Bạn đang xem bài viết Tq Tiết Lộ Hình Phạt Với Người Bỏ Dở Nghĩa Vụ Quân Sự được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cuộc sống của lính nghĩa vụ quân sự ở Trung Quốc quả thực không như mơ, nhưng nếu không chấp nhận rèn luyện gian khổ, họ sẽ phải đối mặt với những hình phạt vô cùng nghiêm khắc.
Trang web tiếng Anh China Military của quân đội Trung Quốc (PLA) vừa cho đăng tải một bài viết đề cập chi tiết những hình phạt rất nặng đối với lính nghĩa vụ bỏ dở giữa chừng.
Theo China Military, Zhang Moukang, một sinh viên đại học đến từ tỉnh Hải Nam, bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự từ tháng 9. Song, chỉ một tháng sau đó, Zhang bày tỏ muốn ngừng tham gia rèn luyện trong PLA và chính thức ra khỏi quân ngũ vào cuối tháng 11 vừa qua.
Các lính nghĩa vụ Trung Quốc đang được huấn luyện đội hình, đội ngũ. Ảnh: PLA Daily
“Zhang Moukang không thể thích nghi với cuộc sống quân ngũ vì sợ vất vả và mệt nhọc. Bất chấp sự khích lệ kiên nhẫn của quân đội, anh ta vẫn nhất quyết xuất ngũ”, trích thông báo của PLA.
Tất nhiên, Zhang đã phải gánh chịu những hậu quả do hành động “thiếu suy nghĩ” của mình. Trang tin của PLA cho biết, anh phải đối mặt với tổng cộng 8 hình phạt bao gồm lệnh cấm đi du lịch nước ngoài trong 2 năm; cấm đi lại bên trong lãnh thổ Trung Quốc bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách đường dài; cấm mua bất động sản, nhận các khoản vay hoặc tham gia bảo hiểm; cấm mở doanh nghiệp hay đăng ký hoặc theo học tại các trường cao đẳng, đại học.
Suốt đời, Zhang cũng sẽ không được nhận vào làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào thuộc nhà nước, dù chỉ là nhân viên hợp đồng. Ngoài ra, anh còn phải nộp khoản tiền phạt tương đương 4.000USD (gần 93 triệu đồng) cùng khoản bồi thường trị giá 3.750USD (xấp xỉ 87 triệu đồng) cho những chi phí quân đội đã bỏ ra trong thời gian ngắn anh đi lính nghĩa vụ, bao gồm phí kiểm tra lý lịch, khám sức khỏe, phí ăn ở, đi lại và trang phục.
Zhang dự kiến cũng phải đối mặt với sự chỉ trích của công luận khi chuyện của anh được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm cả báo, đài, truyền hình và mạng xã hội.
Theo CNN, trường hợp của Zhang hiếm gặp nhưng không phải là độc nhất vô nhị. Truyền thông Trung Quốc vài năm trở lại đây đã đưa tin về một số trường hợp các cựu quân nhân bị xử phạt vì vi phạm kỷ luật của PLA.
Trung Quốc hiện có khoảng 2 triệu người đang tham gia các lực lượng vũ trang và việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với các nam thanh niên nước này. Trong báo cáo Sức mạnh Trung Quốc 2019, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, việc hiện đại hóa quân đội đang đòi hỏi PLA phải giảm số lượng nhưng tăng chất lượng quân, kể cả chú trọng ưu tiên tuyển các binh sĩ có trình độ học vấn cao hơn.
Trong một bản tin hồi tháng 7, Tân Hoa xã nhấn mạnh, PLA ưu tiên tuyển lính nghĩa vụ là sinh viên đại học và những người đã tốt nghiệp. Song, thách thức của họ là những người trẻ cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với môi trường rèn luyện khắc nghiệt và gian khổ trong quân ngũ.
Hành Vi Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự Sẽ Bị Xử Phạt Hành Chính Hoặc Xử Lý Hình Sự
Thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự của tuổi trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: QĐ)
Trả lời:
Hằng năm mùa tuyển quân thường được bắt đầu từ khoảng cuối tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau. Trong khi nhiều nam thanh niên vui vẻ, tình nguyện lên đường nhập ngũ thì vẫn có một số người tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ bị dư luận xã hội lên án mà còn bị xử lý nghiêm khắc tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.
Nội dung câu hỏi của bạn Lê Thanh An được quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu” và Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
Các Điều 4, 5, 6, 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP nêu rõ:
Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội.
Đang Đi Làm Có Phải Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không ? Chế Độ Nghĩa Vụ Quân Sự Đối Với Nữ Giới ?
1. Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?
Thưa Luật sư! Em năm nay 25 tuổi,hiện đã tốt nghiệp đại học và đang đi làm thì có phải đi nghĩa vụ quân sự sự không ?
Thứ nhất, căn cứ vào điều 3 và điều 4, Nghị định 38/2007/NĐ -CP quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân dân nam trong độ tuổi nhập ngũ P quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân dân nam trong độ tuổi nhập ngũ:
“Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũNhững công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu. 6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;c) Trường cao đẳng, đại học;d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Thứ hai, Điều 4. Miễn gọi nhập ngũ
Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.3. Một con trai của thương binh hạng 2.4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.
Trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ trường hợp của bạn, chúng tôi không biết bạn có thuộc một trong hai trường hợp được miễn nhập ngũ hay tạm hoãn nhập ngũ. Nếu bạn chỉ có lý do là đã học xong đại học và đã đi làm thì không được xếp vào các trường hợp được nêu lên tại Điều 3 và điều 4 Nghị định nêu trên.
Như vậy, với trường hợp của bạn phải tuân thủ nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.
3. Làm bảo vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự không ?
Thưa luật sư. Anh trai tôi được trở thành bảo vệ trường mầm non theo biên chế của nhà nước trước thời gian có giấy gọi nhập ngũ. Vậy anh tôi có được miễn hay không?
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân được miễn gọi nhập ngũ trong các trường hợp sau :
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Mất CMTND có anh hưởng tới việc đăng ký nghĩa vụ quân sự ?
Thưa luật sư, năm nay em 20 tuổi đã khám đậu nghĩa vụ quân sự … nhưng do Em làm mất chứng minh nhân dân. Như vậy có ảnh hưởng đến việc nhập ngũ của Em hay không ạ ?
Căn cứ theo Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân1. Về tuổi đời:a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.2. Tiêu chuẩn chính trị:a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.”
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại : để được giải đáp.
Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật mInh Khuê
Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
Vì chủ quyền an ninh biên giới quốc giaVì chủ quyền an ninh biên giới quốc giaBài giảng
Luật nghĩa vụ quân sự Nội dung bài gảngSự cần thiết xâydựng vàhoàn thiệnLuậtNVQSNội dungcủaLuậtNVQS Trách nhiệmcủa học sinhA- sự cần thiết xây dựng và hoàn thiệnluật nghĩa vụ quân sự.Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân – Dân tộc ta là lịch sử của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân.– Chế độ tình nguyện tòng quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã phát huy tác dụng trong thời kỳ lịch sử đó. Kế thừa và phát huy thắng lợi của chế độ tòng quân, năm 1960miền Bắc bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. 2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện để công dân làm tròn nhĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân, công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình trong việc tạo điều kiện để công dân hoàn thànhnghĩa vụ với Tổ quốc.3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.– Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước.– Luật Nghĩa vụ quy định việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích luỹ lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong mọi tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.B- Nội dung cơ bản của Luật NVQS.Cấu trúc của Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương với 71 điều.Chương1: Những quy định chung, từ điều 1 đến điều 11.Chương này quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và gia đình trong giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự.I- Giới thiệu khái quát nội dung của Luật.Chương 2: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan, binh sỹ, từ điều 12 đến điều 16.Nội dung chương 2 quy định về độ tuổi nhập ngũ và thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ.Chương 3: Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, từ điều 17 đến điều 20.Nội dung chương 3 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.Chương 4: Việc nhập ngũ và xuất ngũ, từ điều 21 đến điều 36.Nội dung chương 4 quy định thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.Chương 5: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị, từ điều 37 đến điều 44.Nội dung chương 5 quy định về hạn dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bịChương 6: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, từ điều 45 đến điều 48.Nội dung chương 6 quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp, thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.Chương 7: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, từ điều 49 đến điều 57.Nội dung chương 7 quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị.Chương 8: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, từ điều 58 đến điều 62.Nội dung chương 8 quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự.Chương 9: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên, từ điều 63 đến điều 68.Nội dung chương 9 quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt. Chương 10: Việc xử lý các vi phạm, điều 69.Chương 11: Điều khoản cuối cùng, điều 70 và điều 71.Nội dung chương 11 quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật. II- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sựNhững quy định chung. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ, công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị. Công dân làm nghĩa vụ quân sự trong suốt khoảng thời gian từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị. – Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước, nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc và hoàn thành mọi nhiệm vụ. – Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản, tính mạng của nhân dân. – Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội. – Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu. – Công dân nam không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam. – Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện, nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. – Người đang tong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự. Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. – Huấn luyện quân sự phổ thông. – Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. – Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. Phục vụ tại ngũ trong thời bình. – Độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25. – Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan, binh sỹ là 18 tháng, của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật là 24 tháng. – Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi.Chú ý: Thời gian đảo ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ Những công dân được hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.– Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sỹ quan, binh sỹ đang phục vụ tại ngũ. Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này.Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận. Đang học ở các trường phổ thông, dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học do Chính phủ quy định. Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.Những công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Con của liệt sỹ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một.Một người anh hoặc em trai của liệt sỹ.Một con trai của thương binh hạng hai.– Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ.Đảm bảo về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng, chữa bệnh, chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá, tinh thần.Chế độ nghỉ phép, phụ cấp quân hàm.Khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi dường, trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm.Trước lúc nhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì được cơ quan, cơ sở đó tiếp nhận lại. Khi xuất ngũ về địa phương được ưu tiên trong uyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp việc làm.Trước lúc nhập ngũ có giấy gọi nhập học vào các trường cao đẳng, đại học. thì khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.– Nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết. thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.
Quyền lợi của gia đình hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ.
– Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của Nhà nước.Thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.– Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.
Trách nhiệm của học sinhHọc tậpchính trị,quân sự,rèn luyệnthể lựcChấp hànhquy định về đăng kýNVQS Đi kiểm trasức khoẻ vàkhámsức khoẻChấp hànhlệnh gọi nhập ngũNội dung 1: Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường, lớp tổ chức.
Vệc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.– Học sinh có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập, rèn luyện.– Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỷ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội, chấp hành đầy đủ những quy định thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.. Nội dung 2: Chấp hành quy định về đăng kýnghĩa vụ quân sự.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc kê khai lý lịch và những yếu tố cần thiết khác theo quy định của pháp luật của người trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự để cơ quan quân sự địa phương quản lý và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mục đích của đăng ký nghĩa vụ quân sự là nhằm nắm chắc tình hình bản thân, gia đình học sinh để đảm bảo việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ được chính xác, bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Học sinh đến độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự (Nam từ đủ 17 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyên môn cần phục vụ cho quân đội) phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đăng ký nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện. Nội dung 3: Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ
Khám sức khoẻ là nhằm tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn vào phục vụ tại ngũ Việc kiểm tra sức khoẻ cho người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (Đủ 17 tuổi) do cơ quan quân sự cấp huyện phụ trách. Việc khám sức khoẻ cho những người trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khoẻ cấp huyện phụ trách. Học sinh đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ theo giấy gọi của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú. Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm quy định trong giấy gọi, khi đi kiểm tra sức khoẻ hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc, thủ tục ở phòng khám.Nội dung 4: Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ
Hằng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Theo quyết định của UBND, Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
Xin trân trọng cảm ơn!Vì chủ quyền an ninh biên giới quốc gia
Cập nhật thông tin chi tiết về Tq Tiết Lộ Hình Phạt Với Người Bỏ Dở Nghĩa Vụ Quân Sự trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!