Ý Nghĩa Nhan Đề Văn Bản Làng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ý Nghĩa Nhan Đề Truyện Ngắn Làng Của Kim Lân

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

Ý Nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

– Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.

– Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.

– Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân – làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng

– Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân

Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.

Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Làng

Bài 1

Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam. Truyện ngắn được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 9 ở bậc trung học.

Bài 2

Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thông qua diễn biến tâm trạng của một nhân vật cụ thể (ông Hai), trong một hoàn cảnh cụ thể (đang ở nơi tản cư, nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc), tác giả đã khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người Việt Nam thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước. Chủ đề này không mới, nhưng nét đặc sắc của tác phẩm chính là ở chỗ nhân vật của truyện không được trực tiếp tham gia bảo vệ quê hương (ông Hai đang cùng gia đình rời làng đi tản cư trong những ngày kháng chiến), nhưng tình cảm yêu làng, yêu nước trong ông lại rất sâu sắc. Tình cảm ấy được nhà văn Kim Lân diễn tả một cách sinh động, cụ thể, vừa mang tính khái quát, trở thành tình cảm cộng đồng.

Tóm tắt nội dung truyện ngắn Làng

Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân

Như vậy, nhan đề “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt đối với đất nước.

Ý Nghĩa Nhan Đề Khi Con Tu Hú

Đề bài: Nhan đề Khi con tu hú có ý nghĩa gì? Nhan để ấy có phù hợp với nội dung của bải thở hay không? Vì sao? HƯỚNG DẪN – Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi hầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú …

Đề bài: Nhan đề Khi con tu hú có ý nghĩa gì? Nhan để ấy có phù hợp với nội dung của bải thở hay không? Vì sao?

– Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi hầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Nó tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng.

Toàn bài thơ là cảnh thiên nhiên mùa hè mà người tù tưởng tượng ra nhờ sự tác động của tiếng chim tu hú. Bức tranh thiên nhiên mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, không gian bao la khoáng đạt. Tiếng chim tu hú đã đánh thức tình yêu sự sống của người chiến sĩ. Tình yêu thiết tha cộng với một tâm hồn nhạy cảm đã khiến người tù càng yêu cuộc sống và càng khao khát tự do. Tiếng chim tu hú đánh thức tâm trạng uất ức, ngột ngạt đến bức bối, sự khao khát tự do đến cháy bỏng, muốn thoát khỏi cuộc sống tù đầy của người chiến sĩ.

-Bài thơ mở đầu và kết thúc đều bằng âm thanh tiếng tu hú. Tác giả nhấn mạnh tiếng tu hú đã tác động tới con người. Nó khơi nguồn cảm xúc, khơi dậy tình yêu cuộc sống, thôi thúc, giục giã khát vọng tự do của người chiến sĩ đang bị tù đày.

-Nhan đề Khi con tu hú dã gợi tứ chung cho toàn bài thơ, phù hợp với nội dung cảm xúc được thể hiện của bài thơ.

Ý Nghĩa Nhan Đề Của Một Số Tác Phẩm Văn Học Lớp 9

– Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Văn bản 2: ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU

Văn bản 3: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN DUẬT

– Đặt tên ” Làng” mà không phải là ” Làng chợ Dầu ” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

Văn bản 6: LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG

– Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

Văn bản 7: ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY

– Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng – ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

Văn bản 8: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

Văn bản 9: CHIẾC LƯỢC NGÀ- NGUYỄN QUANG SÁNG

Nêu Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Khi Con Tu Hú

Tố Hữu làm bài thơ Khi con tu hú vào tháng 7 năm 1939 khi ông đang bị thực dân Pháp bắt giam, tiếng chim trở thành cảm hứng, khát vọng của người chiến sĩ trẻ đang sống trong cảnh tù đầy.

Trước hết ” khi con tu hú” cất tiếng kêu gọi hè thì cũng là lúc tác giả hình dung ra một bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động và náo nhiệt với bao âm thanh, bao màu sắc tươi tắn tuyệt đẹp. Đó là những hình ảnh về một cánh đồng lúa chín vàng trải dài bát ngát, từng con sáo diều được những đứa trẻ mục đồng thả ,đang bay lượn trên bầu trời trong xanh cao và rộng biết bao. Vườn trái cây nhà ai đã chín rồi, chín trong cái oi bức của trời hè, mang hương vị ngọt lịm của đất, đâu đó tiếng ve vẫn đang kêu râm ran trong những bụi cây xanh rậm rạp. Tất cả khung cảnh hiện lên làm tác giả dấy lên những khát vọng cao cả. Đó là một khát vọng được đập tan cơn oi bức ngày hè, được đạp tung cửa nhà tù chật hẹp, vượt thoát ra khỏi không gian tối tăm của tù đầy để ra ngoài kia thỏa sức được ngắm nhìn không gian ngoài kia, sự dục dã của tiếng chim tu hú khiến lòng tác giả như sôi sục một sức sống mãnh liệt, một hy vọng khó lòng dập tắt của người chiến sĩ trẻ. Tiếng tu hú trở thành tiếng gọi mời, tiếng mời mọc của tự do, thành sức mạnh thôi thúc khát vọng vượt thoát của người tù. Không chỉ thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại mà còn là hàm ý rằng, người tù cách mạng phải đấu tranh đưa cả dân tộc ra khỏi sự tối tăm của ách xâm lược.

