Ý Nghĩa Văn Bản Sông Núi Nước Nam / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Đọc Hiểu Văn Bản Sông Núi Nước Nam

hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra:Đọc thuộc lòng 1 bài ca dao mà em yêu thích, Nội dung 3. Bài mới Hoạt động của thầy HĐ1 :HDHS đọc và tìm hiểu chú thích.

Hoạt động của trò

HS đọc văn bản. Nội dung cần đạt

I- Đọc – chú thích * ĐọcG – Đọc 2 bài thơ SGK giới thiệu thể hiện thơ thất ngôn tứ tuyệt . Bài thơ 1 cần đọc với giọng như thế nào? – Nêu hoàn cảnh ra đời 2 bài thơ ?Giải nghĩa 1 số từ khó – 4 câu mỗi câu 7 tiếng Kết cấu 4 phần, hợp vần 1,2,4 – 4 câu – 5 chữ – Dõng dạc, trang nghiêm Học sinh đọc bản phiên âm và dịch thơ * Chú thích Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu

văn bản

– Học sinh – đọc 2 câu đầu II / Tìm hiểu văn bản 1. Sông núi nước Nam ? Nhận xét giọng điệu 2 câu thơ đầu ? ? ”Đế”,trong bản phiên âm – Đanh thép, dõng dạo, đường hoàng Vua – tượng trưng cho Sông núi nước nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời có nghĩa là gì?

quyền lực tối cao của cộng đồng, đại biểu, đại diện cho nhân dân. chia xứ sở. ? Tại sao ở đây tác giả dùng “Nam đế cư” ? Em hiểu “Vằng vặc sách trời chia xứ sở” hay “định phận tai thiên thư” là ntn? Dùng sao để giải thích. ? Hai câu đầu nói lên điều gì ? – Nước Nam là của Vua Nam ở. Ngang bằng với vua Phương Bắc, nước có vua là có chủ quyền có nền độc lập . Điều đó ta được sách trời định sẵn, rõ ràng. Là chân lý lịch sử khách quan, không ai chối cãi được .

đ Khẳng định 1 niềm tin, 1 ý chí về chủ quyền quốc gia Khẳng định tính độc lập, chủ quyền của Đại Việt. ? Hỏi “cớ sao” và gọi “nghịch lỗ“? nhà thơ đã bộc lộ thái độ gì ?

– Răn đe bằng 1 câu hỏi tu từ, đ khẳng định 1 cách đanh thép ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và

? Câu cuối bài thể hiện nội dung gì? ?Văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập, Em hiểu thế nào là 1 tuyên ngôn độc lập

niềm tin vào sức mạnh của dân tộc. đ Giống bản tuyên ngôn độc lập ? Đây là bài thơ thiên về biểu ý được thể hiện theo bố cục như thế nào? là Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước . – Chân lý lịch sử, chủ quyền đất nước đ Trái với chân lý trên đ Thất bại là tất yếu đ Sắp xếp theo lôgic chặt chẽ

? Thái độ và cảm xúc của tác giả qua bài thơ? – Niềm tự hào về chủ quyền dân tộc, căm thù, giặc, tin tưởng vào chiến thắng đ biểu cảm: chính xác ẩn kín đằng sau cách nói mạnh mẽ,

khẳng định. * Bài thơ được mệnh danh “thơ thần” là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc biểu thị ý chí sức mạnh Việt Nam. Gọi HS đọc ghi nhớ H – Đọc ghi nhớ * Ghi nhớ Hoạt động 3: ? 2 câu đầu nói về điều gì ?

? Nói chiến thắng Chương Dương trước có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh đọc bài thơ 2 câu đầu tác giả nhắc 2 chiến thắng – Chiến thắng Chương Dương sau nhưng nói trước là bởi đang sống trong không khí chiến thắng Hàm Tử. 2. Phò giá về kinh a) 2 câu đầu ? Tác giả bộc lộ thái độ như thế nào khi nói về 2 chiến – Tự hào mãnh liệt, vui sướng đ kể c2 bộc lộ được tình cảm đ tự sự c2 có thể Niềm vui, niềm tự hào kể về 2 chiến thắng ? biểu lộ được tình cảm. thắng ? Nhận xét giọng thơ 2 câu sau so với 2 câu đầu. – Sâu lắng, thâm trầm như một lời tâm tình, nhắn gửi: b) 2 câu sau ? 2 câu sau có nội dung gì? Thái độ tình cảm được thể hiện trong bài thơ ? ?Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ ? – Câu thơ hàm chứa 1 tư tưởng vĩ đại. Khi TQ đứng trước hoạ xâm lăng, anh em đồng lòng đánh giặc, khi hòa bình ai ai cũng phải “tu trí lực” tự hào về QK oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước để sống và lao động sáng tạo. – Lối diễn đạt giản dị, chính xác trữ tình thể hiệnt trong ý tưởng. – Lời động viên, xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Hoạt động 4:

