Ý Nghĩa Luật Im Lặng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

3 Trường Hợp Im Lặng Là Đồng Ý Theo Luật

Thường thì im lặng có nghĩa là đồng ý tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có 03 trường hợp im lặng là đồng ý phổ biến sau đây:

1. Trong giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên (khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Còn lại, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Lưu ý, trong thực tiễn xét xử, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:

– Bên nhận đề nghị giao kết im lặng nhưng đã thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng;

– Biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không có phản đối;

– Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

2. Khi đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Theo Điều 28 Nghị định 05/2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

Nếu nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

Trường hợp không có ý kiến gì thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

Như vậy, nếu sau 15 ngày gửi hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội im lặng, không có ý kiến gì thì nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.

3. Trong các thủ tục hành chính về đầu tư

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định, quá thời hạn mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình (khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2015).

Cụ thể như, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền được gửi hồ sơ để lấy ý kiến phải có ý kiến về những nội dung điều chỉnh của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1 Điều 34 Nghị định 118/2015).

Quá thời hạn trên mà các cơ quan không có ý kiến thì được coi là đồng ý với nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình.

Luật Im Lặng Của Mafia

PV: Các anh có thể giới thiệu qua về đội hình hiện tại của ban nhạc được không?

Guitarist Duy Tân: Hiện tại thì ban nhạc đã ổn định với đội hình gồm có 5 thành viên gồm: drumer Hồng Ân, bassist Đình An, guitarist Thanh Hoàng, vocalist Toàn và cuối cùng là mình Duy Tân.

Guitarist Duy Tân: Omerta là một từ tiếng Ý, có nghĩa là Luật Im lặng của Mafia. Tất nhiên khi đặt tên cho ban nhạc thì nó phải có một nghĩa nào đó và Omerta cũng chính là cảm hứng chủ đạo cho các tác phẩm của ban nhạc.

PV: Các anh có thể kể một chút về quá trình hình thành Omerta?

Guitarist Duy Tân: Thực ra ban nhạc được hình thành cũng khá lâu rồi, nhưng  lúc đó còn thiếu thành viên và gặp nhiều khó khăn, đã có lúc gần như tan rã vì những khúc mắc. Tuy nhiên, có lẽ cái duyên với âm nhạc chưa hết được nên mọi chuyện được giải quyết và sau đó ban nhạc lại tiếp tục. Sau một thời gian, có những thành viên rời ban, phải rất lâu sau thì ban nhạc mới tìm được thành viên để tiếp tục nuôi đam mê. Và, bây giờ thì ban nhạc đã khá ổn định, Omerta trở lại hoạt động cũng được 3 tháng rồi.

Gần đây ban nhạc cũng có tham gia một số chương trình như show 29 -11,  Dark Night và một số show nhỏ khác.

PV: Chơi nhạc cũng đã được một thời gian, các anh có  thể kể về những kỉ niệm mà các anh đã có?

Guitarist Thanh Hoàng: Lần đầu tiên bước lên sân khấu, không hiểu sao mà run không chịu được (cười), cảm giác hoàn toàn khác với lúc tập. Chẳng nghe được người nào đánh như thế nào, chỉ nghe được mỗi mình mình, nên thành ra run run. Show đầu tiên ban nhạc chơi không được tốt lắm, phải đến những show sau đó thì ban nhạc mới dần quen và chơi tốt hơn. Cảm giác được nhìn khán giả phía dưới thật sự rất tuyệt. Ngày xưa, mình đứng ở vị trí đó để thưởng thức, nhưng giờ thì mình được đứng trên sân khấu để cho người khác thưởng thức, điều đó quả là rất thú vị.

PV: Omerta có gặp nhiều khó khăn khi chơi nhạc?

Guitarist Thanh Hoàng: Tất nhiên là bất cứ ban nhạc nào cũng gặp khó khăn, chẳng hạn như khó khăn trong việc tìm  thành viên –  một vấn đề nan giải. Để tìm một thành viên chơi tốt và ăn ý với ban nhạc  thì không dễ chút nào. Sau đó là tìm phòng tập, nhạc cụ. Ngoài ra, chơi nhạc chỉ vì đam mê, các thành viên trong ban nhạc còn phải đi học và đi làm, việc  sắp xếp lịch để không bị trùng cũng khó. Có lúc mọi người phải cúp học, nghỉ làm để tập nhạc và đi diễn. Nhiều khi cũng rất mệt mỏi, nhưng nhờ có drumer chơi khá tốt, tạo cho mọi người một chỗ dựa,  nhờ thế mà kĩ năng chơi nhạc của các thành viên cũng khá hơn , tình thần cũng phấn khích hơn.

