Ý Nghĩa Văn Bản Thạch Sanh / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Giới thiệu chung về truyện cổ tích Thạch Sanh

Giới thiệu chung về cổ tích Thạch Sanh

Nguồn cảm hứng toàn mạch của câu truyện cổ tích dựa vào sự ra đời của Thạch Sanh. Thạch Sanh là con một trong gia đình tiều phu tốt bụng. Từ nhỏ, chàng đã sống trong sự nghèo khổ. Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ nghề kiếm củi. 

Nhưng xuất thân của chàng vô cùng đặc biệt. Chành chính là con của Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống hạ giới. Mẹ chàng đã mang thai chàng trong bụng tới mấy năm mới sinh ra.

Từ bé, Thạch Sanh đã được các thiên thần dạy cho võ nghệ tinh luyện và các phép thần thông biến hoá. Điều này mang ý nghĩa tô đậm xuất thân và quá trình lớn lên kỳ lạ và đặc biệt của Thạch Sanh. Đồng thời, chi tiết đó giúp làm tăng tính hấp dẫn của mạch câu chuyện.

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang nhiều giá trị nghệ thuật cao

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang tính nghệ thuật cao. Kết cấu và cốt truyện logic, mạch lạc đầy tính hấp dẫn. Tình tiết truyện được sắp xếp một cách khéo léo và vô cùng hoàn chỉnh. Tác giả còn xây dựng hình tượng hai nhân vật Thạch Sanh – Lý Thông đối lập nhau hoàn toàn. Điều dó tạo nên một cốt truyện vững chắc và logic. Tất cả các chi tiết và yếu tố thần kỳ được cấu thành đều mang ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh có thẩm mỹ cao.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu ngợi ca những chiến công rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người anh hùng dân gian. Đồng thời, câu chuyện cũng thể hiện những mơ ước cháy bỏng về sự đổi đời, thoát nghèo của người nông dân. Hiện thực hoá ước mơ cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt sẽ được đền đáp kết quả xứng đáng, hoà bình chắc chắn thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình sẽ luôn được yên ổn, hạnh phúc và phát triển.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh

Từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện đều góp phần mang tới ý nghĩa tốt đẹp cho câu truyện cổ tích Thạch Sanh. Mỗi ý nghĩa là bài học mà cha ông muốn gửi tới thế hệ con cháu đời sau. Chính vì thế, chúng ta phải biết trân trọng, phải cảm nhận thật sâu sắc về truyện cổ tích này. Một vài ý nghĩa có thể điểm qua như sau:

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Âm nhạc là yếu tố luôn được cho là có phép màu thần tiên. Đây cũng là chi tiết khá phổ biến và đặc biệt trong mọi thể loại truyện cổ dân gian Việt Nam. Tiếng đàn được cất lên ở đây đại diện cho điều tốt, cái thiện kết hợp cùng với tinh thần yêu chuộng hoà bình của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Tiếng đàn như một loại vũ khí vô hình đặc biệt có khả năng cảm hoá tinh thần và thu phục kẻ thù giặc ngoại xâm. Tiếng đàn đã được xây dựng thành một chi tiết đặc biệt thần kỳ không chỉ trong truyện cổ tích Thạch Sanh mà còn ở những câu chuyện cùng thể loại khác nữa. 

Bên cạnh đó, tiếng đàn được sử dụng như một liều thuốc cứu công chúa khỏi căn bệnh nan y. Từ đó, Thạch Sanh có cơ hội được giải oan và vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông. Điều này tượng trưng cho công lý luôn chiến thắng.

Tiếng đàn được xây dựng với vai trò quan trọng xuyên suốt mạch câu chuyện. Chúng được cảm hóa nhờ người thổi đức độ. Tình tiết tuy hư cấu nhưng lại vô cùng ý nghĩa.

Ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa niêu cơm thần trong Thạch Sanh

Khi tất cả quân của 18 nước cùng với chư hầu kéo sang, Thạch Sanh đã nhanh chóng gảy đàn cho chúng nghe. Trước khi ra về, Thạch Sanh còn chiêu đãi thêm món niêu cơm thơm ngon cho bọn chúng ăn. Điểm kỳ lạ là cứ xới hết thì niêu cơm lại đầy, không có dấu hiệu vơi đi.

