Xuất Xứ Của Văn Bản Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Xuất Bản Là Gì ? Tìm Hiểu Về Luật Xuất Bản

Văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh chế độ, hoạt động xuất bản ở Việt Nam, dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, bảo đảm quyền Sáng tạo và phổ biến tác phẩm của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – kinh tế – xã hội, lực lượng vũ trang qua hình thức xuất bản phẩm; tăng cường sự quản Ií của Nhà nước, phát huy vai trò của hoạt động xuất bản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật xuất bản được Quốc hội Khoá IX thông qua ngày 07.7.1993, Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 19.7.1993, sau hơn 10 năm phát huy hiệu lực, đã được thay thế bởi Luật xuất bản được Quốc hội Khoá XI, kì họp thứ 6 thông qua ngày 03.12.2004. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật xuất bản năm 2004 là toàn bộ những vấn đề thuộc chế độ xuất bản và hoạt động xuất bản ở Việt Nam, gồm các lĩnh vực xuất bản, in ấn, phát hành xuất bản phẩm với các loại hình: sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, catalô, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách. Tác giả có quyền phổ biến tác phẩm của mình thông.qua nhà xuất bản, được hưởng các quyền lợi về tỉnh thần và vật chất đối với tác phẩm theo quy định của Luật xuất bản, các quy định khác của pháp luật về quyền tác giả, được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả. Đồng thời, tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm của mình trước pháp luật. Luật xuất bản cũng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với hoạt động xuất bản; những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước về xuất bản; quyền và nghĩa vụ cúa Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản, tác giả, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lí nhà nước về xuất bản, các cơ sở in, nhân bản, các tổ chức phát hành xuất bản phẩm. Không một tổ chức, cá nhân nào được cản trở quyền phổ biến tác phẩm, quyền hoạt động xuất bản hợp pháp của các nhà xuất bản; nghiêm cấm các hành vi lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm, quyền hoạt động xuất bản làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân; nghiêm cấm việc phát hành những xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành.

Chế độ xuất bản ở nước ta lần đầu được pháp luật quy định tại Sắc luật số 003/SLT ngày 18.6.1957. Cho đến thời kì đổi mới, nhằm phát huy vai trò của hoạt động xuất bản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường sự quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bảo đảm cho các hoạt động xuất bản tiến hành đúng pháp luật, có kế hoạch, trật tự, ngăn chặn mọi tư tưởng, hành vị làm tốn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

Về bố cục và nội dung cơ bản, Luật xuất bản năm 2004 có Lời nói đầu, 6 chương và 45 điều, mỗi chương đều có tên gọi và các điều luật phản ánh những nội dung chính của chương đó. Chương ! – Những quy định chung (4 điều) xác định hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh Vực văn hoá, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người và không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần. Mục đích chủ yếu của hoạt động xuất bản là phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tỉnh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới… Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động xuất bản trong cả nước, có các biện pháp để bảo vệ hoạt động xuất bản đúng pháp luật.

Chương II quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với hoạt động xuất bản. Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm và được Nhà nước bảo hộ về quyền tác giả.

Chương III quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản gồm 3 mục chính: xuất bản; in; phát hành xuất bản phẩm. Việc thành lập các nhà xuất bản phải tuân theo đúng thủ tục mà Luật xuất bản quy định khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản, tái bản tác phẩm theo hợp đồng xuất bản đã kí kết với tác giả, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, không được xuất bản những xuất bản phẩm có nội dung bị pháp luật nghiêm cấm. Các cơ sở in, nhân bản chỉ được phép in, nhân bản xuất bản phẩm khi có giấy phép xuất bản hợp pháp và sau khi đã kí hợp đồng kinh tế với nhà xuất bản theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức phát hành của Nhà nước có trách nhiệm phát hành xuất bản phẩm của các nhà xuất bản tới người sử dụng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm chỉ được phép giấy phép của cơ quan quản lí nhà nước về xuất bản và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật. Chương IV quy định về nội dung quản lí nhà nước về hoạt động xuất bản, gồm: cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong cả nước là Bộ Văn hoá – Thông tin. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lí nhà nước về hoạt động xuất bản ở địa phương. Bộ Văn hoá – Thông tin xây dựng hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản trong cả nước. Chương V quy định về khen thưởng và xử lí vi phạm. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xuất bản, in, phát hành sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản đều bị xử lí nghiêm minh, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng các chế tài kỉ luật, xử lí vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Chương VI quy định về điều khoản thi hành.

Bố Cục Của Văn Bản Là Gì?

Trong bất kỳ văn bản, hợp đồng, bài tập làm văn hay đoạn văn ngắn đều viết theo một bố cục rõ ràng. Nó giúp người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa và nội dung câu chuyện, thông báo hoặc mô tả đó. Cách viết theo lối logic đó gọi là bố cục trong văn bản.