Omerta trong show ra mắt khán giả chúng tôi (29/11)

Omerta trong show ra mắt khán giả chúng tôi (29/11)

PV: Định hướng cho ban nhạc trong thời gian săp tới?

Guitarist Duy Tân: Sắp tới thì ban vẫn tiếp tục tập luyện, sáng tác và thu demo.

PV: Anh có thẻ chia sẻ  đôi điều về các sáng tác của nhóm?

Guitar Duy Tân: Hiện tại thì nhóm đã có 5 sáng tác hoàn chỉnh và 2 sáng tác đang hình thành.  5 sáng tác đó là: The Errant Law, Lack of Fire, Opium, Grow up from the Sickness và Storms.

Nội dung chủ yếu là xoay quanh cuộc sống của Mafia. Hầu hết các sáng tác đều đả kích, cực đoan, cục súc và phẫn nộ đối với con người, những hành động, suy nghĩ ấu trĩ của con người. Chúng tôi đưa vào sáng tác của mình những điều chướng tai, gai mắt mà chúng tôi bắt gặp hằng ngày, khi đi trên đường, khi xem TV. Khi có cảm hứng về một điều gì đó thì chúng tôi đều cầm bút và viết nó thành nhạc. Khi hát lên, chúng tôi cảm giác như đang gào thét, đang kêu van, đang đấm thẳng vào những cái khó chịu đó. Đó là lí do vì sao chúng tôi chọn Thrash và Death để thể hiện ý tưởng và cảm hứng của mình.

Chúng tôi sẽ thu demo  cho các sáng tác đó, và có lẽ đến một ngày nào đó, khi điều kiện cho phép thì chúng tôi sẽ cho ra album. Có thể (cười).

PV: Rất cảm ơn Omerta đã dành thời gian để chia sẻ về ban nhạc. Mong rằng, trong thời gian sắp tới nhóm sẽ phát triển và gặp nhiều thành công hơn!

(Theo RockPassion.vn)

Năm Cam Bội Nghĩa, Hải ‘Bánh’ Phá ‘Luật Im Lặng’ Giang Hồ (3)

“Đến lúc này thì giọt nước đã tràn ly, một khi Năm Cam đã bất nghĩa mà bỏ rơi, không ngó ngàng gì đến tôi nữa thì phá vỡ “luật im lặng” trong giang hồ”. Hải “bánh” phá “luật im lặng” trong giang hồ

Sau khi cho đàn em “xử” Dung “Hà”, đáng ra tôi phải nằm im thin thít nhưng cái tính “coi trời bằng vung” lại khiến tôi bị công an tóm cổ về tội “Cố ý gây thương tích”. Đến lúc bị biệt giam và bị khai thác thông tin quanh phi vụ “Dung “Hà”, vì vẫn tin tưởng Năm Cam sẽ có cách lo cho mình nên tôi vẫn ngoan cố không hé răng khai nửa lời với cán bộ điều tra. Nhưng gần 200 ngày trôi qua mà anh Năm vẫn lặng thinh khiến tôi thay đổi quyết định của mình.

Sống chui lủi vật vờ mãi, rồi thì tôi cũng lờ mờ nhận ra dấu hiệu vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván của Năm Cam. Đúng là trên giang hồ thật khó để tin bất kỳ một ai. Trong mắt anh Năm, dường như tôi đã hết giá trị lợi dụng, thậm chí có thể đem lại tai họa cho hắn. Chỉ cần nghĩ đến sự vô trách nhiệm của Năm Cam là tôi giận sôi ruột gan.

Khoảng cuối tháng 5/2001, tại Nhà hàng Tân Hải Vân (số 139 đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh), trong lúc ngồi nhậu cùng cánh đàn em của mình, tôi thử liên lạc để báo với anh Năm nhưng điện thoại của tôi hết pin. Vì thế, tôi quay sang mượn điện thoại của một vị khách, ai dè hắn không cho mượn. Bực quá, tôi đứng dậy đập cả chồng đĩa vào đầu hắn. Hắn đau quá, ôm đầu đổ vật ra đất, cả nhà hàng náo loạn. Đúng lúc đó, công an ở đâu bỗng dưng ập đến tóm cổ tôi. Tôi bị bắt để về tội “Cố ý gây thương tích” một cách lãng xẹt như vậy đó.

Giai đoạn này, ngoài Giới “Trâu” đem đàn em đi “truy nã” tôi thì trong giang cũng có không ít kẻ cũng lùng sục tôi vì khoản thưởng 150 lượng vàng. Thế nên đối với tôi thì lúc này bị bắt vào trại giam cũng không có gì khác so với ở ngoài. Nhưng không biết vì lý do gì mà lúc đó cơ quan cảnh sát điều tra đã cho xe áp tải tôi về thẳng trại giam Công an tỉnh Tiền Giang ngay trong đêm. Cảm giác bị bắt lần này rất khác so với những lần khác, tôi thấy có cái gì đó là lạ, hoang mang mà không tài nào giải thích được.

