Ý Nghĩa Văn Bản Chí Khí Anh Hùng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Giáo Án Chí Khí Anh Hùng

Giáo án điện tử Ngữ Văn 10

Giáo án bài Chí khí anh hùng được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm với các nội dung được trình bày rõ ràng, chi tiết. Giáo án điện tử mẫu bài Chí khí anh hùng không chỉ giúp học sinh hiểu được các giá trị nội dung quan trọng mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm qua các giá trị nghệ thuật.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. Mục tiêu 1. Kiến thức

Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.

2. Kĩ năng

Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.

Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

3. Thái độ

Giáo dục tình yêu thương con người và ước mơ công lí.

II. Đồ dùng dạy học

Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

Sách thiết kế giáo án.

III. Cách thức tiến hành

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:

Trong đoạn trích Nỗi thương mình, những câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy phân tích?

3. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về đoạn trích Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?

Từ Hải ra đi vì lí do gì?

Theo em, Từ Hải là con người như thế nào qua hai câu đầu?

Tại sao Thúy Kiều lại muốn đi theo Từ Hải?

Lời hứa hẹn của Từ đối với Kiều thể hiện điều gì?

Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được tác giả miêu tả như thế nào?

Qua nhân vật Từ Hải Nguyễn Du muốn gửi gắm điều gì?

I. Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích

Từ Hải là người cứu Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc bên nhau được nửa năm thì Từ Hải lại ra đi vì sự nghiệp lớn.

Đây là đoạn trích nói về cuộc chia tay giữa Từ Hải với Thúy Kiều.

2. Bố cục II. Đọc – hiểu văn bản 1. Khát vọng lên đường của Từ Hải

Hoàn cảnh ra đi:

Cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm.

Lí do ra đi:

2. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình:

Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều:

Tâm phúc tương tri: hai người đã hiểu nhau sâu sắc

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.

Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:

Câu 19: quyết tâm lên đường lập chí lớn.

Câu 20: hình ảnh gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

→ Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

Văn Nghị Luận Chí Khí Anh Hùng Lớp 10

Đề bài: Nghị luận về Chí khí anh hùng

“Lòng bốn phương” và “mặt phi thường” là những cụm từ đẹp, trang trọng mà Nguyễn Du đã dùng để nói về người anh hùng Từ Hải. “Bốn phương” nam, bắc, tây, đông có nghĩa là thiên hạ thế giới. “Lòng bốn phương” là chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của người làm trai, ở đây là người anh hùng. “Mặt phi thường” là gương mặt của người xuất chúng, hơn người (hiểu theo nghĩa tài năng, bản lĩnh, đức độ). Nguyễn Du đã dùng những hình tượng – khái niệm có tính chất vũ trụ (“lòng bốn phương”) để chỉ phẩm chất xuất chúng (“mặt phi thường”) của Từ Hải. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia ly, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ, cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn, đau buồn. Hai cụm từ này có quan hệ gắn bó với nhau trong việc miêu tả chân dung người anh hùng. Phải là người có chí lớn (lòng bốn phương) thì mới thành người có tài cao, mới hiển danh thành đạt được (mới “rõ mặt phi thường”). Hai cụm từ vừa là khái niệm, vừa là hình tượng văn học, có quan hệ tương hỗ: người anh hùng là người xuất chúng, phi phàm, đồng thời lại là con người vũ trụ chứ không phải là người thường. Văn học trung đại tả người anh hùng thường gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ. Bốn câu thơ mà dựng lên một con người kỳ vĩ, đáng khâm phục, từ cái chí lớn, cho đến dáng vẻ, và nhất là sự “dứt áo ra đi”: Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ khi Từ Hải đối thoại với Kiều. Đây là một lời nói đẹp, mang khẩu khí của người anh hùng. Chỉ có điều, bút pháp ước lệ lại gắn bó chặt chẽ với cảm hứng vũ trụ để tôn cao, lý tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng. “Lòng bốn phương” là khái niệm có nội hàm diễn tả lí tưởng con người có tầm vóc vũ trụ đồng thời lại mang tính ước lệ để nói lên con người có chí khí lớn lao. Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. Các hình tượng khác như bốn bể, chim bằng, gió mây cũng vừa mang tính ước lệ vừa gợi lên tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Một loạt hình ảnh như vậy được tập trung trong một đoạn thơ ngắn đã khắc họa thành công và làm nổi bật chân dung người anh hùng Từ Hải với một vẻ đẹp lí tưởng. Trước hết, Từ Hải không quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Khi Kiều ngỏ ý muốn đi theo, Từ Hải đã nói: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” (Nếu quyến luyến, chấp nhận cho Kiều đi theo, đó là thói thường nhi nữ).

