Xử Phạt Hành Chính Luật An Toàn Thực Phẩm / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong An Toàn Thực Phẩm

được quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm các vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: i) tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; ii) tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau :

a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;

c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;

d) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;

đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Nghị định quy định cụ thể về 26 vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả), thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm. (Phong Lâm).

Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về An Toàn Thực Phẩm

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì có bị xử phạt hành chính không?

Chào Luật sư, cho tôi hỏi một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay có rất nhiếu cửa hàng, quán ăn và một số loại hình kinh doanh khác hoạt động rất nhiều. Có nhiều đơn vị kinh doanh vi phạm về các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như nguyên liệu, cơ sở, giấy phép. Vậy các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này bao gồm những hình thức nào? Mong luật sư tư vấn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện theo đúng các quy định về điều kiện hoạt động, điều kiện trước khi kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm đó.

Thứ nhất: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Thứ hai: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

Hàng Loạt Công Ty Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về An Toàn Thực Phẩm

(Moitruong.net.vn) – Từ ngày 17/8 – 24/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 191.059.400 đồng.

Cụ thể, 5 công ty tại Hà Nội bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm:

Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế USA, địa chỉ: 61A1 Khu đô thị Đại Kim Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; Số tiền phạt: 84.000.000 đồng với hành vi: Sản xuất 02 lô hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, gồm: Lô sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ARGININ B.COMPLEX EXTRA, số lô: 020916 NSX: 02/09/2016 HSD: 02/09/2019 và Lô sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anphavit calci nano, số lô: 020417 NSX: 07/04/2017 HSD: 07/04/2020); Sản xuất 01 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pediasure ăn ngon ngủ tốt, số lô SX: 010117 NSX: 11/01/17, HSD: 11/01/20 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; Sử dụng 20 người người lao động không mang, mặc trang phụ bảo hộ theo quy định; Không có đủ trang thiết bị phù hợp theo quy định để bảo quản các loại thực phẩm.

Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Pháp Âu, Địa chỉ: Số nhà 28, ngách 562/9 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội; Số tiền phạt: 3.550.000 đồng với hành vi: Buôn bán lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu, số lô: 261015, NSX: 26/10/15; HSD: 26/10/18 là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có kết quả kiểm nghiệm âm tính với Trinh nữ hoàng cung).

Công ty Cổ phần Dược Viko 8- Pháp, Địa chỉ: : Lô 11, liền kề 20, KĐT Văn Khê, Phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội, Số tiền phạt: 35.397.400 đồng với hành vi: Sản xuất lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu, lô sản xuất: 261015, NSX: 26/10/15; HSD: 26/10/18 là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có kết quả kiểm nghiệm âm tính với Trinh nữ hoàng cung).

Công ty cổ phần dược và thiết bị y tế Hà Tây; Địa chỉ: Số 10 Ngõ 4, phố Xốm, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Số tiền phạt: 8.000.000 đồng với hành vi: Sản xuất lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA, lô SX: 191216, NSX:17/12/16, HSD: 17/12/19 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

VFA

Công ty TNHH Dược phẩm VINASANCO; Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 03, ngõ 107/1/3 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; Số tiền phạt: 60.112.000 đồng với hành vi: Bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA, lô SX: 191216, NSX:17/12/16, HSD: 17/12/19 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHYPERUS DHA.

Hướng Dẫn Thi Hành Luật An Toàn Thực Phẩm &Amp; Quy Định Về Xử Phạt Vi Phạm

       Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Theo Nghị định này, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố đối với thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm,…

Nhằm giúp bạn đọc kịp thời nắm bắt những quy định quan trọng nêu trên, Nhà xuất bản Lao Động phối hợp với TRUNG TÂM SÁCH PHÁP LUẬT xuất bản cuốn sách: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM – QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CƠ SỞ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN, TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BAO GÓI, BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ CÁC MẪU THỨC ĂN ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất: Luật An toàn thực phẩm và các quy định mới về quản lý an toàn thực phẩm

Phần thứ hai: Cách phát hiện thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn

Phần thứ ba: Thực phẩm chữa bệnh

Phần thứ tư: Quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

Phần thứ năm: Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phần thứ sáu: Quy trình thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm

Phần thứ bảy: Quy định xử phạt vi phạm hành chính và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm

Sách có độ dày 400 trang, giá phát hành 350,000đ/1 cuốn