Tôi suy đoán: “Lẽ nào mình bị tóm vì vụ thanh toán Dung “Hà”?”. Dù vậy nhưng quả thật lúc này tôi vẫn tin anh Năm sẽ tìm cách cứu tôi ra ngoài vì chính sự an nguy của ông trùm, bởi nếu tôi khai thật ra thì Năm Cam cũng không tránh khỏi vô vàn rắc rối.

Vì xác định như thế nên tôi đã không hé răng nói nửa lời khi cán bộ điều tra hỏi tôi về cái chết của Dung “Hà”. Nhưng tôi đã lầm. Ngày tháng qua đi, trước sau thì tôi vẫn bị tống vào buồng biệt giam, còn Năm Cam thì không truyền cho tôi thông điệp gì để tôi yên tâm. Tôi bắt đầu thật sự hoang mang.

Hoang mang tột độ

Không nhận được bất cứ tin tức gì nữa, tôi tự hỏi lòng mình: “Sao mình lại bị biệt giam? Lẽ nào cơ quan công an đã có được các manh mối trong vụ ám sát Dung “Hà”? Bỏ mẹ rồi! Bởi vì chỉ những kẻ gây tội đặc biệt nghiêm trọng mới bị đưa vào phòng biệt giam”.

Tôi còn nhớ rõ đó là một phòng giam chật chội hết mức, tối om om, chỉ có duy nhất một lỗ ô thoáng khí bằng cái bát con hắt vào một chút xíu ánh sáng đủ để tôi phải dằn vặt, thấp thỏm khi đối diện với những suy nghĩ, tính toán của bản thân mình. Ở trong cái buồng giam ấy, thân hình chỗ nào cũng đau nhức, tê cứng vì hai tay bị còng, còn hai chân thì bị cùm một chỗ.

Đúng là sống ở buồng biệt giam mới thấy sợ hãi kinh người. Nhiều đêm trắng trôi qua khiến đầu óc tôi quay cuồng. Có lúc tôi lo sợ đến mức chẳng còn tâm trí nào mà nghĩ đến ăn uống. Không thể biết ở ngoài kia đang diễn ra sự gì nữa? Còn con cáo già Năm Cam đang toan tính những mưu mồ gì? Hắn ta có nghĩ đến thằng đàn em trung thành này không, có tìm cách đưa tôi ra khỏi nơi đây hay không?

Cũng ở trong môi trường khổ ải này, tôi mới thấy nhớ da diết về những ngày tháng cách đây chưa lâu tôi còn đang được sống sung sướng như đế vương với rượu ngon và gái đẹp ở ngoài xã hội. Nhưng nhớ để mà nhớ vậy thôi, còn thực tại của tôi lúc này thì tôi chỉ mong sớm được nghe thấy tiếng lạch cạch, ken két của cánh cửa sắt bằng thép mở ra. Những âm thanh ấy khiến lòng tôi xốn sang đến lạ, có cái gì đó dâng trào mạnh lắm, bởi đó chính là dấu hiệu tôi sắp được ăn cơm, uống nước.

6 tháng ròng rã trôi qua, người tôi gầy sọp như xác ve vì những lo lắng và sợ hãi. Năm Cam đã bỏ rơi tôi thật rồi sao? Lẽ nào anh Năm không sợ tôi khai ra sự thật? Hay là Năm Cam đã lo lót xong hết cho tôi rồi? Nhưng nếu đã lo cho tôi thì tại sao tôi lại bị giam lâu đến như vậy? Suy nghĩ mãi, ngồi biệt giam mãi, cuối cùng tôi hiểu ra rằng: Năm Cam đã coi tôi là con tốt thí! Năm Cam quả là đệ nhất thâm độc!

Người Đầu Tiên Phá ‘Luật Im Lặng’ Của Mafia

Tommaso Buscetta sinh ngày 13/7/1928, trong gia đình có 17 con ở Palermo, Sicily, Italy. Lớn lên trong nghèo khó và có ít cơ hội việc làm, Buscetta nhanh chóng bị con đường phạm tội hấp dẫn và trở thành thành viên duy nhất trong gia đình gia nhập mafia.

Buscetta bắt đầu dính líu đến mafia ở Italy từ cuối Thế chiến II, khi mới 17 tuổi. Ông tham gia hoạt động buôn lậu thuốc lá của các băng nhóm trong suốt những năm 1950 và 1960 với địa bàn hoạt động ở Argentina và Brazil. Đầu thập niên 1960, Buscetta đến New York và làm việc trong một thời gian ngắn cho gia đình Gambino, một trong 5 nhóm mafia thống trị thế giới ngầm New York.

