Yêu Cầu Của Quyết Định Hành Chính Nhà Nước / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Yêu Cầu Về Tính Hợp Pháp, Hợp Lý Của Quyết Định Hành Chính

Yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính. Phân tích mối quan hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính theo quy định mới nhất.

Ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phái luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, nhóm chúng quyết định chọn đề tài “Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành” cho bài tập nhóm lần một này. Dù rất cố gắng tìm hiểu cũng như mở rộng phạm vi kiến thức về vấn đề này nhưng không thể nào tránh khỏi những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn mảng chuyên đề này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I, Những yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiên quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính, ngoài hai đặc điểm chung của quyết định pháp luật là tính quyền lực nhà nước và tính pháp lí còn có các đặc điểm riêng như tính dưới luật; do những chủ thể có thẩm quyền trong quản lí hành chính nhà nước ban hành; có mục đích và nội dung phong phú, đa dạng. Chính bởi những đặc điểm đó mà quyết định hành chính khi ra đời phải đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí.

2, Yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lí của quyết định hành chính

Hợp pháp tức là đúng với pháp luật hay không trái pháp luật. Mọi vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được coi là có tính hợp pháp khi và chỉ khi nó được thực hiện theo đúng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Với đó, một quyết định hành chính ra đời chỉ hợp pháp khi đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật về thẩm quyền của chủ thể ban hành, trình tự thủ tục ban hành và không trái với những văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.

Hợp lí, theo nghĩa chung, là đúng lẽ phải, đúng với sự cần thiết, phù hợp với logic của sự vật. Không có điều gì tồn tại được lâu dài nêu như nó bất hợp lí. Một quyết định hành chính cũng vậy. Để ra đời và tồn tại lâu dài, một quyết định hành chính phải đảm bảo các yêu cầu về tính hợp lí như đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như nguyện vọng của nhân dân, phù hợp thực tế khách quan, ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác, rõ ràng, có tính dự báo và tính khả thi cao.

Một quyết định hành chính không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai tính hợp pháp hoặc hợp lí. Trước hết, các quyết định hành chính ra đời trên cơ sở luật và để thi hành luật, chính thế cho nên, không thể tồn tại một quyết định hành chính bất hợp pháp. Nếu một quyết định hành chính không đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp thì đương nhiên là nó sẽ bị mất hiệu lực.

Từ phân tích trên có thể thấy rằng, tính hợp pháp và hợp lí luôn gắn bó với nhau, cả vè nội dung lấn hình thức như một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽ không hiệu quả, đạt được mục đích.

2.1) Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính.

Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, một quyết định hành chính chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quyết định hành chính được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của quyết định hành chính, đó là tính dưới luật. Chính bởi hiệu lực pháp lí của các quyết định hành chính luôn thấp hơn luật nên không thể trái ngược với những quy định mà hiến pháp và luật đã đặt ra.

Ngược lại chính là vi hiến, vi pháp. Bất kì văn bản luật nào vi hiến, vi pháp đều sẽ bị xử lí, điều chỉnh. Ví dụ: Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là Thông tư 22). Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã có buổi làm việc với đại diện của Bộ GD &ĐT bàn về cách xử lý Thông tư 22.

Thứ hai, quyết định hành chính được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý. Các cơ quan (người có chức vụ) tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẩn tránh và lạm quyền. Việc đảm bảo đúng thẩm quyền ở đây là thẩm quyền trên hai khía cạnh phạm vi và lĩnh vực. Cơ quan nào phụ trách quản lí cho khu vực, lĩnh vực gì thì ra quyết định hành chính cho khu vực, lĩnh vực ấy, không được phép vượt quá thẩm quyền mình có, thậm chí, cấp trên cũng không được can thiệp vào lĩnh vực của cấp dưới.

Các quyết định quy phạm và quyết định cá biệt tuy không có trình tự thủ tục phức tạp như quyết định chủ đạo nhưng đều là những văn bản pháp luật, có tính pháp lí nên về hình thức, trình tự thủ tục xây dựng và ban hành phải tuân thủ theo đúng những gì pháp luật đã quy định.

