Ý Thức Pháp Luật Là Gì?

Khi nhắc đến việc chấp hành pháp luật thì chúng ta không thể không nhắc tới ý thức pháp luật. Vậy ý thức pháp luật là gì?, phân loại và đặc điểm ý thức pháp luật như thế nào?, vai trò của ý thức pháp luật ra sao?

Ý thức pháp luật là toàn bộ những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật biểu hiện qua sự nhận thức, tình cảm, thái độ của con người với pháp luật, ý Thức pháp luật bao gồm 2 bộ phận phân theo cấu trúc là tâm lý pháp luật và tư tưởng về pháp luật.

Phân loại ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật xét về cấu trúc sẽ được chia làm 2 bộ phận là tâm lý pháp luật, tư tưởng pháp luật

– Tâm lý pháp luật là toàn bộ những trạng thái về tâm lý từ con người bao gồm cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với pháp luật của mỗi con người hoặc nhóm người nào đó dưới sự tác động từ pháp luật

– Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng , học thuyết pháp lý của một giai cấp nào đó, được những nhà tư tưởng đại diện về giai cấp để hệ thống hóa và nâng lên thành lý luận

Ý thức pháp luật chia làm các loại:

– Ý thức pháp luật cá nhân

– ý thức pháp luật giai cấp

– Ý thức pháp luật xã hội

Đặc điểm của ý thức pháp luật

Ngoài khái niệm về ý thức pháp luật là gì? thì những đặc điểm điển hình về ý thức pháp luật cũng đang được quan tâm, cụ thể như sau:

– Ý thức pháp luật sẽ lạc hậu hơn với sự tồn tại của xã hội phát triển

– Một số điểm của ý thức pháp luật cụ thể là tư tưởng về pháp luật có sự phát triển hơn so với thời điểm ở thời gian đó trong xã hội

– Ý thức pháp luật có thể là nguyên nhân hoặc trực tiếp phản ánh sự tồn tại của pháp luật và tiếp nối, kế thừa của các thế hệ trước đó.

– Ý thức pháp luật có tính giai cấp, đối với mỗi nước sẽ có hệ thống pháp luật khác nhau nhưng đều có hình thái về ý thức của pháp luật.

Tóm lại ý thức pháp luật là một trong những yếu tố có thể là động lực để thúc đẩy phát triển hoặc cũng có thể là sự kìm hãm đối với các sự vật hoặc hiện tượng nào đó

Ngoài khái niệm về ý thức pháp luật là gì? thì ý thức pháp luật có vai trò quan trọng như sau:

– Việc nâng cao ý thức pháp luật giúp cho hình thành lối sống tuân thủ pháp luật một cách chủ động nhất từ các công dân ngược lại ý thức pháp luật thấp thì việc thực thi cũng như chấp hành pháp luật sẽ có hạn chế.

– Khi chủ thể đã có những hiểu biết về pháp luật nâng cao ý thức về pháp luật tốt sẽ giúp cho người dân bảo vệ quyền lợi của chính bản thân khi bị những xâm hại phát sinh

– Ý thức pháp luật tốt sẽ góp phần vào việc duy trì những trật tự xã hội từ đó hạn chế các mặt tiêu cực, tăng khả năng phát triển kinh tế, đời sống ấm lo, bảo vệ quyền lợi cho chính người dân

– ý thức pháp luật được nâng cao đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao dân trí, từ đó việc quản lý nhà nước cũng được củng cố hướng tới một xã hội phát triển toàn diện

Như vậy ý thức pháp luật phụ thuộc vào chính bản thân mỗi con người, ngoài ra còn có sự tác động của những yếu tố xung quanh như môi trường sống, con người xung quanh,… Ý thức pháp luật tác động qua lại đối với sự quản lý, xây dựng pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mỗi chúng ta.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Khái Niệm Ý Thức Pháp Luật Là Gì ?

Ý thức pháp luật là gì ? khái niệm và đặc điểm

1: Khái niệm về ý thức pháp luật là gì ?

Ý thức pháp luật nói dễ hiểu là ý thức của mỗi cá nhân , tập thể về việc chấp hành tốt các quy định , luật lệ được đề ra trong khuôn khổ pháp luật . Hay Còn được diễn tả là tổng thể các loại lý thuyết , tâm tư , tình cảm của con người được thể hiện thông qua thái độ sự đánh giá , công bằng không công bằng đúng và không đúng của pháp luật không qua quy tắc xử sự chung , chuẩn mực xã hội .

2: Đặc điểm của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật chịu sự chi phối của xã hội nhưng vẫn có tính tương đối nhất định . Cụ thể như : Ý thức thường lạc hậu hơn sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thứ hai là trong một điều kiện tương đối nào đấy , nhiều tư tưởng pháp luật còn vượt lên cả sự phát triển của xã hội . Thứ 3 , sự tồn tại của một thời nào đó , nó nói lên ý thức chấp hành pháp luật của một thời kì .

