Zing.vn Pháp Luật / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản Pháp Luật – Bdif.vn

Văn bản Quỹ đầu tư phát triển

359/QĐ-ĐTPT 06/08/2015 Quy trình nghiệp vụ thẩm định cho vay của Quỹ ĐTPT Bình Dương Quỹ ĐTPT Bình Dương

437A-TB-ĐTPT 01/12/2020 Thông báo lãi suất cho vay Quỹ ĐTPT Bình Dương

288/QĐ-HĐQL 15/10/2014 Quyết định về việc ban hành Quy chế đầu tư trực tiếp và góp vốn thành lập doanh nghiệp của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương Quỹ ĐTPT Bình Dương

76-TB-ĐTPT 23/02/2017 Thông báo về việc áp dụng lãi suất cho vay theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương Quỹ ĐTPT Bình Dương

189/QĐ-HĐQL 14/06/2018 Quyết định về việc ban hành Quy chế cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương Quỹ ĐTPT Bình Dương

323/QĐ-HĐQL 22/11/2018 Quyết định về việc ban hành Quy chế nhận ủy thác cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị – nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 Quỹ ĐTPT Bình Dương

2038-QĐ-UBND 20/08/2021 Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

Văn bản Quỹ phát triển đất

3343/QĐ-UBND 01/11/2010 Quyết định về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển đất tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

2040-QĐ-UBND 20/08/2021 Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển đất tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

Văn bản Quỹ phát triển nhà

2900/QĐ-UBND 24/10/2017 Quyết định về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ờ tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

2039-QĐ-UBND 20/08/2021 Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

Văn bản lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng

3597-QĐ-UBND 26/12/2016 UBND tỉnh Bình Dương

Văn bản Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa

385/QĐ-HĐQL 31/12/2014 Quy chế bảo lãnh tín dụng cho các danh nghiệp nhỏ và vừa UBND tỉnh Bình Dương

24/2014/QĐ-UBND 09/07/2014 Quyết định Ban hành Quy định bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

Văn bản khác

147/2020/NĐ-CP 18/12/2020 Nghị định về việc Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển Địa phương Chính phủ

1568/QĐ-UBND 30/06/2014 Quyết định về việc Ban hành điều chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Bình Dương UBND tỉnh Bình Dương

28/2014/TT-BTC 25/02/2014 Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Bộ Tài Chính

37/2013/NĐ-CP 22/04/2013 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP Chính phủ

Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Luật Biển Vn?

Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam.

TS Trần Công Trục trả lời: Căn cứ vào lịch sử quản lý biển của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, Luật Biển Việt Nam đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn như sau:

– Trước năm 1884.

– Từ năm 1884-1954

– Từ năm 1954- 1976

– Từ năm 1976 đến nay.

– Thời kỳ trước năm 1884, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm đến việc khai thác và quản lý biển: chủ yếu là tổ chức khai thác các nguồn lợi từ biển như mở cửa thông thương với các nước phương Tây: Vân Đồn năm (1010-1788); Hội An (thế kỷ XVII-XVIII). Sự phát triển thương mại thông qua đường biển đòi hỏi phải triển khai các hoạt động tương ứng nhằm quản lý biển và chống nạn cướp biển trên các cùng biển tiếp giáp với đất liền và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Dưới thời thuộc Pháp (1884-1954): Ngay sau khi thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, chế độ bảo hộ tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, Pháp đã chú trọng tới việc áp dụng các luật lệ về biển của “Mẫu Quốc”: Nghị định 9/12/1926 quy định áp dụng Luật 1/3/1888 cấm người nước ngoài đánh cá trong lãnh hải rộng 3 hải lý cho các thuộc địa của Pháp. Ngày 22/9/1936, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ký ban hành Nghi định quy định vùng đánh cá Đông Dương là 20km tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam tổ chức bảo vệ, quản lý, như: đồn trú, tuần tra, thành lập đơn vị hành chính, xây trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, trạm đèn biển…

– Luật biển giai đoạn 1954-1976: Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo qui định của Hiệp định Giơ ne vơ, là thành viên của hơn 30 tổ chức quốc tế, đã có mặt tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ 1 tại Giơ ne vơ năm 1958. Tuyên bố ngày 27/4/1965, Việt Nam Cộng hòa đã chính thức thiết lập chiều rộng lãnh hải rộng 3 hải lý. Ngày 01 tháng 4 năm 1972, VNCH tuyên bố vùng đánh cá đặc quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Năm 1967, Tổng thống VNCH đã tuyên bố về thẩm quyền riêng biệt và quyền kiểm soát trực tiếp trên thềm lục địa tiếp giáp với lãnh hải. Năm 1970, VNCH thông qua luật dầu khí. Ngày 9/6/1971 công bố sơ đồ phân chia 33 lô dầu khí trên thềm lục địa theo quan điểm đơn phương của mình. Trong thời gian này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có yêu sách và chưa công bố một văn bản quy phạm pháp luật nào về biển, ngoại trừ đã ký một số Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1957, 1960, 1963.

-Thời kỳ sau năm 1976:

Ngoài ra, Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường công tác quản lý biển vừa nâng cao hiệu quả của công tác này vừa phù hợp với xu thế chung của Luật Biên quốc tế. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam.

‘Luật An Ninh Mạng, Bước Lùi Lớn Cho Vn’

Sáng 12/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng trước bối cảnh các cuộc biểu tình chống đối bộ luật gây nhiều tranh cãi đã bước sang ngày thứ ba.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

‘Hậu quả tàn hại’

Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) lập tức ra thông cáo báo chí, trích phát biểu của bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của tổ chức:

“Quyết định này có nguy cơ gây hậu quả tàn hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu không khí tự do phát biểu bị kìm nén sâu sắc, không gian mạng là nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến mà ít lo ngại về sự chỉ trích của chính quyền.”

“Luật cho phép chính phủ một quyền hạn bao quát để giám sát hoạt động trực tuyến của người dân, cuộc bỏ phiếu này có nghĩa là hiện nay ở Việt Nam không còn chỗ an toàn nào để mọi người tự do nói chuyện.”

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Chia xẻ nhận định của ông với BBC Tiếng Việt ngay sau tin luật được phê chuẩn, linh mục Phan Văn Lợi từ Huế nói:

“Đối với dân Việt Nam, hành động đó là vô nghĩa. Đối với các thành viên Quốc hội bỏ phiếu, đó là một chi tiết trong hồ sơ tội trạng của họ với đất nước.”

Ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chia xẻ nhận định với BBC Tiếng Việt:

“Tin buồn cho ngày hôm nay, nhưng tôi không mấy ngạc nhiên. Dưới áp lực từ các Bộ Công an, Quốc phòng và sau sự tán thành của ủy ban trung ương đảng, cơ quan lập pháp của Việt Nam hôm nay thông qua luật an ninh mạng được soạn thảo một cách kém cỏi.”

“Tất cả các quốc gia cần phải thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bí mật hồ sơ, tài liệu chính thức, và ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu cá nhân, tôi không tranh luận gì với những quy định này của luật mới.”

“Nhưng nhiều điều khoản khác sẽ cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào mạng lưới toàn cầu; làm chậm sự tăng trưởng của quốc gia.”

“Tệ hơn nữa, theo quan điểm của tôi, bộ luật vừa được thông qua là một nhạo báng cho cam kết của Việt Nam với tự do ngôn luận. Cảnh sát bây giờ sẽ có thể buộc Google (YouTube), Facebook và phương tiện truyền thông xã hội khác cho họ truy cập vào các tài khoản của bất kỳ công dân Việt Nam nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng đánh cược rằng, như họ từng làm trước đây, giới tư tưởng độc lập của Việt Nam sẽ tìm cách gây thất vọng cho đảng.”

Trả lời phỏng vấn của trang Bloomberg, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính phủ tại Hà Nội nói:

“Luật an ninh mạng là một bước lùi lớn cho Việt Nam. Nó sẽ hạn chế tự do ngôn luận và ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam”.

Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài, và bây giờ với luật này “sẽ làm tổn hại nghiêm trọng nỗ lực đó,” ông Doanh nhận định.

‘Bức xúc vì thông tin chống đối’

Các đạo luật ra đời thông thường để phúc đáp lại yêu cầu của xã hội, bây giờ xã hội đang rất cần nó thì dứt khoát phải bấm nút thông qua.

Còn câu chuyện của nhiều người, tôi không loại trừ trong đó có những đối tượng chống phá nói có vấn đề nọ, vấn đề kia. Bản thân tôi trước đó cũng đã có những lo ngại và bây giờ vẫn còn có điều băn khoăn. Nhưng mình phải đặt ra so sách là việc thông qua luật có lợi hơn hay không thông qua có lợi hơn. Ở đây chúng ta phải phải đặt lợi ích quốc gia cao hơn.”

Hôm 9/6 tổ chức Ân xá Quốc tế viết một loạt thư ngỏ cho giám đốc điều hành của các công ty Apple, Facebook, Google, Microsoft, và Samsung kêu gọi những công ty này “thách thức” luật An ninh mạng, và “cho chính phủ Việt Nam biết sẽ không thực hiện bất kỳ yêu cầu, hoặc chỉ thị nào vi phạm những quyền cơ bản của con người.”

Trong thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế gửi đi sáng nay, bà Clare Algar được trích lời nói:

“Luật an ninh mạng chỉ có thể hữu hiệu nếu các công ty hợp tác với yêu cầu của chính phủ Việt Nam trong việc bàn giao dữ liệu cá nhân. Những công ty hoạt động ở đây phải không tham gia vào các vụ lạm dụng nhân quyền. Chúng tôi kêu gọi họ sử dụng quyền lực đáng kể mà họ có theo ý của họ để thách thức chính phủ Việt Nam về việc ban hành luật lệ tụt hậu này.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết chưa nhận được hồi âm của các công ty này.

Hội Luật Gia Vn Phản Đối Tq Mời Thầu Sai Trái

Vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế thăm dò – khai thác tại chín lô dầu khí trên biển Đông nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay.

Việc làm của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (tại các Điều 58, Điều 76, Điều 77…), mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động này cũng đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN ký năm 2002, cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký tháng 10-2011.

Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và đề nghị các công ty dầu khí quốc tế tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, không tham gia dự thầu chín lô dầu khí mà CNOOC công bố mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Hội Luật gia Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân Việt Nam – Trung Quốc nói chung và giữa giới luật gia hai nước nói riêng; đồng thời sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.