Hình ảnh niêu cơm thần trong câu chuyện dân gian này mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh. Mà những ý nghĩa ấy được người dân Việt dùng để ứng dụng trong cuộc sống về sau này rất nhiều.

Thay vì sử dụng vũ lực để chống vũ lực, Thạch Sanh đã dùng tới trí thông minh của mình để thu phục quân thù. Điều đó thể hiện một tư tưởng ưa chuộng hoà bình, yêu nước, nhân nghĩa của toàn thể nhân dân ta.

Qua hình ảnh chi tiết này, tác giả còn phản ánh mơ ước, mong muốn của toàn thể nhân dân ta về một cuộc sống ấm no hạnh phúc và dân giàu nước mạnh.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh đầu tiên ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người. 

Như thế, chi tiết niêu cơm đã một phần thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo và đạo lý làm người của nhân dân ta. Điều đó góp phần tạo nên một hình tượng Thạch Sanh nghĩa hiệp, nhân từ trong mắt người đọc. Chúng cũng mang tới bài học cho đời sau về việc xử lý khôn khéo, mang lại hiệu quả cảm thụ cao.

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng. 

Qua ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh, tác giả cũng mong muốn hướng người đọc hướng thiện. Hãy sống theo lối sống có đạo đức, sống cho mình và cho cả những người xung quanh. 

Nội Dung Ý Nghĩa Của Truyện Thạch Sanh Lớp 6

– Thạch Sanh – Là con một gia đình nông dân tốt bụng – Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi – Là con của Ngọc Hoàng đâù thai xuống – Bà mẹ mang thai mấy năm mới sinh được con

– Thạch Sanh được thiên thần dạy cho các môn võ nghệ vừa có sự bình thường, vừa có khác thờng Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, người kể chuyện muốn thể hiện Thạch Sanh là con của ngời dân thờng, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nông dân.

II. Ý nghĩa truyện Thạch Sanh

– Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch sanh:

Âm nhạc được cho là một thứ phép thần kì là chi tiết phổ biến và vô cùng đặc biệt trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam. … Tiếng đàn ở đây là sự đại diện cho cái thiện kết hợp với tinh thần yêu chuộng và xây dựng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí vô cùng đặc biệt để cảm hóa và thu phục kẻ thù. Tiếng đàn được xây dựng nên là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích dân gian Thạch Sanh nói riêng và các câu chuyện khác nói chung.

– Hình ảnh niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch sanh này lại mang rất nhiều ý nghĩa:

+ Thay vì sử dụng vũ lực để đánh giặc, Thạch Sanh lại cho giặc ăn cùng với trí thông minh của mình: thể hiện tư tưởng hòa bình, nhân nghĩa của dân ta.

+ Đồng thời qua đó phần nào phản ánh mơ ước của nhân dân ta về cuộc sống ấm no “phú quốc binh cường” – dân giàu nước mạnh.

– Và như vậy, chi tiết niêu cơm thần đã thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta, góp phần làm hình tượng Thạch Sanh thêm đẹp đẽ hơn.

– Ý nghĩa của cung tên vàng trong truyện Thạch Sanh:

Cung tên là một vũ khí tuyệt vời và nó đã giúp Thạch Sanh cứu được công chúa.

– Ý nghĩa cách kết thúc truyện Thạch Sanh:

Câu chuyện gửi gắm ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện luôn luôn thắng cái ác và người tốt sẽ luôn được đền đáp một kết quả xứng đáng. Qua đó, tác giả cũng luôn muốn hướng người đọc tới cái thiện, hãy sống vì mình và vì những người xung quanh.

Lập Dàn Ý Phân Tích Truyện Thạch Sanh

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. (Lâm Thị Mỹ Dạ)

– Quả đúng như vậy, truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng đã đem đến cho thế giới tuổi thơ của em bao điều kì thú, bao giấc mơ đẹp bởi sự tuyệt vời và sâu xa của nó.

