Xuất Xứ Của Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản “Chiếc Lá Cuối Cùng”

Chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, là tác phẩm nghệ thuật bất tử. Cụ Bơ- men xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuật vì cuộc đời, vì cuộc sống của con người. Thật đáng trân trọng và cảm phục !

*Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống : -Cô chán nản,lo lắng khi buộc lòng phải kéo tấm mành lên lần 1 -Cô thức trắng đêm,khuôn mặt hốc hác,lo lắng,sợ sệt chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống. -Cô ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùnh vẫn chưa rụng xuống khi kéo mành lần 2 *Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém đi phần hấp dẫn.Vì Xiu sẽ không bất ngờ và ta sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn

3.Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi,của Xiu và của bạn đọc khi lần hai Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên.Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

*Tâm trạng của Giôn-xi,Xiu và người đọc khi lần 2 Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên: căng thẳng,hồi hộp đến nghẹn thở,tưởng chừng như giây phút ra đi vào cõi vĩnh hằng của Giôn-xi đã tới. *Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi :Đó là sự gan góc của chiếc lá,chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt,bám lấy cuộc sống trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của Giôn-xi. *Nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm vì con người hồi sinh ấy chỉ còn biết lắng nghe để ngạc nhiên khâm phục,biết ơn ngưòi đã cứu sống mình.Nhà văn không để Giôn-xi phản ứng gì thêm nghĩa là cô hoàn toàn tin vào sự thật,cô đã nhận ra vẻ cao đẹp của ân nhân cứu mình và cũng là nghệ thuật kết thúc câu chuyện để dư âm lời kể của Xiu về chiếc lá cuối cùng âm vang mãi trong lòng người đọc. -Lần 1: Giôn-xi bệnh nặng,nghèo túng,chán đờikhiến đọc giả thương cảm,lo lắng nhưng tình huống bỗng ngược lại,Giôn-xi cảm thấy yêu đời ,thoát khỏi bệnh tật làm người đọc bất ngờ. -Lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe bỗng nhiên chết vì sưng phổi khiến người đọc bất ngờ

Tìm Hiểu Văn Bản: Chiếc Lá Cuối Cùng

Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt suất như Heminguay, Giắc Lơn-đơn… Trong đó, tên tuổi của O Hen-ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.

– O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết về truyện ngắn.

– Cha ông là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3; 15 tuổi đã phải thôi học, đi làm ở một hiệu thuốc, sau đó làm nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng.

– Truyện ngắn của ông phong phú, đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ. Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột và bất ngờ.

– Nhiều truyện ngắn của ông để lại cho bạn đọc những ấn tượng thật sâu sắc: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang tháng, Quà tặng của các đạo sĩ…

a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích này là phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

b. Tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

– Phần 1: Từ đầu… kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết

– Phần 2: Tiếp … vịnh Nap-lơ: Giôn-xi vượt qua cái chết

– Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng

+ Giôn xi là cô gái trẻ, một họa sĩ nghèo, ở trong khu trọ tồi tàn.

+ Cô đang bị bệnh xưng phổi nặng. Đó là căn bệnh nguy hiểm.

+ Bi quan, chán nản, không còn tin vào sự sống và nghĩ rằng khi chiếc lá của cây thường xuân già cỗi cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết.

+ Lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết.

– Không quan tâm đến sự lo lắng, chăm sóc ân cần của cô bạn thân Xiu. Tàn nhẫn, thờ ơ, chán trường không phải do bản tính mà do bệnh nặng, thiếu nghị lực gây nên.

– Nhưng chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó, vẫn hiên ngang bám trụ trước trận mưa vùi dập, trước cơn gió phũ phàng kéo dài suốt đêm.

– Giôn-xi ngạc nhiên, cảm nhận được có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho cô thấy rằng mình đã tệ đến như thế nào.

– Nhu cầu sống đã quay lại với Giôn-xi: gọi Xiu quấy cháo gà, muốn uống chút rượu, muốn vẽ.

