Ý Nghĩa Văn Bản Rằm Tháng Giêng / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng

BNEWS Đối với mỗi người dân Việt Nam, Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm.

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, vì sau ngày này còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).

Vào ngày này, nhiều nhà chùa diễn ra các lễ hội từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng Bắc Bộ cho tới miền Tây Nam Bộ.

Vì thế mà tháng giêng chẳng những được coi là tháng ăn chơi, mà tháng giêng là tháng mà ai ai cũng nghĩ đến việc đi chùa đầu năm để thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm, là tháng để mọi người chăm sóc đời sống tâm linh mình mong khởi sự cho một năm làm việc mới.

Xét về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng còn được xem là 1 lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là 1 nước thần nông, tháng giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.

Bên cạnh đó, trong 12 tháng rằm, tháng giêng mang về nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như tết Nguyên tiêu, Thượng nguyên, Nguyên dạ … đó là do bắt nguồn từ sự giao lưu, tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa cùng sự kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa.

Với người Trung Quốc, rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu với lễ hội cúng Hoa Đăng, làm bánh trôi. Theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn – nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng Giêng.

Để chúc mừng và kỷ niệm ngày này, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm, nhà vua đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Vì thế, vào ngày này, nhà nào nhà nấy và trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình muôn vẻ để mọi người thưởng thức.

Theo Nho học thì xưa ngày này còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân.

Vào những thế kỷ đầu công nguyên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và truyền thống văn hóa này được tiếp nhận vào nước ta, trở nên sự hài hòa văn hóa giữa 2 bản sắc du nhập và bản địa. Vì vậy, ngày rằm tháng Giêng là 1 ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, theo truyền thống Phật giáo thì ngày rằm tháng giêng mang ý nghĩa rất lớn..

Đọc Hiểu Văn Bản: Rằm Tháng Giêng

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Bác viết năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta mới trải qua hơn một năm còn gặp nhiều khó khăn chồng chất. Thê’nhưng những khó khăn ấy không để lại một nét gợn nào trong bài thơ. Bài thơ trong suốt, biểu hiện một vẻ đẹp hoàn chỉnh một đêm trăng rằm tháng giêng, nhưng đẹp hơn là vẻ đẹp lung linh của một tâm hồn lớn.

Cảm hứng sáng tạo của nhà thơ trước hết dậy lên từ cảnh một đêm rằm tháng giêng, nghĩa là một đêm trăng, lại trăng rằm, vầng trăng đang độ tròn đẹp nhất, cảnh vật ở đây phơi phới lồng lộng, đù đó là cảnh ban đêm ở chiến khu Việt Bắc. Đất trời sông nước tràn ngập ánh trăng, tràn ngập sắc xuân, sức xuân.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

(Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.)

Cái nhìn khoẻ khoắn của nhà thơ bao trùm lên cảnh vật thiên nhiên. Vầng trăng đang độ tròn nhất, sáng nhất (nguyệt chính viên) hoà hợp với mùa xuân đầy cả đất trời : Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp’ xuân thiên (Sông xuân, nước xuân tiếp nối với trời xuân) có ba chữ xuân nôi tiếp nhau cứ như ùn ùn trỗi dậy sắc xuân, sức xuân. Mùa xuân kết liền mặt nước và bầu trời. Mùa xuân không tĩnh mà đang chuyển động, mùa xuân sống động chứ không phải là mùa xuân yên lặng.

Nhà thơ Hồ Chí Minh biểu hiện một tư thế ung dung trước cảnh vật, cao hơn cảnh vật, tư thế của một người làm chủ thiên nhiên, xã hội. Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh sắc đất trời sông nước mùa xuân nhưng bao giờ cũng chủ động trùm lên tất cả. Sông xuân (xuân giang, xuân thuỷ) là cái hữu hạn ; trời xuân (xuân thiên) là cái vô hạn. Cái nhìn đồng nhất hữu hạn và vô hạn ấy của nhà thơ làm cho không gian thơ rộng mở không cùng và hình ảnh thơ, ý thơ càng thêm bát ngát, cảnh trăng lồng lộng nối liền trời nước là một cảnh trăng rất say và rất mộng. Anh trăng đã thành cảm hứng thường trực của nhà thơ. Trăng vào thơ – đó là truyền thống phương Đông. Thơ Bác đầy trăng ‘đã nói lên tâm hồn nghệ sĩ phương Đông của Bác. Nhưng trong truyền thống thơ ca, chúng ta gặp cảm xúc trước thiên nhiên, trước ánh trăng của các nhà thơ thường nảy nở trong một tư thế nhân sinh tĩnh tại, an nhàn. Các nhà thơ đến với trăng là để ngắm trăng, để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, ở Bác Hồ, tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh giữa cảnh đất trời sông nước đầy trăng như thế phải đâu chỉ là chuyện đi thưởng xuân ! Bên canh cái cảm hứng thiên nhiên còn là cảm hứng lớn hơn, cao đẹp hơn ; cảm hứng về vận mệnh đất nước. Hai câu thơ sau, đặc biệt câu thơ thứ ba là tâm điểm của bài thơ, của tư thế nhà thơ, tâm hồn nhà thơ :

Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

Yên ba thâm xứ – nơi tận cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa yên tĩnh, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh’ của dân tộc đang bàn bạc việc quân, đến nửa đêm trăng sáng đầy thuyền.

Vẫn một con thuyền, với khói sóng, với trăng đêm,… nhưng không có sương khói mung lung, không có cái buồn của ánh lửa chài bên sông, không có cái huyền bí mơ màng của một tâm sự u uẩn trong một bài thơ cổ, một bài thơ Đường thi của Trương Kế :

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hoả đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tư, Dạ bản chung thanh đáo khách thuyền.

(Trăng tà chiếc quạ kêu sương,

Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.)

Và cái yên ba thâm xứ ở câu thơ thứ ba còn gợi lên phảng phất âm hưởng ở một vài bài thơ nào đó nữa :

Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.)

(Thôi Hiệu)

hoặc của Cao Bá Quát :

Thế sự thăng trâm quân mạc vấn Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.

(Cuộc đời lên xuống anh đừng hỏi

Trong khói sóng có một con thuyền.)

Cái khói sóng nghìn xưa đã gợi một nỗi buồn li quê của khách giang hồ và gợi một nỗi đau tuyệt vọng của một tài tử bê’ tắc trước cuộc đời. Nhưng với Bác Hồ, cảnh xưa kết hợp với thực tại một cách tài tình. Câu bàn bạc việc quân đã xoá đi nỗi buồn muôn thuở của khói sóng. Ba chữ đàm quân sự như một yếu tố có tính chất khu biệt thơ Bác và thơ của những nhà thơ cổ điển khác. Và câu thơ cũng cho chúng ta thấy rõ việc quân đâu phải là việc khô khan mả cũng là một công việc nên thơ. Thơ đến với mùa xuân, với trăng, với sông nước, thơ cũng đến cả với công việc cách mạng. Với Bác Hồ, không có nơi nào là “khu rừng cấm của thơ ca”.

Nửa đêm trăng sáng, nên thơ. Một không gian yên ả’như thế thường gợi lên một tiêng chuông chùa xa đưa thoát tục. Bác Hồ đã đưa cảnh nửa đêm trở về với đời thực, bàn bạc việc quân. Cũng như trong cảnh nằm chợp mắt sau gần một đêm không ngủ được, người ta cũng dễ mơ đến những gì thuộc về cuộc sống đời thường nhưng Bác Hồ thì lại mơ đến ngôi sao năm cánh, cảnh yên ba thâm xứ như đối lập với cảnh đầm quân sự nhưng sư đối lập này lai được đồng nhất ở câu thơ sau : Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cái mơ và cái thực hoà chung trong một con thuyền chở đầy trăng.

Bài thơ Rằm tháng giêng là cả một sư hài hoà tuyệt đẹp. Hài hoà giữa cái dáng vẻ cổ điển (cũng là cảnh đêm trăng, cảnh sông nước, cảnh xuân,…) và thi nhân mà thơ xưa vốn có với cái dáng vẻ hiện đại bởi ở đây thi nhân không tan biến vào tạo vật mà xuất hiện với tư thế của một người đang cùng nhân dân, lãnh đạo nhân dân trù hoạch công việc kháng chiến, giữ vững nền độc lập, tư do của dân tộc. Bài thơ còn là sự hài hoà giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong một con người Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc gian khổ, thiêu thốn nhưng tràn đầy lạc quan cách mạng.

( Theo Mã Giang Lân, Tác phẩm văn học – bài giảng và phân tích, quyển hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY

Dòng sông lặng ngắt như tờ

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo

Bốn bề phong cảnh vắng teo

Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan

Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng

Thuyền về, trời đã rạng đông

Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

Mùa thu năm 1949

(Hồ Chí Minh)

– Gơi dẫn

So với bài thơ Rằm tháng giêng, bài thơ này có những điểm giống và khác nào nổi bật ?

Tìm Hiểu Văn Bản: Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng

Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969)

Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.

Xuất thân từ một gia đình nho học.

Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.

Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.

Tác phẩm tiêu biểu: “Nhật kí trong tù”, thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.

⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.

*/ Bài thơ được sáng tác vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (cả 2 bài)

– Dịch thơ: “Rằm tháng giêng” thể lục bát

*/ “Cảnh khuya” Chia làm 2 phần

*/ “Rằm tháng giêng” chia làm 2 phần

– Đặc điểm chung của hai bài thơ

*/ Cùng tác giả

*/ Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

*/ Cùng hoàn cảnh sáng tác

*/ Cùng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ

– So sánh: Tiếng suối – tiếng hát.

→ Cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động.

– Điệp từ, nhân hoá: “lồng”

→ Lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hoà, giao cảm.

⇒ Có nhạc, có họa.

– So sánh, điệp từ: “Chưa ngủ”

→ Hài hoà chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.

– Giá trị nghệ thuật

Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

Lời thơ tự nhiên gợi cảm.

Sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ) đạt hiệu quả cao.

Sáng tạo nhiệp điệu ở câu 1 và 4.

– Giá trị nội dung

Thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu

– Không gian: Cao rộng, bát ngát.

– Điệp từ: “Xuân”

→ Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.

– “Bàn việc quân”

→ Yêu quê hương, cách mạng.

– “Trăng đầy thuyền”.

→ Phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

⇒ Chất thép hài hoà chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.

– Giá trị nghệ thuật

Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

Ngôn từ tự nhiên, bình dị và gợi cảm.

Sử dụng các biện pháp (so sánh, điệp từ, liên tưởng) đạt hiệu quả cao.

– Giá trị nội dung

Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Bài thơ: Rằm tháng giêng Nội dung bài thơ: Rằm tháng giêng

– Phiên âm:

– Dịch nghĩa:

– Dịch thơ:

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

– Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

– Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Đôi nét về tác phẩm Rằm tháng giêng

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đàu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc

– Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người

3. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

4. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

– Sử dụng điệp từ

– Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Rằm tháng giêng

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

– Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Thiên nhiên Tây Bắc

– Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất

⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng

– Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

⇒ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗ dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau

⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống

2. Hình ảnh con người

– Bàn việc quân: bàn việc kháng chiến, bàn việ sinh tử của của dân tộc

– Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng

⇒ Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hào hợp với thiên nhiên của Bác

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Nội Dung Bài Rằm Tháng Giêng

Nội Dung Bài Rằm Tháng Giêng, Văn Bản Rằm Tháng Giêng, Dàn ý Về Bài Rằm Tháng Giêng, Văn Tế Rằm Tháng Giêng, Bài Thơ Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Giêng, Dàn ý Bài Rằm Tháng Giêng, Lập Dàn ý Rằm Tháng Giêng, Dàn ý Rằm Tháng Giêng, Dàn Bài Rằm Tháng Giêng, Bài Cúng Rằm Tháng Giêng Ban Thần Tài, Bài Khấn 15 Tháng Giêng, Bài Khấn Rằm Tháng Giêng, Bài Cúng Rằm Tháng Giêng, Bài Cúng 16 Tháng Giêng, Bài Giảng Rằm Tháng Giêng, Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Nhà, Văn Khấn 30 Tháng Giêng, Bài Cúng 15 Tháng Giêng, Bài Văn Cúng Mùng 9 Tháng Giêng, Bài Khấn Rằm Tháng Giêng Năm 2023, Câu Thơ Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần Có Thể Hiểu Là, Bài Khấn Rằm Tháng Giêng Trong Nhà, Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Năm 2023, Bài Cúng Rằm Tháng Giêng Trong Nhà, Văn Khấn Ngày 7 Tháng Giêng, Bài Cúng Rằm Tháng Giêng Năm 2023, Văn Khấn Mùng 7 Tháng Giêng, Van Cung Mung 9 Thang Gieng, Bài Cúng Mùng 9 Tháng Giêng, Bài Cúng Ngày 07 Tháng Giêng, Bài Cúng Ngày 7 Tháng Giêng, Bài Cúng ông Công Rằm Tháng Giêng, Bài Cúng Phật Rằm Tháng Giêng, Văn Khấn Mùng 9 Tháng Giêng, Bài Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà Năm 2023, Thủ Tục Cúng Mùng 9 Tháng Giêng, Cac Gio Kinh Phung Vu Thang Gieng 2023, Bài Cúng ông Công Ngày Rằm Tháng Giêng, Van Cung Mong Chin Thang Gieng , Bài Khấn Cúng Mùng 9 Tháng Giêng, Bài Cúng Ngày Mùng 9 Tháng Giêng, Bài Cúng Mùng Chín Tháng Giêng Ta, Đồ án Giếng Đứng, 5 Câu Thơ Giếng Nước Gốc Đa Nhớ Người Ra Lính Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ Nào, Câu Thơ Giếng Nước Gốc Đa Nhớ Người Ra Lính Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ Nào, Một Cửa Hàng Trong Quý 1 Bán Được 380 Tấn Gạo Số Gạo Bán Được Trong Tháng Giêng Bằng 2/5 Số Gạo Bán, Một Cửa Hàng Trong Quý 1 Bán Được 380 Tấn Gạo Số Gạo Bán Được Trong Tháng Giêng Bằng 2/5 Số Gạo Bán , Giếng Thở Than, Văn Khấn Cô 9 Giếng,