– Em yêu thích truyện Thạch Sanh từ thời em còn thơ bé. Hình ảnh người dũng sĩ Thạch Sanh đã in đậm trong tâm trí của em và lưu giữ mãi trong em cho đến tận bây giờ.

– Mỗi khi đọc truyện Thạch Sanh, em lại như thấy hiện lên trước mắt mình hình ảnh chàng dũng sĩ đang dương cung bắn đại bàng…

2. Phần Thân bài a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm * Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh.

– Cha mất khi Thạch Sanh chưa chào đời. Mẹ mất khi Thạch Sanh vừa khôn lớn. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chí có một lưỡi búa của cha để lại. Thạch Sanh sống bằng nghề đốn củi.

– Thạch Sanh không có ai là người thân. Khi có Lý Thông muốn kết nghĩa anh em với mình, Thạch Sanh hiền lành, thật thà, chât phác đã cảm động và vui vẻ nhận lời. Thật tội nghiệp cho một Thạch Sanh hiền lành và chất phác mà không nơi nương tựa.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.

Truyện lên án Lý Thông, một kẻ tham lam, mưu mô và độc ác.

– Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh không phải để anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà chí để lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh mà thôi. Hắn nghĩ “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

– Đến lượt Lý Thông đi nộp mình cho chằn tinh nhưng lại lừa Thạch Sanh đi thay. Khi Thạch Sanh giết được chằn tinh thì Lý Thông lại tìm cách đuổi Thạch Sanh đi và cướp công của Thạch Sanh. Lý Thông thật là một kẻ mưu mô và đáng ghét.

– Khi nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa bị mất tích, Lý Thông lại tìm cách lợi dụng Thạch Sanh. Hắn cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin về Thạch Sanh. Khi gặp Thạch Sanh, Lý Thông nói về việc tìm công chúa. Thạch Sanh thật thà kể lại cho hắn nghe. Và hắn đã nhờ Thạch Sanh giúp đỡ. Lý Thông đúng là một kẻ mưu mô xảo trá.

– Khi Thạch Sanh đã cứu được công chúa, Lý Thông liền lấp cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh để cướp công. Điều đó chứng tỏ Lý Thông là một kẻ vô cùng độc ác.

– Qua một loạt những lời nói, hành động của Lý Thông, tác giả dân gian đã vạch trần bản chất xấu xa, mưu mô, xảo quyệt, độc ác của mẹ con nhà hắn. Đó cũng chính là lời tố cáo của những người dân lao động đối với những kẻ xấu xa trong xã hội.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.

– Truyện ca ngợi tài năng của Thạch Sanh. Tài năng ấy được đem ra trừ diệt bọn yêu quái yêu tinh, nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân được yên bình.

+ Chằn tinh là con yêu quái có nhiều phép lạ, có sức mạnh ghê gớm. Nó thường ăn thịt người. Người người đều khiếp sợ. Quan quân đã nhiều lần bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Vậy nhưng chỉ một mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh “Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoát hiện. Thạch Sanh không nao núng, dùng võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm hai…”

+ Đại bàng là một con yêu tinh có nhiều phép lạ nhưng cũng chết thảm hại bởi sức mạnh và tài năng của Thạch Sanh: “Nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chật đứt vuốt sắc, bổ vỡ cái đầu con quái vật.. “.

+ Tài năng của Thạch Sanh còn thế hiện qua tiếng đàn. Bằng tiếng đàn, chàng đã chinh phục được quân của mười tám nước chư hầu.

– Truyện ca ngợi lòng vị tha của Thạch Sanh.

+ Lý Thông tìm mọi cách để hãm hại Thạch Sanh. Nhưng khi nhà vua cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội hai mẹ con nhà Lý Thông, Thạch Sanh đã không giết mà tha cho hai mẹ con hắn về quê làm ăn. Trời đã không tha cho kẻ xấu xa, độc ác. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung, suốt đời chui nhủi trong bẩn thỉu. Hành động tha tội cho mẹ con Lý Thông của Thạch Sanh thế hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp của chàng dũng sĩ cũng là của nhân dân ta.