– Chứng tỏ cô muốn ngắm lại mình, quan tâm đến bản thân, muốn tìm lại hình dáng của mình. Cô đã quay lại với cuộc sống, đón nhận nó.

+ Không phải vì tác dụng của thuốc men, hay sự chăm sóc tận tình của bạn mà chính từ tâm trạng hồi sinh, cái ý định muốn sống cứ mạnh dần, ấm dần trong cơ thể và tâm hồn cô.

+ Khâm phục sự gan góc, kiên cường của chiếc lá. Chiếc lá mong manh mà lầm lì chống trọi với gió tuyết, với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống trái ngược với ý định buông suôi, chán sống, và yếu đuối của Giôn-xi.

– Xiu là chị em kết nghĩa với Giôn-xi, cô luôn coi Giôn-xi như là đứa em ruột thịt.

– Xiu lo lắng, thấp thỏm cho tình trạng sức khỏe và tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Khi thấy Giôn-xi đếm từng chiếc lá rụng, cô càng lo sợ.

– Cô mời bác sĩ khám bệnh, nấu cháo, pha sữa, thường trực cạnh Giôn-xiu

– Khi cùng cụ Bơ-men nhìn ra ngoài cửa sổ, Xiu đã sợ sệt chẳng nói năng gì.

– Khi Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo tấm màn lên thì thái độ của cô làm một cách chán nản.

– Trước tình trạng sức khỏe và tâm trạng của bạn, lòng cô lúc nào cũng nặng trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn-xi đang cạn kiệt dần.

– Nhưng khi kéo mành lên, nhìn chiếc lá thường xuân không rụng cô đã vô cùng ngạc nhiên và rất đỗi vui mừng.

– Sự vui mừng của Xiu không được bao lâu thì cô ngạc nhiên khi Giôn-xi nói: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

– Xiu đã lo lắng và tìm mọi lời để động viên bạn: Cô cúi mặt hốc hác xuống thì thào: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

– Những lời nói của Giôn-xi như những giọt tuyết lạnh gieo vào lòng cô, đối với Xiu, mất Giôn-xi là mất nửa cuộc đời, mất Giôn-xi thì mọi việc làm của cô sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Thế mới biết tình bạn của họ cao quý đến nhường nào.

– Là một họa sĩ nghèo, 40 năm mơ ước vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện đợc. Cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền.

– Một ông già tốt bụng, bản tính cương cường, mạnh mẽ, giàu tình thương yêu con người.

– Cảnh nghèo và tình yêu hội họa đã giúp họ xích lại gần nhau, cảm thông với nhau.

– Cũng giống như Xiu, khi cùng nhìn ra cửa sổ, thái cộ của cụ Bơ-men là “sợ sệt, chẳng nói năng gì”.

– Tuy không nói, nhưng hẳn cụ đã nung nấu ý định vẽ tranh lá để cứu Giôn-xi từ lúc này.

– Cụ Bơ-men cũng lo lắng cho Giôn-xin giống như Xiu.

– Giữa đêm lạnh giá, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ, một mình cụ lẳng lặng bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão, mang đầy bút lông và bảng pha màu để sáng tác tác phẩm của mình.

– Cuối cùng cụ bị viêm phổi nặng và chết vì bị sưng phổi.

– Mục đích duy nhất của cụ là cứu Giôn-xi, trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô họa sĩ trẻ.

b. Kiệt tác chiếc lá cuối cùng

– Nó là một kiệt tác bởi cái giá quá đắt. Nó cứu được một người nhưng lại cướp đi một người khác. Nó không phải chỉ được vẽ bằng màu sắc và cây bút lông mà bằng cả tình yêu thương và đức hy sinh thầm lặng, cao quý.

– Nó cho thấy một quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật:

+ Kiệt tác là hiếm hoi, là bất ngờ ngoài ý muốn con người.

+ Kiệt tác chỉ thực sự là kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.