Đó đều là ước lệ. Chỉ có điều, bút pháp ước lệ lại gắn bó chặt chẽ với cảm hứng vũ trụ để tôn cao, lí tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng. “Lòng bốn phương” là khái niệm có nội hàm diễn tả lí tưởng con người có tầm vóc vũ trụ đồng thời lại mang tính ước lệ để nói lên con người có chí khí lớn lao. Chỉ có điều, bút pháp ước lệ lại gắn bó chặt chẽ với cảm hứng vũ trụ để tôn cao, lý tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng. “Lòng bốn phương” là khái niệm có nội hàm diễn tả lí tưởng con người có tầm vóc vũ trụ đồng thời lại mang tính ước lệ để nói lên con người có chí khí lớn lao. Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. Các hình tượng khác như bốn bể, chim bằng, gió mây cũng vừa mang tính ước lệ vừa gợi lên tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Một loạt hình ảnh như vậy được tập trung trong một đoạn thơ ngắn đã khắc họa thành công và làm nổi bật chân dung người anh hùng Từ Hải với một vẻ đẹp lí tưởng. Điều đó nói lên sự trân trọng, kính phục và thái độ ngợi ca, khẳng định của Nguyễn Du đôi với Từ Hải (Nguyễn Du đã có sự nhận thức lại nhân vật Từ Hải so với nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện vốn chỉ là một con người tầm thường thành một nhân vật anh hùng lí tưởng trong Truyện Kiều của mình). Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải.

Bài phân tích và dàn ý nghị luận bài thơ Chí khí anh hùng

Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải. Hình ảnh không gian hoành tráng với “mười vạn tinh binh”, với “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” gợi lên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa. Đây không phải là lời nói khoa trương mà là một lời nói có cơ sở của một con người tự tin vào tài năng và bản lĩnh của mình để có được một lời hứa ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch: “Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Và sự thực đã chứng tỏ điều đó như truyện đã miêu tả sự trở về trong thắng lợi huy hoàng của Từ Hải. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia ly, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ, cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn, đau buồn.

Ở đây cũng vậy “Lòng bốn phương”, “mặt phi thường”, “cánh chim bằng”… đều là ước lệ. Chỉ có điều, bút pháp ước lệ lại gắn bó chặt chẽ với cảm hứng vũ trụ để tôn cao, lý tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng. “Lòng bốn phương” là khái niệm có nội hàm diễn tả lí tưởng con người có tầm vóc vũ trụ đồng thời lại mang tính ước lệ để nói lên con người có chí khí lớn lao. Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. Các hình tượng khác như bốn bể, chim bằng, gió mây cũng vừa mang tính ước lệ vừa gợi lên tầm vóc vũ trụ của người anh hùng. Một loạt hình ảnh như vậy được tập trung trong một đoạn thơ ngắn đã khắc họa thành công và làm nổi bật chân dung người anh hùng Từ Hải với một vẻ đẹp lí tưởng. Điều đó nói lên sự trân trọng, kính phục và thái độ ngợi ca, khẳng định của Nguyễn Du đôi với Từ Hải (Nguyễn Du đã có sự nhận thức lại nhân vật Từ Hải so với nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện vốn chỉ là một con người tầm thường thành một nhân vật anh hùng lí tưởng trong Truyện Kiều của mình).

Cách tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích của Nguyễn Du nằm trong cách tả người anh hùng nói chung của văn học trung đại nhưng vẫn mang nét riêng của ngòi bút Nguyễn Du. Phải,nếu không có chia li và hội ngộ, cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn, đau buồn. Cách tả người anh hùng Từ Hải ở đây có hai đặc điểm: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ. Tính ước lệ là một đặc trưng nổi bật của thi pháp văn học trung đại, đặc biệt trong việc tả người. Giai nhân (người đẹp) tả theo bút pháp ước lệ thì anh hùng cũng vậy. Ở một đoạn khác, Từ Hải được tả rất ước lệ.

Tìm Hiểu Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng

Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình đầu chớm hé; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn. Nhưng tại sao người soạn sách lại đặt tên cho đoạn trích này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Đó là vì đoạn trích này không tập trung khắc hoạ cảnh chia tay mà muốn khắc hoạ Từ Hải ở vẻ đẹp, tầm vóc và quyết tâm đạt đến khát vọng.

Vị trí đoạn trích từ câu 2213 tới 2230. Đoạn trích này là sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong “Kim Vân Kiều truyện” không có cảnh tiễn biệt của hai người và những nhớ mong, chờ đợi của Thuý Kiều sau đó.

“Chí”: mục đích cao cần hướng tới.

“Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích.

“Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng.

Sống với Kiều được nửa năm, cuộc sống đang lúc đằm thắm, nồng nàn nhất thì Từ Hải muốn ra đi thực hiện nghiệp lớn. Tâm trí Từ Hải luôn suy nghĩ về những việc lớn lao. Vì thế, việc “động lòng bốn phương” là hợp lí. Từ “bốn phương” chỉ công việc và chí lớn của người nam nhi thời xưa. “Động lòng” nhấn mạnh việc Từ Hải nung nấu những ý chí lớn lao. ý chí đó đã có sẵn trong con người chàng, nó chỉ tạm lui đi trong thời gian sống cùng Kiều, giờ là lúc chàng thể hiện. Từ “thoắt” diễn tả sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải. ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu”. Đó là cách nói vô cùng trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một vị tướng võ.

Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời” – cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.

Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc lập một mình không làm chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng mãnh của chàng. Hành động được miêu tả đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu. “Thoắt đã động lòng bốn phương” là “lên đường thẳng rong” ngay.

Tác giả để Từ Hải “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” rồi mới để Kiều nói xin đi theo nói lên việc chàng ra đi là quyết định chắc chắn, không thể lay chuyển nổi. Thuý Kiều muốn theo Từ Hải, nhưng với chàng đã làm là dứt khoát. Dặn dò xong Kiều, Từ Hải ra đi ngay. Từ “quyết” và “dứt” cùng xuất hiện trong một câu thơ cho thấy sự quyết đoán của Từ.

Câu thơ cuối đoạn dựng lên hình ảnh phóng khoáng, kì vĩ về Từ Hải. Nguyễn Du đã so sánh Từ Hải với chim bằng để nhấn mạnh bản lĩnh phi thường của chàng. Cảnh chàng ra đi thực hiện sự nghiệp hùng tráng như cảnh chim bằng tung bay giữa gió mây.

– Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy ở mọi người. Dù yêu thương Thuý Kiều, coi nàng là “tâm phúc tương tri” song nàng quyết tâm ra đi một mình. Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.

-Từ Hải có lí tưởng công danh lớn lao. Điều đó thể hiện qua lời hứa với Thuý Kiều. Những khát vọng của chàng đều phi thường. Đó là việc phải có được “Mười vạn tinh binh,/ Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời.”. Từ đó để mọi người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi thường./ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ “mặt phi thường” dùng rất trúng. Nó cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du.

-Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là khi nào? Chàng không nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.

: Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải

-Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi thường. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân dung tiêu biểu của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của Nguyễn Du với Từ Hải.

-Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu vào nội tâm.

Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.

Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải đã đòi phạt tác giả 300 roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ (VD: Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ). Trong “Kim Vân Kiều truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp. Nhưng khi bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa với bao phen thay đổi sơn hà.

-Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén giấc mơ về tự do và công lí của mình trong con người Từ Hải.

– Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được những việc lớn lao, dám nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát, oai nghiêm.

– Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.

– Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.

– Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du

Nguồn Edufly

Chí Khí Anh Hùng Chi Khi Anh Hung Ppt

CHÍ KHÍ ANH HÙNGTRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNGGV: TRẦN THỊ KIM LYNS: 22-02-10TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DUI. Tìm hiểu chung2. Vị trí đoạn trích. Từ câu 2213 – 2230II. Đọc – hiểu văn bản.1. Đọc.Qua văn bản vừa đọc. Theo em trong đoạn trích này có lời của những ai? Hãy nêu những ý chính trong phần tiểu dẫn?1. Tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều và Từ Hải. Giọng kể của tác giả. Lời nói trực tiếp của Từ Hải. Lời nói trực tiếp của Thuý Kiều.– Giọng đọc cần chậm rãi, hào hùng, thể hiện sự khâm phục ngợi ca.2. Cảm nhận chung về đoạn trích:Vậy đoạn thơ này phải có cách đọc như thế nào cho phù hợp với nội dung đoạn trích ? Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều- Tính cách anh hùng của Từ Hải– Hình ảnh Từ HảiCảm nhận đầu tiên của em sau khi đọc xong đoạn trích?1. Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu thơ đầu: Hai người đang có cuộc sống rất hạnh phúc “hương lửa đương nồng”.III. Đọc – hiểu văn bản. “Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Trượng phu. Động lòng bốn phương. Thoắt. Lên đường thẳng rong. Trượng phu: Chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.? Thái độ trân trọng kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải. Động lòng bốn phương: Trong lòng náo nức cái chí tung hoành ở bốn phương trời. Thoắt: Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết. Lên đường thẳng rong: Đi liền một mạch.Hình ảnh: “Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”Xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả người anh hùng thời trung đại ?? Cảm hứng vũ trụ con, người vũ trụ, với kích thước phi thường, không gian bát ngát ? tính chất ngợi ca khâm phục.? Chỉ bốn câu thơ đầu tác giả đã cho thấy Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà con người của sự nghiệp anh hùng. 2. Cảnh tiễn biệt giữa Kiều và Từ Hải – Tính cách anh hùng của Từ: Câu nói của Thuý Kiều:

“Nàng rằng phận gái chữ tòng, Chàng đi thíêp cũng một lòng xin đi”.Qua những từ ngữ hình ảnh trên, Từ Hải hiện lên trong bốn câu thơ đầu được Nguyễn Du miêu tả là một con người như thế nào ?1. Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu thơ đầu:– Phận gái thì phải theo chồng. – Quyết đi theo Từ Hải. Muốn ra đi để cùng chia sẻ cùngtiếp sức gánh vác công việc với chồng.Các em đã học khái quát về “Truyện Kiều” ở THCS. Hãy cho biết Kiều sinh ra trong một gia đình như thế nào? Có quan hệ gì đến câu nói của Kiều ?Thế nào là “phận gái chữ tòng” ?Câu nói “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” thể hiện điều gì ?b. Câu trả lời của Từ Hải – Tính cách anh hùng của Từ:– Chấp nhận cho Kiều đi theo đó là thói thường nhi nữ.– Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng.? Tính cách anh hùng của Từ.Em hiểu gì về câu trả lời: “Từ rằng: Tâm phúc tương tri,Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.” ?Những câu tiếp theo tính cách anh hùng của Từ được biểu hiện như thế nào? Con người có chí khí phi thường:Không quyến luyến bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.b. Câu trả lời của Từ Hải – Tính cách anh hùng của Từ:Chí khí phi thường của Từ Hải được biểu hiện như thế nào qua câu trả lời ?– Đặt sự nghiệp lên trên hết. “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”.? Binh hùng tướng mạnh làm bá chủ thiên hạ. Khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa.Em đã học “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Hình ảnh chàng trai đời Trần trong “Thuật hoài” và người anh hùng Từ Hải ở đây có điểm gì giống nhau?Khát vọng của Từ Hải được biểu hiện qua những câu thơ nào?

Em có nhận xét gì về những khát vọng ấy? “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường,Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.– Niềm tin sắt đá vào tương lai sự nghiệp. ? Khẳng định chắc chắn như một lời thề dao chém đá trước người tri kỉ trước trời đất. Mốc thời gian cụ thể không quá một năm ? Niềm tin vào sức mạnh của mình, khả năng của mình, chí khí của mình . Con người rất mực tự tin:Nhận xét gì về niềm tin ấy ?Nhận xét hình thức câu thơ: “Làm cho rõ mặt phi thường” ?Trong “Chinh Phụ ngâm” Đặng Trần Côn có tả cuộc chia tay giữa người chinh phu và người chinh phụ như sau: “Nhủ rồi tay lại cầm tay Bước đi một bước giây giây lại dừng”Còn Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” cụ thể là đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã miêu tả người anh hùng Từ Hải khi tạm biệt Kiều ra đi như thế nào ? “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.Nhận xét thái độ cử chỉ của người anh hùng ở đây ?– Thái độ và cử chỉ dứt khoát không chần chừ do dự không để tình cảm yếu đuối lung lạc cản bước.b. Câu trả lời của Từ Hải – Tính cách anh hùng của Từ:– Hình ảnh chim bằng lướt gió mây trên biển khơi bát ngát là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng lí tưởng cao đẹp hùng tráng phi thường mang tầm vóc vũ trụ. Hình ảnh chim bằng lướt gió trên biển khơi gợi cho em suy nghĩ gì ? Biện pháp nghệ thuật tác giả dùng ? Tác dụng ?b. Câu trả lời của Từ Hải – Tính cách anh hùng của Từ:– Khuynh hướng lí tưởng hoá người anh hùng Từ Hải.3. Nghệ thuật.Em nhận xét gì về cách tả người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du ?? Nguyễn Du đã thành công trong việc dùng từ ngữ hình ảnh, biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hoá để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ sinh động ? Đoạn do Nguyễn Du sáng tạo ra. 4. Tổng kết.– Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn bá chủ thiên hạ. Rất mực tin vào tài năng bản lĩnh của mình. Có thể khái quát chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn thơ như thế nào?Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật Từ Hải khác xa so với Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện” ?CHÚC CÁC EM HỌC TỐT