2.2) Yêu cầu về tính hợp lí của quyết định hành chính.

Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây :

Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.

Thứ tư, quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn ngọn, thuật ngữ pháp lí chính xác, không đa nghĩa. Bởi các quyết định hành chính ban hành nhằm để thi hành luật trên thực tế nên nếu không rõ ràng chính xác sẽ dễ gây hiểu lầm dẫn đến áp dụng sai, thậm chí là tùy tiện, bừa bãi, “lách luật” để phạm pháp.

Thứ năm, quyết định hành chính phải có tính khả thi, có nghĩa là phải có cơ sở, điều kiện để thực hiện quyết định trên thực tế. Những quyết định không mang tính khả thi trên thực tế sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn, Ví dụ: trước đây đã từng có ý kiến giảm ách tắc giao thông bằng cách chỉ cho phép xe máy có biển số chẵn đi ngày chẵn, còn xe máy có biển số lẻ đi ngày lẻ, quyết định trên không có tính khả thi do đó đã không được áp dụng trên thực tế.

II, Tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

1, Thực trạng về tính hợp pháp và hợp lí của một số quyết định hành chính đã được các cơ quan hành chính nhà nước ban hành

* Thông tư 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 về việc hướng dẫn tổ chức đăng kí biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định “mỗi người chỉ được đăng kí 01 xe mô tô hoặc xe gắn máy” căn cứ vào thông tư này, thành phố Hà Nội đã tạm dừng đăng kí ở 7 quận, huyện trực thuộc thành phố.

Cũng chính bởi quyết định nếu trên vi phạm tính hợp lí và hợp pháp nên đã bị hủy bỏ bằng quyết định sô 221 của UBND thành phố Hà Nội.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định Quyết định 51 có một số quy định mang tính cấm đoán không có căn cứ, có biểu hiện “ngăn sông cấm chợ” đối với các cá nhân, công dân tham gia hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm. Cụ thể như “cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào khu vực nội thành, nội thị; cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên xe máy, xích lô, xe đạp hoặc các phương tiện khác”.

Về nội dung quy định “gia súc, gia cầm chỉ được vận chuyển đến cơ sở giết mổ được phép của thành phố…” còn hạn chế quyền của nhiều cá nhân khác. Ngoài ra, Quyết định 51 còn có một số quy định mang tính cấm đoán không có cơ sở, không rõ ràng về nội dung quy phạm pháp luật, gây hiểu nhầm, đồng thời có thể dẫn đến việc áp dụng xử lý tùy tiện…

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý kịp thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của văn bản và trong 30 ngày phải kiểm tra, xử lý, đến Cục về các nội dung trên.

2, Nhận xét về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

Trong thời gian qua các quyết định của pháp luật về ban hành văn bản pháp luật nói chung trong đó có những quyết định hành chính nói riêng ngày càng được đổi mới hoàn thiện hơn, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết quả đã đạt được, hoạt động ban hành quyết định của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế làm giảm hiệu quả tác động của quyết định trong quá trình quản lí.

Số lượng quyết định gia tăng qua các năm nhằm đáp ứng những yều cầu về quản lí nhà nước ngày càng tăng lên theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Theo báo cáo về tình hình thực tiễn công tác tự kiểm tra và xử lí văn bản tại TPHCM từ năm 2004- 2008, UBND đã ban hành hơn 1000 quyết định, Lạng Sơn là hơn 120 quyết định…

Chất lượng ngày càng được nâng cao, đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp tính thống nhất với pháp luật hiện hành. Đa số các văn bản đúng thẩm quyền cả về nội dung và hình thức, phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó giảm thiểu những quyết định và khắc phục được những quyết định không đáp ứng được yêu cầu vê pháp lí cũng như nhu cầu thực tiễn đời sống.