+ Kiệt tác nhất thiết phải hướng tới, phục vụ cuộc sống con người.

– Lần 1: Ai cũng tưởng Giôn-xi sẽ chết vì bệnh tật, nghèo túng và chán sống. ai cũng tưởng chiếc lá ấy nhất định sẽ rụng nhưng kết thức truyện Giôn-xi thoát chết.

– Lần 2: Cụ Bơ-men tuy nghiện rượu nhưng rất khỏe mạnh. Vậy mà kết thúc truyện cụ lại chết vì viêm phổi.

– Truyện ca ngợi tình cảm trong sáng, cao đẹp của những người nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hy sinh quên mình của cụ Bơ-men để vẽ chiếc lá, cứu sống Giôn-xi.

– Ca ngợi sức mạnh của tác phẩm nghệ thuật giúp con người chiến thắng cai chết, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người.

– Truyện cũng gợi những suy ngẫm về kiệt tác, về sự ấp ủ cả một đời và khoảng khắc bất ngờ sáng tạo nên tác phẩm kiệt xuất.

– Bố cục chặt chẽ, xây dựng nhiều tình huống hấp dẫn.

– Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế.

– Kết cấu đảo ngược tình huosng 2 lần gây bất ngờ, hấp dẫn.

Tìm Hiểu Văn Bản Của Bài Chiếc Lá Cuối Cùng

2. Đọc – hiểu văn bảna. Nhân vật Xiu

Bạn cùng phòng với Giôn- xi.

Lo lắng cho bệnh tình của Giôn- xi.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói , cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối , “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Yêu thương Giôn- xi tha thiết.

Chăm sóc tận tình như người chị, người mẹ

Chia xẻ niềm vui nỗi buồn cùng Giôn- xi

Là người bạn tốt có tấm lòng yêu thương cao cả và trong sáng.

b. Nhân vật Giôn-xi

Hoàn cảnh: Là một cô hoạ sĩ trẻ, bệnh tật, nghèo túng.

Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành

Giọng nói: thều thào

→ Giôn-xi rất yếu, sức khỏe dường như cạn kiệt.

⇒ Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, yếu đuối, chờ đợi giây phút chia tay với cuộc đời.

“Chiếc lá thương xuân vẫn còn đó”

Giôn-xi khi nhìn chiêc lá:

Thấy mình tệ.

Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang.

Ngồi dậy xem chị nấu nướng.

Muốn vẽ vịnh Na- plơ

→ Cô đã muốn sống, có đủ nghị lực vượt qua bệnh tật, cô đã khỏe lại.

→ Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô.

⇒ Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc sự thay đổi lớn ở Giôn- xi, từ chỗ tuyệt vọng chờ đợi giây phút kết thúc cuộc đời đến niềm vui sống với những ước mơ, khát vọng nghệ thuật.

c. Nhân vật cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”

* Cụ Bơ- men:

Cuộc đời:

Họa sĩ nghèo, đã ngoài 60 tuổi

Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

Tình cảm, việc làm của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi.

Nhìn lá rụng, sợ sệt vì lo lắng cho tính mạng của Giôn- xi.

Bí mật vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết; Bị sưng phổi rồi qua đời sau 2 ngày.

⇒ Họa sĩ nghèo chưa đạt được thành công trong nghệ thuật. là người có lòng nhân ái bao la, sẵn sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ người khác., là người có tấm lòng nhân nhậu, tình yêu thương con người cao cả

* Hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”.

Hình ảnh chiếc lá: Giống như thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa.

Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Cụ Bơ-men vẽ trong đêm, mưa tuyết.

Mục đích: Giúp Giôn-xi thoát khỏi bệnh tật.

* Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”

Chiếc lá được vẽ như thật, hai nữ họa sĩ trẻ không phát hiện ra

Có giá trị nhân sinh cao: góp phần cứu sống một con người.

Tác phẩm được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của thời tiết.

Được vẽ bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men

→ Sức mạnh nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người và vì sự sống của con người.

Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Của O.henri

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch…

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.