Ý Nghĩa Của Văn Bản Thạch Sanh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích vốn dĩ rất quen thuộc đối với mọi người, song không vì vậy mà nó mất đi sức hút cho riêng mình. Sự hấp dẫn của nó bắt nguồn từ sự giản dị, thân quen, khiến ta mỗi lần đọc là một lần bước chân vào thế giới huyền thoại khác nhau, kì bí lại phong phú. Thạch sanh là một câu chuyện như vậy. Cũng theo mô típ quen thuộc, song lại có những ý nghĩa hoàn toàn khác biệt so với những câu chuyện cổ tích khác.

Tóm lược tác phẩm Thạch Sanh

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lý Thông – một người hàng rượu – thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lý Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lý Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lý Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lý Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Ý nghĩa tác phẩm Thạch Sanh

Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ

Khác hoàn toàn với các kiểu nhân vật khác, đây là kiểu nhân vật có sức mạnh to lớn vượt khỏi khả năng của người thường, trí mạo anh dũng đều hội tủ đủ ở nhân vật này, đôi khi là đại diện cho các thế lực siêu nhiên. Thạch Sanh được xây dựng với hình tượng của một vị anh hùng tài giỏi, sẵn sàng nghênh chiến với các thế lực thù địch lớn mạnh hơn mình rất nhiều. Thạch Sanh tài giỏi không chỉ giết chết Chằn tinh hung ác, cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề khỏi đại bàng quái vật, tha thứ cho mẹ con Lý Thông sau bao lần lừa gạt, hại chết chàng.

Từ đó ta có thể thấy được người dân mong muốn có một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những hiểm nguy trong cuộc sống, bởi bản thân những người dân không đủ sức mạnh để đánh bại những điều xấu xa trong cuộc sống, họ khát khao xuất hiện một người anh dũng song toàn, không ngại hiểm nguy, lại có tấm lòng nhân hậu giúp họ yên tâm làm việc. Truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu ngợi ca những chiến công rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người anh hùng dân gian. Hình tượng Thạch Sanh tượng trưng cho công lý được thực thi, thể hiện mong muốn được bảo vệ đất nước và những người dân nhỏ bé.

Khắc họa hiện thực chân thật

Điều làm nên giá trị của một tác phẩm nằm ở giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị nhân đạo trong truyện cổ tích thì rất nhiều người đã được biết đến, từng câu chuyện cổ tích đều gửi gắm thông điệp “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Song không nhiều người chú ý đến giá trị hiện thực trong những tác phẩm đầy yếu tố kì ảo này.

Thạch Sanh đã rất khéo léo đan cài những tình tiết hiện thực trong những yếu tố thần linh. Đó là một hiện thực bất công và nhẫn tâm. Khi những kẻ ác ngang nhiên lợi dụng người khác để chuộc lợi. Lý thông đã năm lần bảy lượt hãm hại Thạch Sanh, không hề quan tâm đến sự sống chết của chàng. Sự tàn ác của Lý Thông không còn chỉ đơn thuần xuất phát từ sự sợ hãi vì phải đi canh chằn tinh, mà được nâng lên là bắt nguồn từ tính tham lam những thứ không thuộc về mình. Vì những lợi ích cá nhân, hắn ta sẵn sàng bán đứng người thân của mình, không từ thủ đoạn. Điều đáng nói nhất là sự tinh vi trong thủ đoạn của Lý Thông, thể hiện sư xảo quyệt của con người này. Trong khi đấy, xã hội lại dung túng cho những kẻ như vậy tồn tại, không quan tâm đến sự thật là những người tốt, tài giỏi đang bị chèn ép. Đó chính là hiện thực ta có thể thấy trong tác phẩm Thạch Sanh.

Tư tưởng nhân nghĩa yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam

Tư tưởng này được thể hiện qua hình tượng niêu cơm thần của Thạch Sanh và kết tác phẩm.