Công tác xây dựng các quyết định hành chính đã có những chuyển biến tích cực có sự đầu tư thời gian, nhân lực, sự phối hợp giữa các cơ quan chính điều đó làm nâng cao hiệu quả áp dụng thực tiễn và hiệu quả quản lí của các cơ quan nhà nước.

Tình trạng những Quyết định có dấu hiệu trái pháp luật diễn ra khá phổ biến cả ở Trung ương lẫn địa phương. Nhiều quyết định hành chính không đúng thẩm quyền, chủ thể, chưa phù hợp với quy định pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Thậm chí, một số quyết định Quản lí nhà nước được ban hành trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội dung chưa phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, qua kiểm tra 1.506 văn bản pháp luật đã ban hành của cấp bộ và địa phương trong năm 2007, phát hiện 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Năm 2008, kiểm tra 1.968 văn bản thì phát hiện 490 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (trong đó có 93 văn bản cấp bộ và 397 văn bản của địa phương). Như vậy, khoảng từ 20-25% số văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm.

Có thể nói rằng trong nhưng năm gần đây số lượng những quyết định ban hành có dấu hiệu sai trái còn rất nhiều, các quyết định có dấu hiệu sai trái ở nhiều khía cạnh: căn cứ pháp lí, thẩm quyền, nội dung, thể thức, kĩ thuật trình bày, thủ tục ban hành…mà trong đó chủ yếu là trái thẩm quyền ban hành.

Bên cạnh những bất cập trong vấn đề pháp lí, rất nhiều các quyết định còn không có tính khả thi. Không xuất phát từ thực tiễn khách quan của đời sống xã hội, từ nhu cầu nguyện vọng của nhân dân mà xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ thể ban hành, ví dụ: Quyết định số 26/UB- TP Hà Nội 3/2003 quy định về thời gian hoạt động của các phương tiện vận tải. Kết quả thực hiện đã làm cho nhiều phương tiện giao thông không thể hoạt động theo các quy định. Chỉ sau 2 ngày thực hiện đã phải tạm đình chỉ và sửa đổi.

Về tính dự báo: Công tác chuẩn bị nhằm triển khai thực hiện các quyết định hành chính của chủ thể ban hành vẫn còn chưa được tính đến trong phương án xây dựng và ban hành quyết định, còn coi các điều kiện để thi hành các quyết định quản lý chỉ là thứ yếu như cơ sở vật chất, phương tiện thi hành, cán bộ thực hiện, ngân sách, tài chính… chưa bảo đảm được yêu cầu đặt ra. Chưa có kế hoạch tổng thể, dài hơi về việc xây dựng kế hoạch ban hành quyết định hành chính, dẫn đến những lúng túng, bị động trong hoạt động triển khai thực hiện.

Về tính khả thi: Tính hiệu quả trong quá trình thực thi các quyết định hành chính chưa được một số chủ thể ban hành quyết định tính đến, cho nên, một số quyết định Quản lí nhà nước khi thực hiện đã vấp phải tình trạng “phản ứng” dữ dội, thậm chí là chống đối từ chính các chủ thể phải thi hành quyết định, cho nên, ngay từ khâu đầu tiên của quá trình thi hành quyết định đã không đem lại hiệu quả, không phù hợp với thực tế.

Như vậy có thể nói tính hợp lí của quyết định có vai trò quan trọng và cần thiết đảm bảo cho việc quyết định trên thực tế. Nếu không xuất phát từ thực tế nhu cầu của nhân dân trong xã hội thì gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hoặc có thể không được thực hiện trong thực tế từ đó làm giảm hiệu quả, tác động của quyết định đối với quá trình quản lí nhà nước cũng như ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Trong quá trình ban hành các quyết định hành chính, cá chủ thể mang quyền quản lí hành chính nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến tính hợp lí và hợp pháp của quyết định mà mình đưa ra nhằm đặt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lí hành chính nhà nước nói chung và công tác ban hành quyết định hành chính nói riêng.

Vai Trò Của Quyết Định Hành Chính Trong Quản Lí Hành Chính Nhà Nước

Quyết định hành chính là gì. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.

