hợp. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng đều cho rằng cơ sở xác định trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 là “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều đó cũng có nghĩa là, chỉ được xử lý hình sự những hành vi đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữu đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Như vậy, đối chiếu với quy định mang tính liệt kê trên thì về mặt khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ 03 hành vi độc lập (không đăng ký, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện); hành vi không chấp hành lệnh khám sức khỏe chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 và được hiểu là độc lập với hành vi “không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự” như quy định tại Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự.

Trong khi đó, tại Khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập…”. Tại Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục đăng ký, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì việc sau khi công dân đăng ký, Ban chủ huy quân sự cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân; Chương 2 của Nghị định quy định về trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự; tuy nhiên, việc gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không được đề cập như một bước thủ tục, quy trình của sau việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, việc gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện sau khi đăng ký nghĩa vụ quân sự; là bước trung gian, mang tính độc lập giữa đăng ký nghĩa vụ quân sự và gọi công dân nhập ngũ. Do đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không được xem là tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Cần sớm sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật nghĩa vụ quân sự, cần sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ theo hướng nâng mức phạt tiền, tăng khoảng cách giữa các mức phạt đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khoẻ để bảo đảm tính răn đe.

Về xử lý hình sự đối với hành vi không chấp hành lệnh khám sức khỏe có yếu tố tái phạm, cần sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự theo hướng liệt kê thêm hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe; đồng thời sửa đổi quy định tại Chương 2, Nghị Định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục đăng ký, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo hướng: Hoặc bổ sung cụm từ “và các hành vi vi phạm pháp luật nghĩa vụ quân sự khác” (bao hàm cả hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe); hoặc lấy nguyên tắc trường hợp có xung đột thì ưu tiên sử dụng luật chuyên ngành quy định trong Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015 để tháo gỡ vướng mắc.

Trước mắt, các cơ quan chức năng cần sớm có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Điều 332 Bộ luật Hình sự, Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự về tội trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, làm cơ sở cho việc xử lý đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các địa phương trong cả nước nói chung, tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng.

Mức Phạt Hành Chính Và Hình Sự Khi Vi Phạm Về Nghĩa Vụ Quân Sự

13/08/2020

Luật sư Trần Khánh Thương

Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam. Vậy, pháp luật quy định về nghĩa vụ quân sự như thế nào? Ngừi vi phạm nghĩa vụ quân sự phải chịu trách nhiệm như thế nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Trong thời bình cũng như thời chiến, việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ rất quan trọng của mỗi công dân. Trên thực tế, trong thời gian được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ đã giúp công dân ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉn chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều công dân chưa hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Họ muốn trốn tránh hoặc không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những người này không biết rằng những hành vi họ đang thực hiện nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự chính là những hành vi vi phạm pháp luật.

Để các công dân hiểu rõ quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự cũng những trách nhiệm pháp lý khi có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tư vấn về hình vi vi phạm nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào văn phòng luật sư! Nhờ văn phòng luật sư tư vấn cho tôi về luật nghĩa vụ quân sự năm 2017. Vừa rồi tôi có nhận được một thông báo gọi khám nghĩa vụ quân sự từ phường tại nơi tôi đang ở. Phường có thông báo nếu tôi không đi khám nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị phạt. Vậy hình phạt và mức phạt sẽ là như thế nào với 2 trường hợp:

1. Người được gọi nghĩa vụ quân sự hiện đang công tác xa và không thể về chấp hành khám nghĩa vụ quân sự.

2. Người đang có mặt tại nơi ở nhưng có việc bận hoặc cố tính không chấp hành khám nghĩa vụ quân sự.

Nếu người được gọi khám nghĩa vụ quân sự không chấp hành khám nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị phạt hành chính hay hình sự? Nếu là phạt hành chính thì mức phạt sẽ là bao nhiêu? Nếu người được gọi cố tính không chấp hành nghĩa vụ quân sự từ 2 lần trở lên sẽ nhận hình phạt như thế nào?

Xin chân thành cám ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. ” Lý do chính đáng” theo Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định:

” 1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn. b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng. c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ. d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống. đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền“.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169