Định nghĩa bố cục trong văn bản

Một văn bản bất kỳ không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và bố cục trình bày. Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản

Để viết được đoạn văn bản, hợp đồng hay một đoạn văn bạn cần hiểu được vai trò và bố cục một văn bản mẫu như sau:

Vai trò của bố cục văn bản

Giúp người viết trình bày được vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.

Tác giả có thể sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện hợp lý.

Giúp người đọc hiểu rõ nội dung mà mình đang đọc.

Tạo nên tính nghệ thuật và sự thuyết phục cho văn bản.

Các yêu cầu một bố cục văn bản bất kỳ

Phải thể hiện rõ mục đích khi phân chia bố cục văn bản, mở bài, thân bài và kết bài nên viết những nội dung gì để phù hợp với văn bản.

Giữa các phần phải phân biệt rạch ròi nhưng tạo thành một thể thống nhất về mặt nội dung chung.

Các thành phần trong bố cục văn bản

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường có 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát về câu chuyện, thông tin về tác giả, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.

Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích cần mô tả thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm…

Phần thân bài: Từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.

Phần kết bài: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.

Các loại bố cục văn bản thường gặp

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, thường các bạn hay gặp 2 loại bố cục văn bản chính gồm:

Văn bản miêu tả

Có thể là miêu tả cảnh vật, con người, động vật, hình ảnh, âm thanh…. Loại văn bản này khá phổ biến trong chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở.

Phần mở bài: Mô tả khái khát đối tượng cần miêu tả như hình dáng, màu sắc, kích thước…

Phần kết bài: Phát biểu cảm nghĩ, nhận xét về đối tượng đó.

Văn bản tự sự

Nói lên cảm nghĩ, tâm sự hay nhận xét về con người, cảnh vật, tác phẩm văn học, tác giả…. Loại văn bản này thường khó viết và yêu cầu bố cục, cách trình bày và câu chữ hơn văn bản miêu tả.

Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc cần phân tích.

Phần thân bài: Mô tả chi tiết diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật.

Phần kết bài: Sử dụng khoảng 2 đoạn để kết thúc câu chuyện.

Kết luận: Việc hiểu rõ rõ và nắm vững bố cục của văn bản sẽ giúp các bạn dễ dàng làm các bài văn phân tích theo đúng yêu cầu mà thầy cô đã đề ra.

Xuất Nhập Cảnh Là Gì

Khái niệm xuất nhập cảnh là gì

Xuất cảnh là việc ra khỏi lãnh thổ đất nước Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Còn nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu của Việt Nam.

Xuất nhập cảnh tiếng Anh là gì

Xuất cảnh tiếng Anh là gì

Xuất cảnh trong tiếng Anh là: Exit of a country. Exit of a country với nghĩa phổ thông là ra khỏi đất nước.

– Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm 1 trong các loại sau : Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu phổ thông, Giấy thông hành.

– Hộ chiếu: Loại có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử, được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Loại hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam khi chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.

– Các thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung, Họ, chữ đệm &tên , ngày, tháng, năm sinh. Giới tính, quốc tịch, số ký hiệu. Mã Số của giấy tờ xuất nhập cảnh, ngày tháng – năm cấp giấy. Cơ quan cấp giấy, ngày- tháng- năm hết hạn sử dụng. Số định danh cá nhân (hoặc số CMND), chức vụ hoặc chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Quy định về thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh

– Đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm cho đến 05 năm,. Có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

– Đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn của được quy định như sau:

+ Hộ chiếu được cấp cho những người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.

+ Hộ chiếu cấp cho người chưa đủ 14 tuổi, sẽ có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.

+ Hộ chiếu cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và cũng không được gia hạn.

– Thời hạn giấy thông hành là quá 12 tháng, và không được gia hạn.

Những quy định mới trong luật Xuất cảnh – Nhập cảnh ( XCNC)

– Khi công dân Việt Nam có thẻ căn cước công dân (CCCD). Thì có quyền lựa chọn bất kỳ cơ quan cấp hộ chiếu nào gần nhất và thuận lợi nhất trong cả nước để làm. Trước đây việc làm hộ chiếu lần đầu, mọi người đều phải về địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn để làm. Bởi vì trong thẻ CCCD, sẽ được mã hóa và đưa vào hệ thống thông tin dữ liệu của Bộ Công an. Từ ” Chìa Khóa” này sẽ giúp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tra cứu thông tin của người đó trên hệ thống dữ liệu chung quốc gia.