1. Quyết định hành chính

Tóm lại, quyết định hành chính có thể được hiểu như sau: “Quyết định hành chính là 1 loại quyết định pháp luật, do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành theo thủ tục và dưới hình thức pháp luật quy định, thể hiện ý chí nhà nước dưới dạng là các quy tắc xử sự chung hoặc các mệnh lệnh hành chính cụ thể thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước của mình”.

2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.

a. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lí hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính có vai trò to lớn trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước,thông qua quyết định hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước đề ra chủ trương.đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lí hành chính nhà nước, nhiều quyết định hành chính quan trọng của chính phủ đã được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực. Có những quyết định có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập pháp, bởi các quyết định lập pháp ít nhiều mang tính chất khung tức là thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng.

b. Quyết định hành chính hướng dẫn, đảm bảo sự chấp hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Là bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà nước, đó là phương tiện không thể thiếu của cơ quan quản lí hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lí. Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyển tải luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên giá trị của luật quyết định hành chính có vai trò to lớn trong việc chuyển tải chủ trương chính sách lãnh đạo của Đảng vào quản lí hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính có tính dưới luật, xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật, vì thế nên quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích, các quyết định hành chính không được trái với Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên. Hơn nữa,quyết định hành chính đảm bảo về tính hợp lí, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết .

c. Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn.

Các văn bản pháp quy đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính cá biệt thì biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở pháp luật được thi hành trong thực tế, các văn bản này nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

d. Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội,tạo cơ hội quản lí tốt và phát triển xã hội.

Cũng như quy phạm pháp luật,tính cưỡng chế nhà nước là một trong những đặc điểm của quyết định hành chính,chính vì nó được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác,thì nó có một sức mạnh lớn, sức ảnh hưởng rộng khắp không chỉ với một chủ thể, một địa bàn nhỏ mà còn trong nhiều trường hợp với nhiều chủ thể khác nhau trong một khu vực hành chính hay trong cả nước, nhờ đó việc quản lí xã hội được hiệu quả hơn. Trong thực tế, những quyết định này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định. Ngoài ra,các biện pháp chế tài của luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục, răn đe người vi phạm đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra, chính nhờ đó mà mà trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

e.Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính

Bộ máy hành chính là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,đồng thời có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động, nó nhằm đảm bảo cho chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính sự độc lập thể hiện trong các bộ phận tổ chức và điều hành của bộ máy đó, việc tổ chức và điều hành này không chỉ được thực hiện bằng các biện pháp tổ chức trực tiếp mà còn bằng việc ban hành các quyết định hành chính ấn định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan trong bộ máy đó.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

Một Số Yêu Cầu Khi Ban Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một bước trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên việc ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng quy định pháp luật về thẩm quyền, nội dung, hình thức, quy trình….để không bị sai sót yêu cầu người tham mưu và người có thẩm quyền ban hành quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính phải nắm vững quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt là kỹ năng, phương pháp xác định thẩm quyền, nội dung, cách áp dụng mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính… Vì vậy chuyên đề này tôi tổng hợp một số yêu cầu khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ thực tiễn làm công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở pháp luật hiện hành như sau:

1. Căn cứ pháp lý ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quyết định xử lý vi phạm hành chính là quyết định của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật ban hành, theo hình thức, thủ tục do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thành mệnh lệnh pháp luật, áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Vì vậy việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định sau:

Quá thời hạn quy định trên người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định bao gồm các biện pháp như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính; không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Lưu ý: những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Thứ tám, Sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định hành chính mới khi có sai sót:Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định. Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định. Thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định.