Kết luận chung về 2 bài thơ. – 2 bài thơi thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc * Ghi nhớ

D. HDVN :

– Đọc thuộc lòng phiên âm, dịch thơ -Làm BT 5 – SBT.

ta. – Nêu cao chân lý vĩnh viễn

– Khí thế chiến thắng, khát vọng thịnh trị Học sinh đọc ghi nhớ HS tự bộc lộ.

Đọc Hiểu Văn Bản: Sông Núi Nước Nam

SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ tuy làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, nhưng lời giản dị và chắc nịch như ngạn ngữ. Với kết câu gọn, bài thơ gồm hai vấn đề :

– Hai câu đầu nêu lên một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nguyên lí đó là : quyền độc lập và tự quyết vốn có của dân tộc ta tự ngàn xưa.

– Hai câu sau nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả của nguyên lí trên, nguyên lí hệ quả này có giá trị như một lời hịch, đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta để bảo đảm quyền độc lập, tự quyết nói trên.

Và như vậy, bất cứ kẻ địch nào xâm phạm quyền độc lập, tự quyết đó nhất định sẽ thất bại thảm hại.

1. Quyền độc lập và tư quyết của dân tộc ta

Từ hai câu thơ :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

toát lên một ý chí sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho một bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỉ XI.

Núi sông này thuộc quyền vua nước Nam, người đại diện cho dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Cương vực nước Nam đã rõ ràng, được ghi trong sách trời (thiên thư ) tức trong phạm vi phân dã (ở đây chỉ phân dã các sao Dực, Chẩn,…) trong sơ đồ của 28 sao trên trời (Nhị thập bát tú), không dính líu đến cương vực các nước khác.

Một nước ở ngoài ngũ phục như nước Văn Lang thì Hùng Vương có cương vực riêng theo như phân dã quy ước trong hệ thống Nhị thập bát tú ; mà bài thơ “thần” trong sách T ân đính hiệu bình Việt điện u linh đã đề cập tới :

Nam Bắc phong cương các biệt cư, Tinh phân Dực, Chẩn tại thiên thư…

và dân tộc ta có cư dân riêng, tiếng nói riêng, phong tục riêng tóm lại là một nền văn hiến riêng, như về sau Nguyễn Trãi đã nhắc lại ở phần đầu bài Bình Ngô đại cáo :

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bấc Nam cũng khác…

Nước Đại Việt ta từ nghìn xưa đó, quê hương của trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, của anh hùng làng Gióng kiên cường…

2. Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta

Hai câu sau là hai câu luận và kết của bài thơ :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên của bài thơ “thần” bất hủ này. Hai câu sau này vừa có ý nghĩa một lời hịch thúc đẩy quân dân ta tiến lên tiêu diệt địch, vừa có ý nghĩa tuyên ngôn cảnh cáo bọn xâm lược là : chớ có làm điều phi nghĩa, trái với lẽ phải mà chuốc lấy tai vạ !

Quả vậy, nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, triều đình nhà Lí đã bình tĩnh trước âm mưu xâm lược của nhà Tống. Năm 1075, đối nội, thì triều đình cho mỏ khoa thi Tam trường đầu tiên để chọn nhân tài, đối ngoại, thì Lí Thường Kiệt cho truyền đi bài hịch gọi là Lộ bố văn cho nhân dân phía nhà Tống ở sát biên giới biết chủ trương của phía ta là chỉ trừng trị bọn chủ mưu xầm lược, “quét sạch dơ bẩn hôi tanh để cho nơi nơi được hưởng cảnh thanh bình, chứ không nhằm vào dân chúng” và bài hịch đó dọn đường cho đại quân ta tấn công vào các ổ tập kết của giặc Tống ở Khâm châu, Ung châu.

Đến năm 1076, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bài thơ “thần” từ thời Ngô Quyền lại dõng dạc vang lên giữa không trung, khơi dậy trong lòng toàn quân, toàn dân ta “truyền thống đấu tranh bất khuất” hàng nghìn năm của dân tộc ta. Câu thơ : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm nêu lên một mệnh đề dưới dạng nghi vấn, để rồi câu thơ tiếp theo Nhữ đắng hành khem thủ bại hư là một mệnh đề khẳng định, trả lời câu thơ trên một cách đanh thép. […]

(Theo Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập I, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1982)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

(Trích)

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi)

Nêu Giá Trị Nghệ Thuật, Nội Dung, Ý Nghĩa Của Bài Thơ Sông Núi Nước Nam

Bố cục và cách biểu ý, biểu cảm của bài thơ

– Sông núi nước Nam vẫn được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiển của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không ai, không thế lực nào có quyền xâm phạm chủ quyền đó của dân tộc.

– Ở bài thơ này có hai ý cơ bản được biểu đạt khá rõ ràng:

+ Ý 1 (hai câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.

Thời dó (thế kỉ XI), xưng Nam quốc là có ý nghĩa sâu xa bởi sau một ngàn năm đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc chỉ coi nước ta là một quận của chúng và không thừa nhận nưởc ta là một quốc gia độc lập, có chủ quyền về lãnh thổ. Tiếp đó, xưng Nam đế cũng có nghĩa như vậy. Đế là hoàng đế. Xưng Nam đế có nghĩa đặt vua của nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa (vua các nước chư hầu chỉ được gọi là Vương). Khẳng định nước Nam là của người Nam là khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta. Đó là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Đó còn là sự khẳng định tư thê làm chủ đất nước của dân tộc ta – một tư thế tự hào, hiên ngang.

Sự thật lịch sử trên lại được ghi “tại thiên thư” – điều ấy đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu thần linh khiến cho sự khẳng định ở câu 1 tăng thêm.

+ Ý 2 (hai câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ thảm bại.

Sau khi khẳng định chủ quyền của dân tộc, câu 3 bộc lộ thái độ đối với bọn giặc cướp nưởc – đó là thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ: Tại sao quân lính của một nước tự xưng là thiên triều lại dám ngang nhiên xâm phạm trái lệnh trời? Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám hành động như vậy (nghịch lỗ: giặc dữ). Câu 4 như là lời trực tiếp nói với bọn giặc dám xâm phạm tới đạo trời và lòng người, rằng: chúng sẽ thua to và nhất định chuốc lấy thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ người sáng tác có niềm tin sắt đá là sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ chân lí, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đất nước. Hai câu sau khẳng định một lần nữa chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. Chân lí ấy hợp ý trời và thuận lòng người.

– Bố cục bài thơ rõ ràng, mạch lạc. Cách lập luận của bài thơ thuyết phục người đọc, người nghe: Nước Nam là một nước có chủ quyền – đó là lẽ tự nhiên của trời đất. Chính vì thế, những kẻ làm trái đạo trời, đi ngược lẽ phải tất yếu sẽ thảm bại.

Đặc sắc về nghệ thuật

– Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. Nước Nam là của người Việt, nước Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

– Bài thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều yếu tố Hán Việt khiến cho lời thì ít nhưng ý vô cùng.

– Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá. Cảm xúc của người viết được dồn nén trong ý tưởng. Đó cũng là đặc điểm chung của thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán – bày tỏ ý chí, quan điểm, tấm lòng,… Lời thơ như những câu nghị luận, mang tính chất tuyên ngôn và ẩn trong đó là cảm xúc tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước.

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc với việc sử dụng từ ngữ chính xác, giọng thơ đanh thép dõng dạc, bài thơ Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Soạn Văn 7 Sông Núi Nước Nam Tóm Tắt

1. Bố cục bài thơ

Chia làm 2 phần

Phần 1: (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ

Phần 2: (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

2. Hướng dẫn soạn văn Sông núi nước Nam

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Về số câu: có 4 câu thơ.

Về số chữ: mỗi câu có 7 chữ.

Cách hiệp vần: những chữ cuối câu 1. 2. 4 hiệp vần với nhau (cư, thư, hư).

Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này:

Nước Nam có chủ quyền là của người Nam.

Khi giặc ngoại bang xâm chiến nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Bố cục: tham khảo ở mục 1.

Bài thơ được biểu ý dựa theo cách lập luận của bài văn nghị luận, các ý được sắp xếp một cách logic và chặt chẽ.

Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước non có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.