Khi tất cả quân của 18 nước cùng với chư hầu kéo sang, Thạch Sanh đã nhanh chóng gảy đàn cho chúng nghe. Trước khi ra về, Thạch Sanh còn chiêu đãi thêm món niêu cơm thơm ngon cho bọn chúng ăn. Điểm kỳ lạ là cứ xới hết thì niêu cơm lại đầy, không có dấu hiệu vơi đi.

Hình ảnh niêu cơm thần trong câu chuyện dân gian này mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh. Mà những ý nghĩa ấy được người dân Việt dùng để ứng dụng trong cuộc sống về sau này rất nhiều. Thay vì sử dụng vũ lực để chống vũ lực, Thạch Sanh đã dùng tới trí thông minh của mình để thu phục quân thù. Điều đó thể hiện một tư tưởng ưa chuộng hoà bình, yêu nước, nhân nghĩa của toàn thể nhân dân ta.

Qua hình ảnh chi tiết này, tác giả còn phản ánh mơ ước, mong muốn của toàn thể nhân dân ta về một cuộc sống ấm no hạnh phúc và dân giàu nước mạnh. Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người.

Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng. Đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu thương con người sâu sắc của nhân dân ta, khi để Thạch Sanh tha cho mẹ con Lý Thông. Điều này khẳng định sự khoan dung độ lượng là một trong những đức tính của vị anh hùng thật sự.

Truyện Thạch Sanh tuy gần gũi, song không phải ai cũng đủ tự tin rằng mình đã hiểu được hết tác phẩm này. Vì vậy hãy đọc và ngẫm nghĩ những tầng nghĩa trong tác phẩm rất hay này.

Thảo Nguyên

Tóm Tắt Truyện Thạch Sanh, Nêu Ý Nghĩa Truyện

Gửi đến các em học sinh lớp 6 bài tóm tắt truyện Thạch Sanh và ý nghĩa của truyện cổ tích vô cùng nổi tiếng này. Chú ý đón đọc nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn bài học ngày hôm nay.

Tóm tắt truyện Thạch Sanh, ý nghĩa truyện

Truyện Thạch Sanh có 3 đoạn được chia cụ thể như sau:

– Đoạn 1 (Từ đầu truyện cho đến … mọi phép thần thông): cậu bé Thạch Sanh ra đời và trưởng thành.

– Đoạn 2 (tiếp theo cho đến … bị bắt hạ ngục): vượt qua khó khăn Thạch Sanh liên tiếp lập chiến công.

– Đoạn 3 (phần còn lại): tố cáo tội ác của Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên quân chư hầu đang có ý định tấn công.

2. Sự khác biệt giữa Thạch Sanh và Lí Thông

Theo dõi bảng bên dưới để hiểu hơn về sự đối lập trong tính cách và hành động của 2 nhân vật chính trong truyện Thạch Sanh và Lí Thông.

Hành động

– Giết chằn tinh giúp dân làng thoát nạn.

– Giết đại bàng, vào hang đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề

– Đẩy lui quân của 18 nước chư hầu nhưng vẫn hòa bình, yê n ấm

– Cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh nhằm đoạt công trạng.

– Cướp công cứu công chúa, lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang hòng giết hại Thạch Sanh

3. Bài tóm tắt truyện Thạch Sanh tham khảo

Ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo, tốt bụng mà mãi vẫn chưa có con, thương tình Ngọc Hoàng phái con trai xuống đầu thai làm con của họ. Hai vợ chồng mất sớm, chỉ còn lại Thạch Sanh kiếm sống bằng nghề hái củi.

Người hàng rượu tên là Lí Thông vờ kết nghĩa Thạch Sanh với mục đích xấu. Đến năm Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh, Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Nhưng Thạch Sanh với sức khỏe và tài nghệ đã giết được chằn tinh, thấy vậy Lí Thông dùng lời ngon ngọt dụ dỗ Thạch Sanh bỏ trốn còn hắn mang đầu chằn tình đi lãnh thưởng và được phong làm chức làm Quận công.

Công chúa đến tuổi cập kê, nhưng lại bị đại bàng khổng lồ bắt. Thạch Sanh thấy vậy liền giương cung bắn đại bàng bị thương, Thạch Sanh lần theo đến nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua ra lệnh Lí Thông phải giải cứu công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu nước công chúa. Lại một lần nữa Lí Thông tìm đến Thạch Sanh. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, Lí Thông băng cướp công chúa và nhốt Thạch Sanh dưới hang.

Trong hang động, Thạch Sanh giải cứu được con vua Thủy Tề nên được vừa mời xuống thủy cung, vua Thủy Tề tặng thưởng nhưng chàng chỉ xin 1 cây đàn.

Thạch Sanh lấy công chúa, các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh dùng tiếng đàn làm cho quân địch phải đầu hàng. Dùng niêu cơm chiêu đãi quân địch khiến họ thán phục và rút quân. Cuối cùng vua cha truyền ngôi cho Thạch Sanh.

3. Ý nghĩa truyện Thạch Sanh

– Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện cổ tích.

– Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng.

– Những kẻ tham lam, ích kỉ, lợi dụng người khác chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả.

Kể Truyện Thạch Sanh Bằng Lời Văn Của Em

Truyện cổ tích Thạch Sanh vốn rất quen thuộc với tuổi thơ mỗi người. Khi đọc truyện thì ở mỗi cá nhân sẽ có những ấn tượng, cảm nhận riêng về các nhân vật cũng như tình tiết, ý nghĩa của câu chuyện. Do đó việc kể lại truyện bằng chính lời văn của mình sẽ thể hiện sâu sắc hơn ý nghĩ của bản thân đối với truyện.

Kể truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em

Ông bà ta từ xa xưa đã truyền tai nhau câu nói: “Ở hiền gặp lành”. Thật đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Một điển hình đó là câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, nó mang đậm tính nhân văn, đạo lí làm người. Em luôn ấn tượng và cảm tình về câu chuyện, đặc biệt là chàng Thạch Sanh.

Ngày xưa trong một ngôi làng tại quận Cao Bình có đôi vợ chồng nghèo khó sống qua ngày bằng công việc lên rừng đốn củi đổi lấy gạo. Với tính cách hiền lành, thật thà luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh, nhưng lạ thay mãi mà họ vẫn chưa có một đứa con. Thấy thế Ngọc Hoàng thương cảm bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con cho gia đình đó. Người vợ mang thai không được bao lâu thì người chồng qua đời, rồi người vợ cũng theo chồng mình từ giã cõi đời chỉ sau một thời gian ngắn sinh con. Cậu bé sống trong một túp lều cũ bên gốc đa, mồ côi cha mẹ nên mọi người gọi là Thạch Sanh. Mỗi ngày cậu bé đều dùng chiếc lưỡi búa của cha để lại lên rừng đốn củi kiếm sống.

Một ngày nọ, Lý Thông – chàng trai con nhà cất rượu đã ghé qua gốc đa nghỉ mát thì gặp Thạch Sanh, thấy chàng khỏe mạnh, chăm chỉ nên Lý Thông đã nảy sinh mưu đồ lợi dụng. Hắn muốn kết nghĩa anh em và Thạch Sanh cảm động vì được quan tâm nên đã đồng ý theo hắn ta về nhà. Một con Chằn tinh hung ác ăn thịt người, có phép lạ lúc bấy giờ xuất hiện trong làng khiến ai cũng khiếp sợ. Mỗi năm đều đặn phải khấn cho nó một mạng để có thể sống yên ổn qua ngày. Lần này đến lượt Lý Thông nạp mình, hai mẹ con hắn đã mưu kế lừa Thạch Sanh đến thay mình. Tuy nhiên con Chằn tinh đã bị hạ gục, hiện hình là một con trăn lớn nhờ vào sức mạnh của chàng cùng vũ khí là chiếc búa. Thạch Sanh trở về đem theo bộ cung bằng vàng của con yêu quái đó. Không dừng lại ở đây, Lý Thông tiếp tục lừa gạt Thạch Sanh rồi đến tâu vua mình đã hạ thủ Chằn Tinh nên đã được phong làm đô đốc.