Như vậy tiếng chim tu hú trong nhan đề không còn đơn gian như một dấu hiệu giúp người đọc nhận biết cảm hứng chủ đạo mà nó còn là hình tượng gửi gắm những khát vọng tự do, những nỗi lòng sâu sa của người chiến sĩ cách mạng đang bị cầm chân trong cảnh tù đầy.

BÀI LÀM 2

Khi Con Tu Hú là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu, một chiến sĩ cách mạng của là một nhà thơ tài giỏi của dân tộc. Ý tứ của bài thơ được bộc lộ qua con tu hú xuất hiện ở phần nhan đề đã giúp người đọc phần nào nhận thức được những ánh xạ tâm hồn của Tố Hữu muốn gửi gắm.

Nhan đề một bài thơ là một phần hết sức quan trọng khi bài thơ đến với sự tiếp nhận của độc giả. Bài thơ của Tố Hữu cũng vậy, tên nhan đề “khi con tu hú” đã trở thành một cánh cửa gợi mở tâm tư của tác giả. Tu Hú là một loài chim chỉ xuất hiện vào mùa hè, đó cũng là khoảng thời gian mà Tố Hữu sáng tác bài thơ vào tháng 7 năm 1939 tại Huế. Lúc này, người chiến sĩ cách mạng đang bị thực dân Pháp bắt giam. Trong nhà tù, người chiến sĩ cách mạng nghe thấy tiếng chim tu hú đang kêu trong những lùm cây cao vang vọng khắp bốn phương. Tiếng tu hú kêu tưởng chừng vô nghĩa những nó đã trở thành một nguồn cảm hứng chủ đạo giúp nhà thơ nói lên tiếng lòng của mình. Giữa khung cảnh trời hè oi ả, những cánh đồng lúa chín trải dài vô tận và những con sáo diều vi vu trên bầu trời trong xanh không một gợn mây, tiếng chim tu hú cất lên náo nức vọng khắp không gian như báo hiệu ngày về, mở đầu cho những tiếng ve râm ran trong những tán cây rậm rạp, mở đầu cho sự oi bức, nóng vội của tâm tưởng người tù. Tiếng chim tu hú không chỉ gợi ra trong tâm thức người tù một bức tranh ngày hè sống động mà còn khơi dậy những khát vọng chân chính của người chiến sĩ cách mạng. Đó là khát vọng muốn hất tung những bực bội nóng bức, đạp tung những song sắt nhà tù, phá tan sự bức bối và chật hẹp của nhà tù được bao quanh bởi bốn bức tường tăm tối phủ đầy những điều xấu xa của lũ thực dân cướp nước. Liên tưởng không gian gợi lên những khát vọng vượt thoát để được ngắm nhìn thế giới bên ngoài một cách thật trọn vẹn. Mong muốn được nghe rõ hơn tiếng rục rã của những con chim tu hú ngày hè, ngắm nhìn những đồng lúa, con diều, nghe tiếng ve và nhìn bầu trời xanh tươi chứa đầy hy vọng và ước mơ. Hơn thế nữa , đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại, khi đất nước ta đang lâm vào cảnh bị mất nước, bị đô hộ bởi những tên thực dân đớn hèn và độc ác, khiến nhân dân ta chịu biết bao đầy dọa và khổ đau. Tiếng chim tu hú không còn là sự rục rã vượt thoát ra khỏi không gian chật hẹp của một cá thể mà nó trở thành sự rục rã cho cả một dân tộc với khát khao tự do, khát khao được dương cao ngọn cờ độc lập, và ước mong có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Đối với Tố Hữu, tiếng chim trở nên vô cùng đặc biệt, nhan đề đã gợi mở ra nội dung và nghệ thuật cho cả bài thơ. Bài thơ tràn ngập tiếng chim tu hú gọi bầy, gọi những cảnh sắc thiên nhiên ngày hè, gọi cả tâm hồn thi sĩ hãy sống dậy đạp tung song sắt và những áp bức bất công từ kẻ thù mang bộ mắt xấu xa của bọn thực dân. Vì vậy, nhan đề trở thành tín hiệu, nói cách khác chúng trở thành một bước đệm hoàn hảo để triển khai toàn bộ ý nghĩa của bài thơ Khi con tu hú rất sâu sắc và ý nghĩa.