Ý thức pháp luật là tổng thể mang tính chất giai cấp

3: thực trạng ý thức pháp luật của người dân Việt nam Hiện nay

Trong những năm gần đây , ý thức pháp luật của chúng ta đã được nâng cao , do có sự quản lý chặt chẽ , sự nâng cao các kiến thức pháp luật đến từng địa phương , quận huyện , mà các tình trạng chấp hành của mỗi người dân cũng được tốt hơn . Tuy nhiên song song với việc kinh tế phát triển , thì cũng còn khá nhiều các đối tượng vẫn chưa coi việc chấp hành pháp luật là ý thức . Vẫn vi phạm pháp luật , để mang lại lợi ích cá nhân. Các tệ nạn xã hội như : cờ bạc , ma túy , mại dâm, rồi đến cung cấp các nguồn thực phẩm bẩn , trộm cướp , vẫn còn xảy ra rất nhiều . Chúng ta nên có những biện pháp mạnh mẽ hơn , quyết liệt hơn , trong công tác truy bắt các tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội và nên củng cố các kiến thức tuyên truyền giaó dục nhiều hơn , để mọi người mọi nhà luôn nắm bắt được và chấp hành tốt pháp luật .

Tin khác : nội quy công trường xây dựng

Ý Thức Pháp Luật Là Gì? Đặc Điểm Và Cơ Cấu Của Ý Thức Pháp Luật?

Ý thức pháp luật là gì? Phân tích khái niệm, đặc điểm và cơ cấu của ý thức pháp luật?

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể.

Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác (ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo…), ý thức pháp luật được thể hiện ở từng cá nhân, từng nhóm, từng cộng đồng xã hội. Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng giữa các lực lượng xã hội, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại…

2 – Đặc điểm của ý thức pháp luật

– Ý thức pháp luật là tiền đề, là cơ sở để tạo nên pháp luật, để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý đối với xã hội. Cụ thể: Phải trên cơ sở ý thức pháp luật, hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền xây dựng pháp luật mới xác định được trong thực tế có cần ban hành pháp luật để điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nào đó hay không, nếu có thì với khả năng và yêu cầu hiện hữu nên xây dựng loại văn bản quy phạm pháp luật nào, phạm vi điều chỉnh đến đâu, từ đó mới lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng loại văn bản đó.

– Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội nên nó chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, song nó có tính độc lập tương đổi với tồn tại xã hội, điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

+ Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, do vậy, các tàn dư tư tưởng cũ vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.

+ Ý thức pháp luật có tính tiên phòng, có thể đi trước sự phát triển của tồn tại xã hội.

Ví dụ: Nhờ có tư tưởng đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở cửa mà làm xuất hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta.

+ Ý thức pháp luật có tính kế thừa, trong ý thức pháp luật ở xã hội ta hiện nay có kế thừa nhiều yếu tố tiến bộ của ý thức pháp luật trong các giai đoạn trước.

+ Ý thức pháp luật có tác động trở lại tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác: Ý thức chính trị, ý thức đạo đức…

3 – Cơ cấu của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật có hai bộ phận cấu thành là tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

a – Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, học thuyết, trường phái pháp lý.

– Tư tưởng pháp luật là bộ phận ở cấp độ lý luận có tính khái quát, tính hệ thống cao được hình thành một cách tự giác. Tư tưởng pháp luật phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, đó là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội.

– Tư tưởng pháp luật soi sáng cho tâm lý pháp luật, định hướng các hành vi pháp luật đối với các chủ thể. về mặt nội dung, tư tưởng pháp luật có thể có những nhân tố mang tính khoa học hoặc cũng có thể là phản khoa học. Tư tưởng pháp luật khoa học phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất của xã hội và quy luật phát triển khách quan của xã hội. Ngược lại, tư tưởng pháp luật phản khoa học cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng đó là sự phản ánh sai lầm, xuyên tạc và thiếu tính khách quan.

– Tư tưởng pháp luật được xây dựng trên một nền tảng tri thức pháp lý có tính kế thừa qua các giai đoạn phát triển. Tri thức pháp lý được hiểu là tổng thể sự hiểu biết khoa học về pháp luật bao gồm cả phương diện lý luận, thực tiễn và đời sống pháp lý. Tri thức pháp lý được hình thành thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học; thông qua quá trình đào tạo chuyên ngành; thông qua hoạt động thực tiễn…

b – Tâm lý pháp luật là tổng thể những tình cảm, tâm trạng, thói quen, xúc cảm đối với pháp luật

Tâm lý pháp luật là tổng thể những tình cảm, tâm trạng, thói quen, xúc cảm đối với pháp luật được hình thành ở từng người, từng nhóm người hoặc cả giai cấp dưới ảnh hưởng của pháp luật và sự tác động điều chỉnh của pháp luật.