Dù đã đến tuổi lấy chồng mà công chúa mãi chưa tìm thấy chàng trai vừa ý. Thế là nhà vua bèn tổ chức một ngày hội lớn, cơ hội cho các hoàng tử nước láng giềng và con trai trong thiên hạ đến, công chúa sẽ từ trên lầu cao ném quả cầu may, ai nhặt được thì vua sẽ gả công chúa cho người đó. Con Đại bàng – một con yêu tinh trên núi tình cờ bay qua và mang theo công chúa đi. Ngồi dưới gốc đa Thạch Sanh đã nhìn thấy lần theo được tới chỗ ở của quái vật qua vết máu khi chàng bắn vào con quái vật.

Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, hứa sẽ gả cho hắn và truyền ngôi. Thế là hắn bèn tìm đến Thạch Sanh nhờ giúp đỡ. Khi công chúa được Thạch Sanh giải cứu an toàn thì Lý Thông dở trò, nhốt luôn chàng ở trong hang. Con Đại bàng cũng bị tiêu giệt sau một trận đánh kịch liệt, cùng lúc đó chàng đã tìm thấy và cứu thoát con trai của Vua Thủy. Thạch Sanh được vua ban ơn cho rất nhiều vàng ngọc nhưng chàng chỉ xin lấy cây đàn thần rồi trở lại gốc đa. Vì oán hận nên hôn của chằng tinh và đại bàng đã quay lại trả thù khiến Thạch Sanh bị bắt vào ngục.

Từ khi được cứu trở về thì công chúa không nói cũng chẳng cười khiến nhà vua lo lắng. Khi tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên đã hóa giải, giúp công chúa trở lại bình thường. Nhà vua lúc này đã biết được hết sự thật về công lao của Thạch Sanh và bộ mặt tàn ác của mẹ con Lý Thông. Vua cho chàng xử tội nhưng chàng đã tha cho hai mẹ con nhà Lý Thông quay về làm ăn. Quả nhiên trên đường trở về họ đã bị sét đánh chết. Về sau vì không có con nên vua đã truyền lại ngôi cho Thạch Sanh.

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn Bản Thạch Sanh Ngữ Văn 6

Thạch Sanh sớm mổ côi cả cha lẫn mẹ. Chàng sống lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa của cha để lại. 

Thấy Thạch Sanh “khoẻ như voi”, Lí Thông gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh nhận lời đến ở chung với mẹ con Lí Thông.

Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, có phép lạ. Hằng năm dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Đến lưọt Lí Thông nộp mình. Hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh để chàng trốn đi rồi đem đầu chằn tinh nộp cho vua, và được phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh bắn nó bị thương và theo dấu máu, chàng biết được chỗ ở của đại bàng. Vua sai Lí Thông tìm công chúa, hứa sẽ gả con và truyền ngôi. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giúp rồi lại lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng và cứu thái tử con vua Thuỷ Tể bị nhốt trong cũi ở cuối hang rồi xuống chơi thuỷ phủ. Chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn và trở về gốc đa.

Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh để chàng bị bắt hạ ngục. Khi nghe thấy tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa đã khỏi câm. Nghe Thạch Sanh kể lại mọi chuyện, vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông;. Chàng tha cho họ nhưng dọc đường về hai mẹ con bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, quân 18 nước xin hàng. Thạch Sanh nấu một niêu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, nhưng ăn mãi không hết, họ kính phục Thạch Sanh và rút quân về nước.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh khác thường ở chỗ :

+ Bố mẹ già mới sinh Thạch Sanh.