– Theo Luật XCNC của công dân Việt Nam với người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần 2 trở đi sẽ được lựa chọn nơi làm thủ tục cấp hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc công an địa phương nơi thuận tiện nhất. Trước đây, khi hộ chiếu hết hạn 1 ngày, người thì dân bắt buộc phải về công an địa phương, nơi thường trú để nộp hồ sơ. Khi còn hạn hơn 1 ngày thì có thể nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

– Điểm mới của Luật XCNC của công dân Việt Nam là người đủ 14 tuổi trở lên được cấp hộ chiếu có thời hạn 10 năm và dưới 14 tuổi có thời hạn 5 năm. Tất cả hộ chiếu được cấp riêng và trẻ dưới 9 tuổi không cần phải ghép chung với hộ chiếu của cha mẹ như trước đây. Đây là điều thuận lợi cho các công dân có con dưới 9 tuổi.

– Luật XCNC của công dân Việt Nam cũng quy định: công dân Việt Nam bị mất hộ chiếu khi đang ở nước ngoài sẽ được cấp mới hộ chiếu trong vòng 2 ngày. Trước đây, trong trường hợp này công dân sẽ được cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại cấp giấy thông hành. Tuy nhiên với giấy này sẽ rất khó để có thể tiếp tục du lịch đến một quốc gia khác.

Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì?

Khái niệm chung nhất về thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu như sau:

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu ở một quốc gia và trong quan hệ thương mại quốc tế.

Cần lưu ý thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chỉ đánh trên các loại hàng hóa, không đánh trên dịch vụ (vì dịch vụ không xuất khẩu được và nếu có cũng rất khó kiểm soát nên nhà nước chỉ quy định loại thuế này đánh trên hàng hóa).

Thuế nhập khẩu là loại thuế do Nhà nước Việt Nam quy định, áp dụng cho những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

1.2. Thuế nhập khẩu là gì?

Đây cũng là một loại thuế do nhà nước Nhà quy định, áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập khẩu vào quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

2. Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu

– Thuế xuất nhập khẩu có tác động đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, do đó tạo nên sự tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa và đơn vị có sử dụng hàng hóa xuất khẩu.

– Thuế xuất nhập khẩu được tổ chức thu một lần ở ngay khâu xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm quản lý tập trung.

– Thuế xuất nhập khẩu có ý nghĩa lớn, giữa thuế xuất nhập khẩu và chính sách thương mại của một quốc gia, nhóm quốc gia có tác động qua lại lẫn nhau.

Đây cũng là một khía cạnh cần quan tâm tìm hiểu khi tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu là gì. Mỗi một loại thuế được ban hành đều có mục đích và ý nghĩa nhất định cho nên thuế xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là đóng góp cho ngân sách nhà nước mà còn có những vai trò khác như sau: – Thuế xuất nhập khẩu là một công cụ để nhà nước kiểm soát hoạt động ngoại thương (hoạt động thương mại quốc tế luôn phải thông qua thủ tục hải quan và phải thực hiện nghĩa vụ thuế tại thủ tục hải quan). – Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần kiểm soát và điều tiết hàng hóa nhập khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại, điều tiết cung cầu hàng hóa trong xã hội và tiết kiệm nguồn ngoại tệ, hạn chế các tình trạng xuất siêu hoặc nhập siêu.

– Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần hạn chế những hàng hóa mà nhà nước không muốn xuất khẩu hoặc không muốn nhập khẩu.

4. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì đối tượng chịu thuế bao gồm:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối”.

Điều kiện để hàng hóa được coi là xuất nhập khẩu phải đáp ứng như sau:

+ Thứ nhất, phải được cơ quan nhà nước cho phép hàng hóa đó xuất nhập khẩu.

+ Thứ hai, hàng hóa đó thực tế có xuất nhập khẩu.

“4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu”

5. Người nộp thuế

– Đối tượng nộp thuế: là tất cả các cá nhân, tổ chức có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu.

– Đối tượng được ủy quyền: là các tổ chức tham gia làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu và tín dụng, bưu điện,…

6. Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì tùy từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu thì có những phương pháp tính thuế khác nhau. Có hai phương pháp để tính thuế xuất nhập khẩu là phương pháp tính thuế theo tỉ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

6.1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp này được thực hiện đối với hàng hóa áp dụng thuế suất phần trăm. Cách tính thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

“Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế”

Cụ thể ta có công thức sau:

Thuế xuất khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trên tờ khai HQ × Đơn giá tính thuế× Thuế suất× Tỷ giá

Thuế nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trên tờ khai HQ × Đơn giá tính thuế × Thuế suất × Tỷ giá.

– Đơn giá tính thuế chính là đơn giá tính theo các hình thức sau:

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Giá FOB (cảng biển) Giá DAF (ga tàu)

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá CIF Giá CFR

– Thuế suất có các mức theo khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

+ Thuế suất thông thường (áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước, vùng lãnh thổ chưa thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu Việt Nam)

+ Thuế suất ưu đãi (thuế này áp dụng với các hàng hóa xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam)

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam)

6.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Cách tính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

” Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế “

Ta có công thức cụ thể như sau:

Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan× Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.