Nói tóm lại, tâm lý pháp lý là tất cả các trạng thái tâm lý của con người (tình cảm, tâm trạng, xúc cảm) đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý.

– Tâm trạng, xúc cảm pháp luật thể hiện sự phẫn nộ hay sự thờ ơ trước hành vi vi phạm pháp luật; thể hiện sự xúc động, chua xót, thương cảm hay sự bàng quan, vô cảm trước cảnh mất mát, hư hỏng của trẻ em do cha mẹ ly hôn…

– Tâm lý pháp luật có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực:

+ Xúc cảm và niềm tin pháp lý được coi như cầu nối giữa cái bên ngoài (pháp luật, thực tiễn pháp lý…) với cái bên trong là nội tâm của chủ thể. Xúc cảm tích cực và niềm tin pháp luật đối lập với trạng thái thờ ơ, vô cảm, trống rỗng, thiếu niềm tin với pháp luật và đời sống pháp lý hiện thực. Nếu chủ thể có sự hiểu biết đầy đủ, có quá trình xúc cảm, niềm tin tích cực sẽ là nền tảng cho việc hình thành ý chí, tỏ rõ thái độ tích cực trong thực hiện hành vi.

+ Thái độ pháp lý thể hiện sự phản ứng trên cơ sở nhận thức của chủ thể đối với quy định của pháp luật hoặc các hiện tượng pháp lý khác. Thái độ pháp lý có thể biểu đạt trạng thái tích cực hoặc tiêu cực. Nếu nhận thức của chủ thể sai hoặc thiếu chính xác thì biểu hiện của thái độ pháp lý cũng không đúng, tiêu cực hoặc không phù hợp mức độ cần thiết. Nếu nhận thức của chủ thể sâu, rộng và đầy đủ nhưng vô cảm, bàng quan thì khó hình thành một thái độ pháp lý đúng đắn.

Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật là hai cấp độ, hai phương thức khác nhau của ý thức pháp luật nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó tâm lý pháp luật góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố tư tưởng pháp luật. Tư tưởng pháp luật làm cho tâm lý pháp luật thêm sâu sắc. Tư tưởng pháp luật soi sáng cho tâm lí pháp luật, định hướng các hành vi pháp luật đối với các chủ thể pháp luật.

Ý Thức Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa Là Gì ?

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cũng như ý thức pháp luật nói chung, cấu trúc của ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa gồm hai bộ phận là tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật. Tư tưởng pháp luật thể hiện trí thức pháp luật, tâm lí pháp luật thể hiện thái độ, tình cảm con người đối với pháp luật.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản: 1) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa không có giai cấp đối kháng, pháp luật thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao; 2) Do ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời sau nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa hưởng được những tinh hoa của ý thức pháp luật của các xã hội trước, trong đó có xã hội tư sản với tư cách là những thành tựu trí tuệ mà các dân tộc đã tạo ra. Các tư tưởng tiến bộ về xây dựng nhà nước dân chủ, chủ nghĩa lập hiến, thiết lập và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người đã ra đời trong các xã hội trước đã được tiếp thu và phát huy ở mức độ cao hơn. 3) Tư tưởng pháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin.

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng như xã hội Việt Nam không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên phải tích cực, tìm hiểu, nghiên cứu và có thái độ cầu thị để có thể tiếp thu những tinh hoa của pháp luật và hạn chế được mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến từ lâu đời, đó là nền văn hiến của một xã hội coi trọng các quy tắc đạo đức và học vấn, coi trọng phẩm hạnh con người. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đó là bản sắc văn hoá được tôi luyện hàng nghìn năm của người Việt Nam. Nhờ bản sắc này trong thời đại mới, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự tiếp thu những tỉnh hoa văn hoá của nhân loại, chúng ta có thể xây dựng một xã hội có ý thức pháp luật cao (Xt. Ý thức pháp luật).

Hình Thức Pháp Luật Là Gì? Các Hình Thức Cơ Bản Của Pháp Luật

Phân tích khái niệm hình thức pháp luật. Trình bày khái quát các hình thức cơ bản của pháp luật.

1 – Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

2 – Pháp luật có hình thức bên trong và bên ngoài

– Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

– Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Nếu hiểu nội dung của pháp luật là ý chí của nhà nước thì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước.

Tuy nhiên, trong chương trình môn học này, thuật ngữ hình thức pháp luật được đề cập theo nghĩa là hình thức bên ngoài của pháp luật.

3 – Định nghĩa hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.

4 – Các hình thức cơ bản của pháp luật

Pháp luật có 03 hình thức cơ bản, tức là những hình thức được hầu hết các nhà nước sử dụng, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba nguồn hình thức của pháp luật.

a – Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng phù hợp với ý chí của nhà nước được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.

b – Tiền lệ pháp (án lệ)

Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.

Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.

c – Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.

Ví dụ, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau:

– Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thấm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đối, bố sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước, thông thường nó gồm hai loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật.

Chia sẻ bài viết: