Ý Nghĩa Văn Bản Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6 / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Tóm Tắt Truyện &Amp; Ý Nghĩa Hình Tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Để hiểu hơn về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6 chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh đồng thời nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn gọn mà vẫn đầy đủ nội dung chính. Với các nội dung bên dưới chắc chắn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học.

Bài tóm tắt số 1

Vua Hùng thứ 18 có người con gái nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang tên là Mị Nương. Đến tuổi lấy chồng vua mong muốn tìm cho nàng người chồng phù hợp.Hai chàng trai đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi và xuất chúng.

Chàng trai tên là Sơn Tinh đến từ núi Tản Viên là vị thần của vùng núi, còn chàng trai kia là Thủy Tinh cai trị vùng biển cả. Cả hai đều có tài nghệ riêng. Vua Hùng phân vân không biết chọn ai bèn ra điều kiện thực hiện theo yêu cầu lễ vật, ai đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Đối với Sơn Tình các lễ vật rất dễ tìm ngược lại Thủy Tinh phải tốn nhiều thời gian mới tìm đủ lễ vật. Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giận hô mưa gọi gió cướp vợ về cho bằng được.

Thủy Tinh dâng nước sông lên cao khiến thành Phong Châu ngập trong nuớc. Sơn Tinh tài nghệ không kém khi bốc từng quả đồi, dời dãy núi, đắp thành dựng luỹ ngăn dòng lũ. Hai phía giao tranh ác liệt, cuối cùng Thủy Tinh sức cùng lực kiệt đành phải rút lui.

Ghi nhớ mối thù với Sơn Tinh hàng năm Thủy Tinh hô mưa gọi gió tạo thành lũ lụt khắp nơi để tấn công Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Bài tóm tắt số 2

Truyền thuyết kể lại rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Mị Nương. Khi đến tuổi lấy chồng vua cha mong rằng sẽ tìm được chàng rể hết lòng yêu thương con.

Nghe tin vua kén rể, vua của núi rừng tên là Sơn Tinh đến và bên kia là vua của biển cả tên là Thủy Tinh. Cả hai đều có những tài nghệ riêng xuất chúng hơn người. Vua Hùng không biết chọn ai đã nghĩ ra cách yêu cầu lễ vật, ai đến trước đầy đủ lễ vật sẽ được cưới Mị Nương.

Sơn Tinh đến trước đầy đủ lễ vật, rước Mị Nương về. Thủy Tinh chậm chân hơn thấy Mị Nương bị cướp đi liền nổi giận, xua quân đi đánh Sơn Tinh. Mưa to gió lớn, nước dâng lên cao nhưng khi nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau ác liệt mấy tháng trời. Sức cùng lực kiệt Thủy Tinh đành rút lui.

Oán thù sâu nặng nên hàng năm Thủy Tinh vẫn tạo mưa to gió lớn, lũ lụt để tiến đánh Sơn Tinh nhưng đều thảm bại.

Bài tóm tắt số 3

Tương truyền rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 ông có cô con gái xinh đẹp đã đến tuổi lấy chồng. Mãi vẫn chưa tìm ra người ưng ý, nhà vua tổ chức kén rể cho con gái với mong muốn tìm được người chồng xứng đôi vừa lứa cho con gái.

Trai tráng khắp nơi về kinh thành thi thố, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa lọt vào mắt xanh của nhà vua. Đến khi hai người tiến vào xin thi tài họ là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai cùng trổ tài với nhà vua, Thủy Tinh kêu gọi gây sấm sét, gió thổi, mây đen, bốn bề tối tăm. Còn Sơn Tinh dùng phép dời từng ngọn núi, phá rừng, lấy đất chặn dòng nước đang dâng lên cao. Trời đất bỗng trở lại yên bình.

Vua thấy cả hai đều tài giỏi, phân vân chưa biết chọn ai bèn ra lệnh cả hai mang lễ vật đầy đủ đến vào sáng mai. Ai đến sớm được rước Mị Nương làm vợ. Sáng hôm sau Sơn Tinh đến trước với lễ vật voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Chàng được rước Mị Nương về làm vợ.

Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng tức giận kêu mưa, gọi gió, trời đất tối tăm, nước dâng lên ngập nhà cửa, đất đai. Tuy nhiên nước dâng lên bao nhiêu, núi dâng lên bấy nhiêu. Đánh mãi mà vẫn không thắng được Sơn Tinh, sức lực cạn kiệt, Thủy Tinh cùng quân rút lui.

Nhớ mối thù hàng năm, Thủy Tinh vẫn xua quân tiến đánh Sơn Tinh gây ngập lụt, nhà cửa đất đai chìm trong nước.

Bài tóm tắt số 4

Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái xinh đẹp, nết na được ông hết mực yêu quý. Vua muốn chọn chàng rể vừa tài giỏi vừa hiền lành nên đã mở hội kén rể. Rất nhiều chàng trai tham gia ứng tuyển nhưng không ai vừa lòng. Một hôm có hai chàng trai vào ứng tuyển họ là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người đều có tài năng riêng, Sơn Tinh thì dời núi, lấp biển còn Thủy Tinh hô mưa, gọi gió là chúa tể biển cả. Cả hai ngang sức ngang tài, vua phân chưa biết chọn ai đành ra quy định sắm đủ sính lễ đến vào sáng mai để rước Mị Nương về làm vợ. Vì sính lễ chủ yếu trên rừng nên Sơn Tinh dễ dàng hơn, chàng rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh đến sau tức giận, hô mưa, gọi gió khiến lũ lụt khắp nơi tấn công đòi vợ nhưng nước lên bao nhiêu thì núi lên bấy nhiêu. Mệt mỏi, thất thế, Thủy Tinh rút lui.

Nhớ mối thù cướp vợ hàng năm Thủy Tinh dâng nước tấn công nhưng đều thảm bại.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Như vậy các em vừa tham khảo bài hướng dẫn tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh và nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh, tham khảo sử dụng tư liệu trên để làm bài tập, các em học sinh khi sử dụng không sao chép nguyên bản phải nhớ chỉnh sửa lại hoàn chỉnh nhất. Chúc các em học thật tốt.

Ngoài ra, mời các em tìm hiểu bài viết Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em dành cho học sinh lớp 6.

Bài Soạn Lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Thể loại: Truyền thuyết

Bố cục: 3 phần

Chuỗi sự việc chính:

1 – Vua Hùng kén rể

2 – Sơn Tinh-Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

3 – Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

4 – Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

5 – Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

7 – Hàng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam? Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 3 đoạn:

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó? Trả lời:

Trong truyện có hai nhân vật chính đó là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Hai nhân vật này được miêu tả:

Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.

Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Trả lời:

Ý nghĩa của chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Trả lời:

Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho hàng năm nước ta xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí thêm trong lành hơn.

Trả lời:

Bánh chưng, bánh giầy

Sự tích trầu cau

Chử Đồng Tử – Tiên Dung

Mị Châu – Trọng Thủy

Phù Đổng Thiên Vương

Ý Nghĩa Của Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, những yếu tố kỳ ảo của câu chuyện giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn 6

– Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ

– Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ

– Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua Hùng

– Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.

Bài tập Ngữ văn lớp 6 – Sơn Tinh, Thủy Tinh

Mở bài Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 1

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 2

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 3

Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em

Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tưởng tượng về cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện đại ngày nay

Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng

Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 6: Văn Bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu Theo truy Tinh, Th Tinh, cu chi gi Tinhệ ơvà Th Tinh kéo dài trong th gian bao lâu?ủ ờA. Hai bên đánh nhau ròng rã tháng tr i.ấ ờB. Hai bên giao chi su năm.ế ườC. Hai bên đánh nhau su năm ròng.ố ộD. Năm nào hai bên cũng đánh nhau.Câu Trong truy Tinh, Th Tinh, ng Vi đã nh nệ ườ ậth và gi thích quy lu thiên nhiên nh th nào?ứ ếA. Nh th hi th ng ghi chép chân th c.ậ ựB. Nh th và gi thích hi th đúng ch nó ngậ ằkhoa c.ọC. Nh th và gi thích hi th ng trí ng ng phong phú.ậ ưở ượD. Nh th và gi thích hi th không trên th .ậ ếCâu Nh ng ra tính ch truy thuy ởtruy Tinh, Th Tinh là gì?ệ ủA. Nh ng chi ti hoang đng là ph ng ng hữ ườ ưở ượ ưc nhân dân.ấ ủB. Ngh thu xây ng hình ng nhân đc đáo mang đm màuệ ượ ậs dân gian.ắC. Các ki chân th ch .ự ửD. ch và nh ng chi ti ngh thu kì o.ấ ảCâu Trong truy Tinh, Th Tinh, nguyên nhân tr ti nàoệ ếd đn cu đánh nhau gi Tinh và Th Tinh?ẫ ủA. Th Tinh không đc ng làm .ủ ượ ươ ợB. Tinh và Th Tinh đã có oán thù tr c.ơ ướC. Vi Hùng ng kén .ệ ươ ểD. Vua Hùng không công ng trong vi đt ra sính .ằ ễCâu Chi ti nào trong truy Tinh Th Tinh không mangế ủy ng ng kì o?ế ưở ượ ảA. Tinh có tài non bi n.ơ ểB. Tinh và Th Tinh đánh nhau ròng rã tháng tr i.ơ ờC. Hàng năm, ta th ng xuyên có nh ng tr lũ n.ở ướ ườ ớD. Th Tinh có tài hô gió, làm nên lũ t.ủ ụCâu Sách giáo khoa Ng văn 6, gi thích: “Th thai: tữ ắđu có thai (có ch a, mang u…)”. Trong tr ng trên, tác gi đãầ ườ ảs ng cách nào gi thích nghĩa ?ử ừA. trình bày khái ni và nêu nh ng đng nghĩa tế ừc gi thích.ầ ảB. ng các đng nghĩa gi thích.ử ảC. ng các trái nghĩa gi thích.ử ảD. Trình bày khái ni mà bi th .ệ ịCâu Trong truy Tinh Th Tinh, vua Hùng đã kén ch ngệ ồcho ng ng cách:ị ươ ằA. ch thi tài võ ngh ai th ng là ng đc Mổ ườ ượ ướ ịN ng.ươB. Ai dâng lên nhi ngon thì đc ng.ề ượ ướ ươC. Ai ch ng đc lòng trung th c, chăm ch lao đng thì đcứ ượ ược ng.ướ ươD. Quy đnh th gian đem đn, ai đn tr đc Mị ướ ượ ướ ịN ng.ươCâu Sách Ng văn 6, gi thích “S Tinh: Th núi; Th yữ ủTinh: Th c” là đã gi thích nghĩa theo cách nào?ầ ướ ừA. Dùng trái nghĩa đc gi thích.ừ ượ ảB. Dùng đng nghĩa đc gi thích.ừ ượ ảC. Trình bày khái ni mà bi th .ệ ịD. Không theo ba cách trên.

Kể Chuyện Tưởng Tượng Lớp 6: Sơn Tinh Thủy Tinh

Kể chuyện tưởng tượng lớp 6: Sơn tinh thủy Tinh BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ CHUYỆN SƠN TINH THỦY TINH

Một ngày đẹp trời, tôi ngồi xung quanh những đứa cháu của mình, kể cho chúng nghe về tôi, về những thời kì oai hùng và vĩ đại mà tôi đã sống và trải qua. Câu chuyện đánh ghen đời đời kiếp kiếp đã đi vào những câu ca dao cho đến tận bây giờ:

“Núi cao sông hãy còn dài

Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”

Bà là từng là người hầu thân cận của nàng công chúa Mị Nương. Mị Nương là công chúa của vua Hùng thứ 18, nổi tiếng xinh đẹp tuyệt trần lại hiền dịu, nết na. Nàng luôn biết nên phải làm điều gì, không nên và biết ứng xử phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. Có thể nói, nàng là người con gái toàn vẹn về mọi mặt khiến cho mọi người phụ nữ đều muốn được giống như nàng và mọi người đàn ông đều muốn lấy nàng làm vợ. Đến tuổi lấy chồng nhưng Mị Nương lại chưa có ý chung nhân, vả lại hôn nhân của nàng không được quyền quyết định, hoàn toàn là do cha nàng sắp đặt. Nàng tin cha mình sẽ chọn cho nàng được người chồng xứng đáng. Vua Hùng đã mở hội kén rể tìm cho con gái một người chồng xứng đáng. Rất nhiều người đến tuyển chọn nhưng chẳng ai hợp yêu cầu cả. Đến bà còn thấy không xứng với Mị Nương nữa. May sao, đến cuối hội thi, có hai chàng thanh niên cường tráng đến, Hai người trông đều rất khôi ngô, tuấn tú.

Tâu vua, tôi tên là Sơn Tinh sống ở núi Tản. Cai quản vùng núi, chủ của muôn chim thú rừng chính là tôi.

Người này vừa nói xong, gió từ đâu ào ào thổi tới. Sơn Tinh có khuôn mặt khôi ngô với mái tóc cắt ngắn và trang phục được thêu với những hình ảnh núi rừng và con vật.

Tâu, tôi là Thủy Tinh- người cai quản tất cả những thứ dưới biển, gồm tôm, cua, ốc, cá, … Mọi người muốn đi qua sông suối, muốn đi biển, đều phải xin phép tôi.

Tiếng Thủy Tinh vừa dứt, mây đen ầm ầm kéo đến che kín cả bầu trời. Người này có vẻ hoang dã hơn với mái tóc dài và bộ y phục thêu những hình thủy quái và sóng biển.

Bà để ý thấy Mị Nương hay nhìn sang phía Thủy Tinh, thỉnh thoảng lại cười mỉm. Nhưng nàng không nói ra. Không thể phân định thắng thua giữa hai người tài năng, vua Hùng bèn giao ra một nhiệm vụ:

Mỗi người đều rất tài giỏi và đều ngang tài ngang sức. Vì thế, ta quyết định ai mang lễ vật đến trước, người đó sẽ được lấy con gái ta. Lễ vật phải đầy đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Đúng lễ vật và thời gian sớm hơn. Hai người đồng ý không?

Hai người đồng ý rồi đi về. Bà có thể nhìn thấy rõ vẻ lo lắng trên gương mặt Mị Nương. Rõ ràng ra bài toán này, vua Hùng đã có ý thiên vị cho Sơn Tinh, toàn những thứ ở trên cạn mà.

Ngày hôm sau, Mị Nương dậy rất sớm. Khác với vẻ tinh anh và bình tĩnh thường ngày, nàng đang lo lắng, đi qua đi lại trong phòng. Khi nghe có người đến giao lễ vật, nàng vội chạy ra ngoài. Thì ra là Sơn Tinh. Trên mặt nàng có chút hụt hẫng, vẻ thất vọng. Hôn lễ được cử hành ngay sau đó. Nàng Mị Nương thật lộng lẫy và xinh đẹp trong bộ áo tân nương được may rất tỉ mỉ và quý giá.

Trong khi Sơn Tinh đón Mị Nương về núi, Thủy Tinh mới giao sính lễ tới. Nhưng đã quá muộn. Nhưng thực sự Thủy Tinh đã rất giỏi để tìm được những đồ vật trong thời gian ngắn như thế. Thủy Tinh bỗng nổi cơn thịnh nộ, đuổi theo Sơn Tinh. Chàng nổi gió, nâng nước lên để đắm chìm tất cả những cảnh vật và con người ở mặt đất. Mị Nương hốt hoảng, Sơn Tinh thì dùng sức mạnh của mình để nâng nhà cửa, ruộng đồng và đồi núi lên. Thủy Tinh dâng nước bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng nhà cửa lên bấy nhiêu. Không ai chịu ai, mấy ngày mấy đêm đều diễn ra cuộc chiến ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đành chịu thua nhưng vẫn tuyên bố rằng sẽ tìm đến Sơn Tinh để báo thù. Lúc ấy, nàng Mị Nương càng buồn và thất vọng về Thủy Tinh.