Mặc dù Buscetta không có thứ hạng cao trong hàng ngũ mafia, đầu óc và kinh nghiệm của ông khiến ngay cả những thành viên cấp cao nhất cũng xin lời khuyên từ ông. Buscetta được đặt biệt danh “ông trùm của hai thế giới”.

Tuy nhiên, những vụ trả thù và thanh toán nội bộ đã khiến Buscetta quay lưng với mafia. Năm 1982, sát thủ mafia giết hai con trai, con rể, người anh thân nhất và cháu trai của Buscetta ở Palermo.

Buscetta bị bắt ở Brazil một năm sau và bị trục xuất về Italy ngày 28/6/1984. Sau khi tự tử bất thành, Buscetta đồng ý hợp tác với giới chức Italy và Mỹ. Ông yêu cầu được nói chuyện với thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone và dành 45 ngày để cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ, cấu trúc và ủy ban cầm đầu của mafia, nhưng từ chối tiết lộ về các mối liên hệ của mafia với giới chính trị.

Ông trở thành người đầu tiên phá vỡ Omerta, “luật im lặng” yêu cầu các thành viên mafia giữ bí mật về hoạt động của tổ chức và từ chối cung cấp thông tin cho chính quyền.

“Đối với tôi, cái chết giống như bóng râm vào ngày nắng. Là một thành viên mafia, tôi biết rằng tôi phải tuân thủ các quy định”, Buscetta nói. “Nhưng những cái chết oan uổng của những người vô tội đã khiến tôi không thể tiếp tục làm thành viên mafia. Đây là đòn trả thù”.

“Phá vỡ luật im lặng là quyết định khó khăn nhất trong đời Buscetta vì ông ấy có cảm giác rằng mình phá vỡ thứ gì đó thiêng liêng”, vợ của Buscetta, sử dụng tên giả là Cristina, nói với một đoàn làm phim tài liệu về chồng mình.

Italy không có chương trình bảo vệ nhân chứng, vì vậy, Mỹ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Buscetta. Họ đưa ông đến Mỹ, cho ông nhập tịch và sống trong một ngôi nhà bí mật ở New Jersey. Đổi lại, Buscetta tiết lộ cho họ các thông tin về mafia ở Mỹ.

Một đặc vụ Cục Phòng chống Ma túy Mỹ mô tả Buscetta vào thời điểm đó là “nhân chứng quan trọng nhất, bị truy tìm gắt gao nhất và tính mạng bị đe dọa nhất trong lịch sử tội phạm Mỹ”.

Năm 1986, Buscetta ra làm chứng tại phiên tòa chống lại mafia lớn nhất trong lịch sử có tên là Maxi, diễn ra ở Palermo. Buscetta đã giúp các thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino đạt được thành công đáng kể bằng việc truy tố 475 thành viên mafia và kết án 339 người.

Tuy nhiên, Buscetta đã cảnh báo thẩm phán Falcone rằng ông đang đi một con đường nguy hiểm. “Đầu tiên, chúng sẽ tìm cách kết liễu tôi, sau đó đến lượt ông”, Buscetta nói. “Chúng sẽ kiên trì cho đến khi thành công”.

Falcone bị ám sát trong một vụ đánh bom tháng 5/1992. Thẩm phán Paolo Borsellino bị ám sát hai tháng sau. Buscetta sau đó cung cấp thêm cho giới chức thông tin về những chính trị gia qua lại với mafia.

Công tố viên Louis Freeh, người sau này trở thành giám đốc FBI, nói rằng Buscetta đã cung cấp những thông tin rất quan trọng về cách mafia hoạt động. Trước khi qua đời, Falcone nói trong một cuộc phỏng vấn về sự hợp tác của Buscetta rằng: “Trước khi ông ấy tiết lộ thông tin, chúng tôi chỉ có những hiểu biết hời hợt về mafia. Nhờ có ông ấy, chúng tôi hiểu được nội tình tổ chức”.

Sự hợp tác của Buscetta mang đến cho ông sự tự do, thoát khỏi cảnh tù tội. Tuy nhiên, Buscetta phải sống trong “nhà tù” của riêng mình: ông phải dùng tên giả, luôn phải giữ kín hành tung vì lo sợ bị truy sát.

Sau khi qua đời năm 2000 ở tuổi 71 vì ung thư, Buscetta được chôn cất tại Miami, Florida. Vợ ông nói rằng ngay cả hàng xóm cũng không biết họ thực sự là ai.

Đến giờ con cháu của Buscetta vẫn sống trong nỗi lo bị trả thù. Các thành viên mafia có thể coi việc giết được hậu duệ của Buscetta là “chiến lợi phẩm”. “Mafia không quên đâu”, Cristina nói.