2. Một số yêu cầu khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được coi là hợp phải phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm quyền, nội dung, hình thức … Các yêu cầu về tính hợp pháp luôn gắn liền với yêu cầu, mục đích của hoạt quản lý hành chính và được quy định cụ thể trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một yếu tố quan trọng nhất của quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên yêu cầu đặt ra phải đảm bảo:

– Đúng căn cứ pháp lý: Phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm (trừ trường hợp pháp luật quy định chuyển tiếp); đúng hành vi, đúng lĩnh vực; không áp dụng vào một quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc quy phạm pháp luật đó nhằm áp dụng vào những tình huống khác;…Trong thực tiễn thi hành có nhiều trường hợp quy phạm pháp luật giống nhau nhưng lại nằm ở hai lĩnh vực khác nhau, vì vậy đòi hỏi người thi hành phải lựa chọn đúng quy phạm tương ứng với lĩnh vực hành vi vi phạm xảy ra.

– Đúng căn cứ thực tế: Tình tiết thực tế phải đảm bảo chính xác, khách quan phản ánh đúng tích chất sự việc vi phạm và phải cấu thành hành vi vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm đó phải được mô tả, quy định trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở một lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nhất định (không xử phạt đối với hành vi vi phạm chưa được thể chế hóa bằng quy phạm pháp luật). Khi áp dụng các biện pháp hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) trong nội dung của quyết định phải có mục đích được pháp luật quy định, hoặc cho phép, phù hợp, có tính khả thi và đảm bảo các quyền cơ bản của tổ chức và công dân.

– Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo mẫu quyết định ban hành kèm theo theo Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử vi phạm hành chính bao gồm: địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; thông tin của người vi phạm (họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm); hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành

Yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền bao gồm: thẩm quyền theo lĩnh vực, thẩm quyền theo lãnh thổ và giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính:

– Thẩm quyền theo lĩnh vực: Phân biệt thẩm quyền giữa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với nhau. Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính theo lĩnh vực phải căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên về nguyên tắc thì Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các lĩnh vực xảy ra trên địa bàn đơn vị hành chính. Các thẩm quyền còn lại phải dựa trên cơ sở quy định của Nghị định chuyên ngành theo từng lĩnh vực.

– Thẩm quyền theo lãnh thổ: Hành vi vi phạm hành chính diễn ra tại đơn vị hành chính nào thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt ở đơn vị đó sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo lãnh thổ phải dựa trên cơ sở vị trí địa lý. Lưu ý: đối với trường hợp một người thực hiện một hành vi vi phạm hành chính tại hai đơn vị hành chính khác thì cán bộ tham mưu xử phạt vi phạm hành chính phải báo cáo người có thẩm quyền quản lý trực tiếp của hai đơn vị để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không tách vụ việc để xử lý riêng theo đơn vị hành chính.

– Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính: Trong một số trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định thay mình và nhân danh mình. Tuy nhiên, việc giao quyền phải tuân thủ theo nguyên tắc bằng văn bản theo hình thức quyết định.

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các trình tự thủ tục chung do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định. Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải lưu ý trường hợp xử phạt không lập biên bản thì ra quyết định xử phạt tại chỗ, trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính thì phải đảm bảo về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Không ra quyết định xử phạt và những trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính; không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng thủ tục có thể làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan, không có hiệu lực pháp lý.

Hình thức quyết định xử phạt vi phạm hành chínhphải được ban hành bằng hình thức văn bản theo mẫu quyết định số 01 đối với trường hợp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản vàbiểu mẫu quyết định số 02 đối với trường hợp vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số ddieuf và biện pháp thi hành Luật xử vi phạm hành chính. Ngoài ra, có thể sử dụng biểu mẫu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Mẫu quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành không đúng hình thức có thể gây hiểu sai lệch về nội dung, tính chất vụ việc.

Quyết xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành đúng thời hạn theo quy định, hết thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên nếu hành vi vi phạm hành chính có hình thức xử phạt phạt tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (không áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền).

– Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt; trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức; trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành ít nhất 02 bản (01 bản giao cho người vi phạm và 01 bản lưu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính).

Yêu cầu khi sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định hành chính mới khi có sai sót phải đảm bảo kịp thời ngay sau khi phát hiện sai sót; lựa chọn hình thức sửa đổi, bổ sung; đính chính hay hủy bỏ phải đảm bảo tương ứng với nội dung sai sót; đúng thời hạn ban hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; đúng hình thức, nội dung và thẩm quyền ban hành quyết định. Chỉ thực hiện đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; không đính chính khi sai thẩm quyền, sai nội dung; sai thủ tục…

Xử lý Vi phạm Hành chính

Yêu Cầu Đối Với Văn Bản Quản Lý Nhà Nước

Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Là Gì? Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Về Dân Tộc Thiểu Số Cần, Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Là Gì? Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Về Dân Tộc Thiểu Số Cần, Đề án Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Lãnh Đạo Quản Lý ở Nước Ngoài Bằng Ngân Sách Nhà Nước, Quy Phạm Quan Trắc Mực Nước Và Nhiệt Độ Nước Sông, Bài Tập Tình Huống Về Lãnh Đạo Quản Lý Cấp Phòng Tại Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước, Hãy Phân Tích Làm Rõ Nội Dung Của Quyền Tham Gia Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý X, Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Ubnd Quận, Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Ubnd Quận Hồng Bàng, Đề Tài Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Quốc Phòng Quân Sự Địa Phương, Tổng Quan Quản Lý Nhà Nước Theo Ngành Và Lãnh Thổ, Hoạt Động Quản Lý Biển Đảo Của Nhà Nước Quân Chủ Việt Nam, Tham Quản Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự, Báo Cáo Tổng Quan Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước, Chủ Trương, Thái Độ, Quan Điểm Của Chính Phủ, Chính Quyền Cơ Sở Và Các Cơ Quan Đặc Biệt Của Các Nước, Vai Trò Quan Trọng Nhất Trong Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Bài Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế ở Cơ Sở, Mẫu Đơn Xin Vào Cơ Quan Nhà Nước, Các Yêu Cầu Của Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế, Đơn Xin Vào Cơ Quan Nhà Nước, Yêu Cầu Đối Với Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Mẫu Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Đề Thi Môn Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị, Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa, Quản Lý Nhà Nước Về, Đề Tài Quản Lý Nhà Nước, Hội Họp Cơ Quan Nhà Nước, Mẫu Văn Bản Gửi Cơ Quan Nhà Nước, Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước, Iii. Quan Hệ Có Yếu Tố Nước Ngoài, Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, Quan Ly Nha Nuoc Ve Antt, Quản Lý Nhà Nước Về Việc Làm, Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo, Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, Quản Lí Nhà Nước Về Bao Hierm Xã Hội, Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng, Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Hiện Nay, Quan Ly Nha Nuoc Ve Van Hoa Tai Dia Phuong, Quản Lí Nhà Nước Nền Kinh Tế, Quản Lí Nhà Nước Về Dạy Nghề, Quản Lý Nhà Nước Về Tài Chính, Quản Lý Nhà Nước Về Lao Động, Lý Luận Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Dạy Nghề, Bộ Quy Tắc ứng Xử Trong Cơ Quan Nhà Nước, Đơn Xin Việc Vào Cơ Quan Nhà Nước, Thủ Tục Thanh Lý Tài Sản Cơ Quan Nhà Nước, Bài Tập Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, Đơn Xin Việc Cơ Quan Nhà Nước, Quan Hệ Mỹ Với Các Nước Đông Nam á, Bài Tập Quản Lý Nhà Nước Về Lâm Nghiệp, Quản Lý Nhà Nước Về Môi Trường, Mẫu Đơn Xin Việc Vào Cơ Quan Nhà Nước, Mẫu Hồ Sơ Xin Việc Vào Cơ Quan Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch, Bồi Dưỡng Quản Lý Nhà Nước, Tài Liệu Quản Lý Nhà Nước, Mẫu Đơn Xin Việc Vào Cơ Quan Nhà Nước Doc, Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước, Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế, Yêu Cầu Nội Dung Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Tài Chính Trong Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước, Báo Cáo Tình Hình Lớp Học Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước, Danh Mục Hàng Hóa Nhà Nước Quản Lý Giá, Các Bài Báo Khoa Học Về Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch, Đề Thi Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Bài Tập Về Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Văn Bản Hành Chính Quản Lý Nhà Nước, Bài Tiểu Luận Lớp Quản Lý Nhà Nước, Đề Tài Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự, Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự, Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Nội Vụ, Quản Lý Nhà Nước Về Thủ Tục Hành Chính, Quyết Định Quản Lý Nhà Nước, Quy Chế Quản Lý Tài Chính Của Công Ty Nhà Nước, Xử Lý Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế, Quản Lý Nhà Nước Về Hành Chính, Luận Văn Về Quản Lý Nhà Nước Về Việc Làm, Tình Huống Quản Lý Nhà Nước, Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế, Tham Luận Về Quản Lý Nhà Nước, Đề Cương Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước, Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Văn Bản Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Luận Văn Công Tác Quản Lý Của Nhà Nước Về Báo Chí, Yếu Tố Liên Quan Nuoc Ngoai, Xin Nghĩ Việc Cơ Quan Nhà Nước , Quản Lý Nhà Nước Hoạt Động Y Tế, Luật Quản Lý Sử Dụng Tài Sản Nhà Nước, Văn Bản Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Là Gì, Quan Ly Nha Nuoc Bieu Dien, Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước,

Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Là Gì? Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Về Dân Tộc Thiểu Số Cần, Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Là Gì? Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Về Dân Tộc Thiểu Số Cần, Đề án Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Lãnh Đạo Quản Lý ở Nước Ngoài Bằng Ngân Sách Nhà Nước, Quy Phạm Quan Trắc Mực Nước Và Nhiệt Độ Nước Sông, Bài Tập Tình Huống Về Lãnh Đạo Quản Lý Cấp Phòng Tại Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước, Hãy Phân Tích Làm Rõ Nội Dung Của Quyền Tham Gia Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý X, Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Ubnd Quận, Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Ubnd Quận Hồng Bàng, Đề Tài Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Quốc Phòng Quân Sự Địa Phương, Tổng Quan Quản Lý Nhà Nước Theo Ngành Và Lãnh Thổ, Hoạt Động Quản Lý Biển Đảo Của Nhà Nước Quân Chủ Việt Nam, Tham Quản Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về An Ninh Trật Tự, Báo Cáo Tổng Quan Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước, Chủ Trương, Thái Độ, Quan Điểm Của Chính Phủ, Chính Quyền Cơ Sở Và Các Cơ Quan Đặc Biệt Của Các Nước, Vai Trò Quan Trọng Nhất Trong Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Bài Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế ở Cơ Sở, Mẫu Đơn Xin Vào Cơ Quan Nhà Nước, Các Yêu Cầu Của Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai, Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế, Đơn Xin Vào Cơ Quan Nhà Nước, Yêu Cầu Đối Với Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Mẫu Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Đề Thi Môn Quản Lý Nhà Nước Về Đô Thị, Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa, Quản Lý Nhà Nước Về, Đề Tài Quản Lý Nhà Nước, Hội Họp Cơ Quan Nhà Nước, Mẫu Văn Bản Gửi Cơ Quan Nhà Nước, Văn Bản Quản Lý Nhà Nước, Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước, Iii. Quan Hệ Có Yếu Tố Nước Ngoài, Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, Quan Ly Nha Nuoc Ve Antt, Quản Lý Nhà Nước Về Việc Làm, Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo, Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, Quản Lí Nhà Nước Về Bao Hierm Xã Hội, Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng, Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Hiện Nay, Quan Ly Nha Nuoc Ve Van Hoa Tai Dia Phuong, Quản Lí Nhà Nước Nền Kinh Tế, Quản Lí Nhà Nước Về Dạy Nghề, Quản Lý Nhà Nước Về Tài Chính, Quản Lý Nhà Nước Về Lao Động, Lý Luận Quản Lý Nhà Nước, Quản Lý Nhà Nước Về Dạy Nghề, Bộ Quy Tắc ứng Xử Trong Cơ Quan Nhà Nước,