Và như thế, cứ mỗi năm, Thủy Tinh lại dâng nước thành lũ đánh phá Sơn Tinh nhưng đành chịu thua. Còn Mị Nương và Sơn Tinh lại sống với nhau hạnh phúc với sự bình yên, trù phú của dân làng.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG SƠN TINH THỦY TINH LỚP 6

Ta là Hùng Vương đời thứ mười tám. Ta có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, lại cầm kì thi hoạ nên ta rất mực yêu thương, chiều chuộng.

Mị Nương đã đến tuổi cập kê nên ta muốn chọn cho con một người chồng vừa hiền tài, một người con rể có tài thao lược quân sự nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, cũng biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú, võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được ta ưng chọn. Chẳng bao lâu sau có hai chàng trai đến cầu hôn. Ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng ta đã có phần ưng ý lắm. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, những bắp thịt nổi cuồn cuộn, ánh mắt sáng tựa như sao mai. Hắn mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này xưng tên là Sơn Tinh đến từ vùng núi. Sơn Tinh tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Ta và triều thần ai nấy đều khâm phục hết sức. Còn người kia xưng là Thủy Tinh, đến từ vùng nước xanh thẳm. Thủy Tinh có mái tóc bồng bềnh như sóng nước, nét mặt toát lên hào khí hùng tráng. Vị chúa này khoác trên mình bộ giáp bằng vảy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa được vung lên thì ở đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ một lát sau, mưa trút xuống ào ào, giông tố nổi lên khiến tất cả mọi người đều kinh hãi hùng. Ta thấy cả hai đều tài giỏi, đều xứng đáng làm con rể ta mà ta lại chỉ có duy nhất một người con gái. Suy nghĩ đắn đo mãi không được, ta bèn triệu các Lạc hầu, Lạc tướng vào bàn bạc.

Cuối cùng, ta phán:

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có lễ vật ra mắt ta. Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con gái cho người ấy. Lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hai chàng tuân lệnh rồi đi về để sắm lễ vật. Nhìn theo bóng dáng hai người, ta cảm thấy hài lòng vì tìm được chàng rể tốt dù cho ai mang lễ vật đến trước, nhưng một mặt lại linh tính điều gì không hay sắp xảy đến.

Sáng hôm sau, khi tất cả mọi người còn đang say giấc Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước điện. Lễ vật gồm đủ mọi thứ mà ta yêu cầu. Giữ lời hứa, ta cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương về núi. Đoàn xe đi được một đoạn thì Thủy Tinh mới đem lễ vật đến. Nghe tin con gái ta đã được gả hắn trở nên giận dữ, mắt đỏ ngầu, tiếng hét cất lên mỗi lúc một man rợ. Ta bèn sai người phi ngựa báo tin cho Sơn Tinh. Cùng lúc đó, từ phía cung điện, ta lại nhìn thấy những vầng mây đen cùng những cơn cuồng phong đang ùn ùn kéo tới chỉ chờ đợi nhấn chìm thành Phong Châu của ta trong biển nước. Linh cảm không lành trước đó của ta đã đúng. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước làm ngập nhà cửa, làng mạc. Của cải của người dân mà ta vô cùng yêu quý bị cuốn trôi đi ngay lập tức. Tiếng khóc than vang lên mỗi lúc một đau đớn. Ta và triều thần tìm mọi cách đưa người dân lên núi cao lánh nạn, trong lòng cứ bồn chồn lo lắng cho vợ chồng Mị Nương. May thay trước những đòn đánh quyết liệt của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng mà bình tĩnh tìm cách chống trả lại. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước. Trận đánh càng ngày càng gay go ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về trong nhục nhã ê chề.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Ta và các quan tướng cùng người dân xây dựng đê điều ngăn lũ và cùng nhau hợp sức giúp chàng rể đánh đuổi kẻ thù. Tuy nhiên dù có bị đánh bại thì Thủy Tinh vẫn không nguôi ý định trả thù.