+ Hoàng tử mười tám nước chư hầu đã từng bị công chúa từ hôn rất tức giận khi nghe công chúa được gả cho Thạch Sanh, người trai nghèo làm nghề đốn củi thì kéo quân sang đánh. Thạch Sanh không dùng mũi tên vàng, búa thần để giao tranh với quân mười tám nước mà chỉ dùng tiếng đàn để đẩy lui quân giặc. Tiếng đàn phân tích phải trái, đúng sai. Tiếng đàn đã làm cho quân mười tám nước phải cúi đầu xin hàng. Tiếng đàn của Thạch Sanh là tiếng đàn của chính nghĩa, tiếng đàn của hòa bình.

+ Khi quân mười tám nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh còn sai thết đãi những kẻ thua trận một bửa cơm. Chỉ một niêu cơm nhỏ thôi mà quân mười tám nước ăn không sao hết được. Cơm cứ vơi lại đầy. Niêu cơm thần chính là niêu cơm của lòng vị tha, lòng nhân đạo của ông cha ta đối với kẻ thù khi chúng đã đầu hàng.

b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm

– Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian. Việc gì xảy ra trước kể trước. Việc gì xảy ra sau kể sau. Cách kể theo trình tự thời gian giúp người nghe dễ nhớ dễ hiểu.

– Truyện có nhiều yêu tà kì ảo hoang đường. Đó là con chằn tinh, yêu tinh, bộ cung tên vàng, cây đàn, niêu cơm thần, các phép biến hóa thần thông…. Yêu tà kì ảo hoang đường này làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lí thú…

– Những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống lao động trong tác phẩrn góp phần làm cho câu chuyện gần gũi, gắn bó hơn với người lao động. Có lẽ vì thế mà không chỉ tuổi thơ chúng em mà người lớn cũng mãi nhớ về chàng dũng si Thạch Sanh giết chằn tinh, yêu tinh, đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước.

3. Phần Kêt bài

– Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, mưu mô độc ác và chống giặc ngoại xâm.

– Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

– Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.

Em yêu thích truyện cổ tích Thạch Sanh bởi vẻ đẹp lung linh về nội dung cũng như về nghệ thuật có nhiều yếu tố thần kì độc đáo của tác phấm.

Đọc Văn Bản Thạch Sanh Và Trả Lời Câu Hỏi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Vợ chồng nông dân kia sớm qua đời, để lại Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa, hằng ngày phải hái củi kiếm sống.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh không hề hay biết bụng dạ của Lí Thông nên chấp nhận. Không may cho Lí Thông là đến dịp y phải vào đền để cúng mạng cho chằn tinh. Lí Thông bèn lừa

Thạch Sanh đi thay mình. Không ngờ Thạch Sanh giết được chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với chốn cũ.

Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được con vua Thủy Tề vốn bị đại bàng bắt giam từ lâu. Thạch Sanh được xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề phong thưởng rất hậu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa sinh sống.

Công chúa trở về cung nhưng chẳng nói chẳng rằng, nhà vua càng buồn thảm. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn thần ra gảy. Tiếng đàn đến tai công chúa, giúp nàng khỏi bệnh câm. Theo lời công chúa, nhà vua cho gọi Thạch Sanh. Gặp nhà vua, Thạch Sanh kể lại mọi việc. Nhà vua sai xử tử mẹ con Lí Thông nhưng Thạch Sanh tha bổng cho họ. Trên đường về, hai mẹ con độc ác bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung.

Thạch Sanh trở thành phò mã. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh lại lấy đàn thần ra gảy làm cho quân giặc phải quy hàng. Thạch Sanh khao quân giặc một niêu cơm nhỏ nhưng chúng ăn không hết, chúng càng kính phục và chấp nhận rút quân về nước.

Thạch Sanh được nhà vua nhường cho ngôi báu.

( Truyện cổ tích Thạch Sanh- Lí Thông)

Câu hỏi: