Ý Nghĩa Của Văn Bản Ếch Ngồi Đáy Giếng / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ý Nghĩa Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng

Ý nghĩa câu truyện Ếch ngồi đáy giếng ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa mà câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng muốn gửi gắm tới chúng ta

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng có nhiều ý nghĩa, Đọc tài liệu sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những bài học và ý nghĩa mà câu truyện muốn mang đến cho người đọc

Ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng

– Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

– Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.

– Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị.

Văn mẫu ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện hài hước, châm biếm, nói bóng nói gió nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống của con người. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Mượn hình ảnh một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống cạn của con người hiện nay. Đây là câu chuyện được lưu truyền từ nước này sang nước khác, có giá trị rất sâu sắc.

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng và sau khi bước ra ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Đó là hai cách sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất, thành bài học quý giá cho những ai có cách nhìn phiến diện, không chịu mở mang bản thân và mở mang suy nghĩ của mình ra bên ngoài.

“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Ý nghĩa Ếch ngồi đáy giếng vô cùng sâu sắc và nó để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.

Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giêng như vậy. Khi sống một mình dưới giếng, ếch nhìn trời thật bé nhỏ, chỉ “bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chua tể”. Thái độ nghênh ngang, coi thường mọi vật xung quanh đã phần nào đánh giá thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận như vậy. CHính điều kiện sống đã khiến cho chú ếch có lối sống và suy nghĩ quá lạc hậu.

Tuy nhiên tình huống vào một năm mua to gió lớn, nước giếng dâng cao khiến cho chú ếch phải trôi ra ngoài. Cuộc sống lúc bấy giờ mới khiến chú ếch hoang mang. Nhưng vì giữ thói quen và lối suy nghĩ thiển cận ở dưới đáy giếng quá lâu nên chú ếch vẫn huênh hoang và không xem ai ra gì. Chú vẫn khư khư giữ cái suy nghĩ lạc hậu đó nên đã dẫn đến kết cục thê thảm: bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Như vậy chỉ với vài tình huống truyện như vậy nhưng phần nào đã gợi nhắc và thức tỉnh những người đang có lối sống thu hẹp bản thân; sống không quan tâm đến những người xung quanh. Khi chúng ta chỉ ở một mình, chúng ta thấy mình là nhất, là số 1 và không xem ai ra gì. Nhưng khi cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu, cần phải hòa nhập, cần phải hòa đồng thì lối sống kia không còn phù hợp nữa. Khi đó buộc chúng ta cần phải sống thoáng, biết nhìn nhận sự vật sự việc xung quanh. Đánh giá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.

Thế giới con người cũng như vậy, khi chúng ta đủ lông đủ cánh bay nhảy thì chúng ta cần phải biết nhìn nhận mọi thứ một cách đa chiều để không bị bỏ lại phía sau. Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cách nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở nên lạc hậu và bị đẩy lùi phía sau.

Câu chuyện ngụ ngôn này lên án, phê phán những người luôn coi mình là nhất, không xem ai ra gì. Chắc chắn tương lai của họ sẽ không mấy tốt đẹp gì. Nếu nhận ra những điều này sớm thì cần thiết phải sữa chữa để giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

Chúng ta cần phải học tập ở người khác nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để trau dồi thêm vốn sống của mình. Đây là điều cần thiết mà câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn nhắn gửi đến cho mọi người.

Giangdh (Tổng hợp)

✅ Ếch Ngồi Đáy Giếng

I. Đôi nét về tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng

1. Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “như một vị chúa tể”): Ếch khi ở trong giếng

– Phần 2 (còn lại): Ếch khi ra ngoài giếng

3. Giá trị nội dung

Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo

4. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi

– Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người

– Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên

– Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo

II. Phân tích văn bản Ếch ngồi đáy giếng

I. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

– Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài 1. Ếch khi ở trong giếng

– Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ

– Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể

→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang

2. Ếch khi ra khỏi giếng

– Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ

– Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp

– Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp

→ Chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt

3. Bài học rút ra

– Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.

– Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.

– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.

– Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo

+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

– Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…

Ếch Ngồi Đáy Giếng Echngoidaygiengnv6 Ppt

6A-THCS Vinh QuangI. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKb, Từ ngữ II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng BT: Sự khác nhau giữa truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn là gì ? A, Phương thức biểu đạt B, Loại truyện dân gian C, Mục đích sáng tác Đáp án : C2. Tính cách – Kiêu ngạo , chủ quan ….Quen thói cũ , ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp . Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp Ta có câu truyện như sau:Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ . Xung quanh nó chỉ có vài con nhái , cua , ốc bé nhỏ . Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ . ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể . Một năm nọ , trời mưa to làm nước tong giếng dềnh lên , tràn bờ , đưa ếch ta ra ngoài .I. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKb, Từ ngữ II. Tìm hiểu văn bản 1. Môi trường sống của ếch – Chật hẹp tù túngI. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKA, ếch ngồi đáy giếng I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học – Phê phán người hiểu biết hạn hẹp – Không chủ quan , coi thường người khác – Phải mở rộng tầm hiểu biết Bài tập: ếch bị trâu giẫm bẹp vì lí do gì ? A. Do môi trường sống rộng lớn và lạ lẫm B. Do không chú ý đến xung quanh , chỉ nhâng nháo nhìn trời C. Nguyên nhân khách quan và chủ quan Đáp án: C4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan Bài tập: ý nghĩa các bài học trên là gì ? A, Phê phán tính chủ quan , kiêu ngạo B, Thể hiện niềm tin những kể chủ quan , kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt C, Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp , mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp và chủ quan Đáp án : CI. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học * Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập Bài tập trắc nghiệmMục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ? a, Tạo tiếng cười nhẹ nhàng giải trí b, Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng c, Tạo tiếng cười nhẹ nhàng phê phán d, Bóng gió khuyên nhủ , răn dạy bài học trong cuộc sống 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Đáp án: D2. Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn ? A . Con người B . Con vật C . Đồ vật D . Cả ba đối tượng 3. Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì ? A . ẩn dụ và kịch tính B. Lãng mạn C. Gắn với hiện thực D. Tưởng tượng kì ảo * Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Đáp án : DĐáp án: C– Tập kể diễn cảm truyện – Học ghi nhớ – soạn văn bản : “Thầy bói xem voi , đeo nhạc cho mèo“* Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Dặn dò6A-THCS Vinh QuangCảm ơn các thầy cô đã về dự tiết học hôm nay

Tóm Tắt Truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng lớp 6

Đề bài: Em hãy kể tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng lớp 6

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 1

Ếch sống lâu ngày trong giếng, xung quanh nó chỉ có nhái và ốc mà chúng lại sợ cái tiếng kêu “ộp… ộp…” của ếch, làm cho ếch ta hoang tưởng rằng mình là chúa tể của của bầu trời này.

Nó cho rằng mình là chúa tể của thiên hạ mà không biết rằng mình chỉ là một loài động vật bé nhỏ, ngoài kia có biết bao là những động vật lớn hơn nó. Nó biết một mà chẳng biết mười, nó biết trong đây mình là kẻ oai vệ và to lớn nhất mà chẳng biết rằng ngoài kia có hơn mười kẻ to lớn hơn nó, sẵn sàng có thể giẫm đạp hay xẻ thịt nó ra làm thức ăn.

Mãi đến năm trời mưa to như trút nước, đưa ếch ta ra ngoài giếng. Ếch ta quen thói cũ đi hênh hang ở trong cái giếng gần cạn nước, lúc lên bờ cũng đi lại như vậy ở ngoài đường. Sau cùng thì nhận lại cái kết là có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp mà chết.

Câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” dạy con người ta phải có hiểu biết rộng, không được khinh thường người khác nếu không sẽ nhận lại kết cục giống như con ếch hênh hang kia.

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 2

Trong một cái giếng, có một con ếch sống lâu ngày trong đó. Ở cái giếng đó chỉ có nhái, cua, ốc và chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Bởi thế mà Ếch nghĩ mình là chúa tể và coi cái thế giới bên ngoài bé như cái miệng giếng vậy, nó ra oai.

Cho đến một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng lên đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ khi còn sống trong giếng, ếch ta đi nghênh ngang đi lại giữa đường liền bị một con trâu đi ngang giẫm bẹp.

Qua câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhân dân ta gửi đến sự phê phán cho các kẻ thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết hạn hẹp, coi trời bằng vung giống như ếch coi trời bằng cái miệng giếng.

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 3

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.

Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 4

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung.

Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 5

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng Mẫu 6

Trong một cái giếng, có một con ếch sống lâu ngày trong đó. Ở cái giếng đó chỉ có nhái, cua, ốc và chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Bởi thế mà Ếch nghĩ mình là chúa tể và coi cái thế giới bên ngoài bé như cái miệng giếng vậy, nó ra oai. Cho đến một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng lên đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ khi còn sống trong giếng, ếch ta đi nghênh ngang đi lại giữa đường liền bị một con trâu đi ngang giẫm bẹp. Qua câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhân dân ta gửi đến sự phê phán cho các kẻ thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết hạn hẹp, coi trời bằng vung giống như ếch coi trời bằng cái miệng giếng.

Bài tập Ngữ văn 6 – Ếch ngồi đáy giếng