+ Chàng là Thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai.

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.

+ Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.

-Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn làm cho nhân vật lí tưởng thêm kì lạ và đẹp đẽ. Nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sẽ là người lập được chiến công lớn,

2.- Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách :

+ Đi canh miếu và giết chết chằn tinh ;

+ Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang ;

+ Bị bắt hạ ngục do hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.

-Qua những thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, sự khoan dung, đặc biệt là lòng dũng cảm và tài năng (đánh nhau, tiêu diệt được chằn tinh và đại bàng có nhiều phép lạ).

3.Sự đối lập của Thạch Sanh và Lí Thông rất rõ rệt trong truyện :

Thạch Sanh vô tư Lí Thông vụ lợi (Lí Thông thấy Thạch Sanh khoẻ, hắn nghĩ: “Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”).

Thạch Sanh thật thà Lí Thông xảo trá, lừa lọc (Lí Thông lừa bảo đi canh miếu Lí Thông lừa, bảo chằn tinh là do vua nuôi).

Thạch Sanh vị tha Lí Thông độc ác (Lí Thông sai lấp cửa hang).

Đây là sự đối lập giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà.

4*.- Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn :

Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lí Thông. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí.

Tiếng đàn làm cho quân sĩ mười tám nước chư hầu xin hàng. Nó tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

-Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm : Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người cũng không thể ăn hết được. Niêu cơm đãi quân sĩ thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.

5.Kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện sự công bằng : Những kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá đến đâu cũng sẽ bị trừng trị; còn người hiền lành tốt bụng sẽ được sung sướng, hạnh phúc. Đây là cách kết thúc phổ biến của các truyện cổ tích. Ví dụ như truyện Sọ Dừa, Cây bút thần, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám,…

-Thạch Sanh bên túp lều dưới gốc đa. Có thể chọn chi tiết.này vì nó thể hiện được hoàn cảnh sống của Thạch Sanh : lủi thủi, mồ côi và đơn độc. Bức tranh này có thể đặt tên : Túp lều Thạch Sanh.

-Thạch Sanh diệt chằn tinh hoặc Thạch Sanh diệt đại bàng. Có thể chọn một trong hai chi tiết này vì nó thể hiện được lòng dũng cảm và trí thông minh của Thạch Sanh. Với các bức tranh này , có thể đặt tên : Dũng sĩ Thạch Sanh.

2.Để có thể kể diễn cảm truyện này, cần kể đúng thứ tự các chi tiết ; đồng thời thể hiện rõ lời kể và ngôi kể.

Thật khó có thể tìm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam một tác phẩm vừa lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật và chặt chẽ, hoàn chỉnh về kết cấu nghệ thuật như truyện Thạch Sanh.

ở đây vừa có đấu tranh thiên nhiên chống các loài ác thú (ở trên trời “đại bàng”, ở mặt đất “chằn tinh”, trong hang động “hồ tinh”), vừa có đấu tranh giai cấp trong xã hội (giữa Thạch Sanh và Lí Thông) ; lại có cả đấu tranh dân tộc chống ngoại xâm ( với quân “mười tám nước chư hầu”) và đấu tranh cho tình yêu đôi lứa (giữa Thạch Sanh và công chúa).

Trong truyện cổ tích nói riêng cũng như truyện cổ dân gian nói chung của nước ta, có rất nhiều những nhân vật độc đáo và tiêu biểu về mặt này hay mặt khác cho trí tuệ, tài năng, tâm hồn, phẩm chất của con người Việt Nam trong những địa phương và những thời kì khác nhau của lịch sử dân tộc (Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Chử Đổng Tử, Mị Châu, nàng Tô Thị, vợ chàng Trương, cô Tấm…). Nhưng có lẽ không nhân vật nào có nhiều mặt hoạt động rộng lớn, nhiều chiến công, nhiều loại kẻ thù và nhiều tài năng, phẩm chất cao đẹp như Thạch Sanh. Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con người đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất.