Bạn đang xem bài viết Trang Điều Hành được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chọn 3 khu vực vùng dân tộc và miền núi AIDS và ma tuý, mại dâm An ninh – Quốc phòng Báo cáo – Kế hoạch Báo cáo – Kế hoạch Bồi dưỡng kiến thức Bồi dưỡng nghiệp vụ Bồi dưỡng quốc phòng an ninh Cải cách hành chính Chỉ đạo điều hành Chính sách dân tộc Chính sách đối với người có uy tín Chính sách hỗ trợ giảm nghèo Chính sách tín dụng Chính sách vùng, khu vực Chính sách xã hội Chính sách y tế Chương trình 134 Chương trình 135 Chương trình 2472 Chương trình giảm nghèo Chương trình phối hợp Công chức – Viên chức Công nghệ Thông tin và TT Công tác dân tộc Công văn CTMTQG đưa thông tin về cơ sở d Đại hội đại biểu các DTTSVN Đào tạo bồi dưỡng Đề án Đề án quyết định Đề tài Khoa học Điều hành tắc nghiệp Định canh, định cư dự thảo dự thảo báo cáo Dự thảo Dề án Dự thảo đề án dụ thảo nghị định Dự thảo Nghị định dự thảo quyết định dự thảo thông tư Dự thảo tờ trình giảm nghèo giao dục Giáo dục – Đào tạo giấy mời Góp ý góp ý dự thảo Góp ý dự thảo nghị định góp ý dự thảo nghị quyết góp ý dự thảo Quyết định Góp ý, trả lời văn bản Góp ý, trả lời văn bản’ Góp ý, trả lời văn bản hội nghị hội thảo khác Khoa học – CN và MT Khoa học và công nghệ Kiến nghị Kinh tế – Xã hội Lĩnh vực khác Lĩnh vực khác Lĩnh vực khácư Luật phòng chống tác hại thuốc lá Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nghị định Người có Uy tín Phổ biến, giáo dục pháp luật Phòng chốn ma túy Phòng chống ma túy Phòng chống tham nhũng Phụ nữ và bình đẳng giới Quy chế hoạt động Quyết định sđsdsdsdsdsd sds tác hại thuốc lá Tài chính – Kế toán Tài nguyên – Môi trường Tảo hôn tập huấn tfghfghfgh Thi đua – Khen thưởng Thi đua – Khen thưởng Thông báo Thông báo, kết luận thông tư Tổ chức – Hoạt động tờ trình quyết định Trợ giúp pháp lý Văn bản pháp luật Văn hóa – Thông tin Xã đặc biệt khó khăn Xây dựng & quản lý dự án
Cơ quan ban hành
Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Ủy A Lưới
Sáng ngày 27 tháng 8 năm 2019, UBND xã A Roàng tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Sửu – TUV, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Pi Loong Mái – UVBTVHU, Chủ tịch UBMTTQVN huyện; đồng chí Lê Anh Thân – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BCHQS huyện; đồng chí Nguyễn Hữu Vĩnh – Phó Đồn Biên phòng Hương Nguyên; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Xã đội, Công an xã, các ban, ngành, công chức của xã; các Thôn đội trưởng, Bí thư chi bị, Thôn trưởng 7 thôn của xã A Roàng.
Nhìn chung, trong 10 năm qua Đảng ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân xã nhà đã thực hiện tốt các nội dung về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” góp phần bảo đảm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoạt động của cả hệ thống chính trị luôn được củng cố và vững mạnh; kinh tế – xã hội ngày càng phát triển và khởi sắc; an ninh, quốc phòng được giữ vững và ổn định.
Đ/c Hồ Văn Bin – Xã Đội phó BCHQS xã A Roàng báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương
Đồng chí Bí thư Huyện ủy biểu dương những thành tích mà Đảng ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang xã nhà đã đạt được trong những năm qua; đồng thời mong muốn Đảng ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân xã nhà tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế tồn tại đã được nêu tại hội nghị.
Tại hội nghị, Đảng ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang xã đã biểu dương, khen thưởng 01 tập thể và 04 các nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng bà bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đ/c Hồ A Lua – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã (áo trắng) và Đ/c A Viết Bương – Xã Đội trưởng chủ trì Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Đ/c Nguyễn Piu Nih – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã tặng giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Trang Thông Tin Điện Trung Tâm Giải Quyết Thủ Tục Hành Chính Tỉnh Cà Mau
Ngày 06/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Theo đó, Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký (tức từ ngày 06/4/2020).
Với việc ban hành Nghị định để hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công (được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, ban hành ngày 16/3/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1//2020), nhiều nội dung được quy định Luật Đầu tư công năm 2019 sẽ được thực hiện thuận lợi và thống nhất với các quy định hiện hành trong đó có việc thống nhất được định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công.
Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Nghị định sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Với các quy định cụ thể, thừa, tiếp thu có chọn lọc các quy định hiện hành về quản lý đầu tư công, Nghị định 40/2020/NĐ-CP đã bảo đảm rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp và không mâu thuẫn với quy định của các luật, nghị định khác.
Nghị định cũng bảo đảm được tính công khai, minh bạch và khả thi trong thực hiện các dự án đầu tư công; thực hiện phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và đổi mới mạnh mẽ phương thức kế hoạch hóa. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đáp ứng tốt hơn đối với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng mắc về vấn đề vốn có trước hay dự án có trước; nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, bổ sung quy định về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công…
Trung tâm Giải quyết TTHC Cà Mau
Trang Thông Tin Điện Tử Thị Ủy Hương Trà
Ngày 10/12/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW (Nghị quyết 54) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế
Nghị quyết 54 đã nêu rõ quan điểm của Bộ Chính trị là xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh; không chỉ là của riêng Thừa Thiên Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Nghị quyết 54 cũng đã xác định mục tiêu và tầm nhìn, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bản tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đó là:
Tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; là trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, với trọng tâm là: Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là tư duy về phát triển bền vững, về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản; tư duy về phát huy tối đa, hiệu quả các lợi thế, tiềm năng riêng có… Năm 2020, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và hoàn thiện bộ tiêu chí về thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế; phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, trong đó, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn… Phát triển Bệnh viện Trung ương Huế, cùng với Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế. Phát triển Trường Đại học Y Dược Huế theo mô hình “Trường-Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế… Xây dựng Trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia. Hình thành khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của vùng và quốc gia.
Tập trung phát triển một số ngành như công nghiệp hỗ trợ, năng lượng sạch, các ngành chế biến sâu, công nghệ thông tin và phần mềm, hóa dược và thiết bị y tế. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch. Phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái kết hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ biển, năng lượng tái tạo… Phát triển kinh tế – xã hội các huyện miền núi theo hướng hình thành các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, du lịch, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng của Vườn Quốc gia Bạch Mã…
Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Quy hoạch bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm ngành sản xuất. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, với trọng tâm là: Xây dựng quy hoạch phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng. Quy hoạch lại không gian đô thị trung tâm theo hướng đặc thù trực thuộc Trung ương và đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương. Mở rộng địa giới hành chính đô thị. Ứng dụng các tiện ích thông minh để quản lý đô thị trên một số lĩnh vực. Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội… Hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển, cao tốc nối các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mở rộng các tuyến Quốc lộ 49A, quốc lộ 49B, hầm Phước Tượng – Phú Gia; nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng container, cảng du lịch. Xây dựng cảng chuyên dùng Điền Lộc, khu neo đậu tránh, trú bão khu vực Thuận An. Nâng công suất cảng Hàng không quốc tế Phú Bài phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt; cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân. Đầu tư hệ thống gia thông của tỉnh kết nối giữa các đô thị; ưu tiên tuyến đường Huế – Thuận An, Huế – sân bay Phú Bài, đường vành đai 3 thành phố Huế. Xây dựng cầu qua sông Hương và hạ tầng một số bãi biển du lịch… Ngân sách Trung ương hỗ trợ hoàn thành việc di dời các hộ dân trong khu vực 1 thuộc quần thể di tích Cố đô Huế trước năm 2022…
Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế tư nhân cho phát triển kếu cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế, với trọng tâm là: Quyết liệt trong công tác cải cách hành chính. Ban hành chính sách thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch. Đổi mới cơ chế quản lý, khai thác sau đầu tư để thu hút nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh; khởi nghiệp sáng tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Chủ động thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có chính sách thúc đẩy để các hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, bền vững.
Xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhanh và bền vững Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với trọng tâm là: Nghiên cứu ban hành các tiêu chí đặc thù phân loại đô thị, đơn vị hành chính, mô hình đô thị phù hợp với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Nghiên cứu thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả nguồn lực Trung ương, nguồn lực địa phương và nguồn lực xã hội hóa. Có cơ chế, chính sách tạo đột phá trong phát triển nhanh và bền vững Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và Vườn quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu tầm cỡ quốc tế; trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa các dịch vụ công.
Ngoài các nhiệm vụ, giải pháp trên, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị còn xác định các nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước. Gắn phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Trang Điều Hành trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!