Bạn đang xem bài viết Trao Đổi Giữa Chủ Tịch Hội Luật Quốc Tế Việt Nam Và Trung Quốc Về Biển Đông được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THƯ NGỎ CỦA CHỦ TỊCH HỘI LUẬT QUỐC TẾ VIÊT NAM GỬI CHỦ TỊCH HỘI LUẬT QUỐC TẾ TRUNG QUỐC (Bản tiếng Anh) Hà Nội, Ngày 24 tháng 8 năm 2019Kính gửi: Giáo sư Hoàng Tiến (Huang Jin),
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL),
Toàn thể Hội viên Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) hết sức lo ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây do phía Trung Quốc gây ra trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Nam Biển Đông. Những hoạt động của tàu Hải Dương 8 (HD8) và các tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực nói trên vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và đi ngược lại những thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.
Thưa Giáo sư,
VSIL và CSIL là hai tổ chức tập hợp những chuyên gia luật quốc tế hàng đầu của nước mình, đều được thành lập với mục đích nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng và phát triển luật quốc tế. Nhận thấy CSIL xác định trong Điều lệ của mình nhiệm vụ “thúc đẩy việc trao đổi giữa các giới học thuật trong và ngoài nước, phục vụ các vấn đề đối ngoại”, tôi cho rằng hai Hội của chúng ta có thể trao đổi một cách chân thành, có lý có tình về những sự kiện đang xảy ra trên Biển Đông.
Trong Thư ngỏ này tôi sẽ không nói về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, điều đã được Chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều lần, mà chỉ tập trung trao đổi dưới góc độ pháp lý quốc tế những hoạt động hiện nay của Tàu khảo sát địa chấn HD8. Với những quy định đầy đủ và hoàn chỉnh của UNCLOS nói riêng và của Luật pháp quốc tế nói chung, tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được nhận thức chung dựa trên căn cứ khoa học và pháp lý khách quan, từ đó góp phần làm giảm căng thẳng, đóng góp vào việc phát triển hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hai nước cũng như của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
1. Khu vực mà tàu khảo sát địa chấn HD8 đang hoạt động nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định trên cơ sở Điều 57 và Điều 76 của UNCLOS. Đây hoàn toàn không phải là khu vực chồng lấn hoặc có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Căn cứ quy định của UNCLOS, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý thiết lập phạm vi và chế độ pháp lý tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Theo đó, Việt Nam thực thi các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Theo quy định của UNCLOS, quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có tính đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay khai thác tài nguyên ở các vùng này thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động này nếu không được phép của quốc gia ven biển. Mọi hoạt động thăm dò, khai thác, khảo sát, nghiên cứu đối với tài nguyên ở đó đều phải được sự chấp thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
2. Một số chuyên gia luật quốc tế Trung Quốc thường viện dẫn “đường chín đoạn” để biện minh cho yêu sách về “các quyền lịch sử” hay “một danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc tại các vùng biển nằm bên trong “đường chín đoạn” này. Mặt khác,Trung Quốc cũng dựa vào UNCLOS để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng tính từ các quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc là một trong các bên yêu sách chủ quyền. Với những viện dẫn nêu trên, Trung Quốc cho rằng khu vực biển mà tàu HD8 và các tàu khác của Trung Quốc đang hoạt động là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
Điều này hoàn toàn phi lý. Không có bất cứ cơ sở pháp lý nào theo luật pháp quốc tế và UNCLOS cho “đường chín đoạn”, Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới cũng chưa từng công nhận bất kỳ một hàm ý về phạm vi quyền đối với vùng biển được gán cho “đường chín đoạn” này. Cũng không thể coi vùng biển mà HD8 đang hoạt động là vùng biển của quần đảo Trường Sa vì quần đảo Trường Sa không phải là một quốc gia quần đảo, do đó không đáp ứng tiêu chuẩn mà UNCLOS quy định để có thể vẽ đường cơ sở quần đảo bao quanh toàn bộ Trường Sa và từ đó yêu sách các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo.
Kể từ khi có Phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc thì những tranh luận trên đã được làm sáng tỏ. Phán quyết khẳng định rằng: i) không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại vùng biển bên trong “đường chín đoạn”; (ii) căn cứ vào tình trạng tự nhiên của các thực thể luôn nổi tại quần đảo Trường Sa, không thực thể nào có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng; (iii) luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc vẽ đường cơ sở quần đảo bao quanh quần đảo Trường Sa và xem quần đảo Trường Sa là một thực thể đơn nhất có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng; (iv) các thực thể lúc chìm lúc nổi (và các thực thể ngầm) không phải là đối tượng yêu sách chủ quyền.
Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và bác bỏ giá trị ràng buộc của Phán quyết nói trên, nhưng theo quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS, phán quyết có tính chung thẩm và ràng buộc đối với hai Bên của vụ kiện. Các quốc gia đều mong muốn Phán quyết được tôn trọng và thực thi một cách thiện chí.
3. Tôi cũng được biết, có những chuyên gia luật quốc tế Trung Quốc sử dụng một đoạn trong lời mở đầu của UNCLOS “Khẳng định rằng, các vấn đề không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được xử lý bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung” để biện minh cho các lập luận về yếu tố lịch sử và các yêu sách mập mờ nhằm tạo nên các vùng biển chồng lấn của Trung Quốc với các quốc gia ven Biển Đông.
Tuy nhiên, các vấn đề về phạm vi và quy chế của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, cũng như vấn đề quốc gia quần đảo, vùng nước quần đảo đều là những vấn đề đã được UNCLOS quy định rõ ràng, hoàn toàn không phải là “các vấn đề không được quy định”. Việt Nam và Trung Quốc đều là các quốc gia thành viên của UNCLOS, tự nguyện chấp nhận sự ràng buộc của Công ước, nên mọi cách giải thích, áp dụng trái với quy định của Công ước đều không có giá trị. Điều này cũng đã được Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc xác nhận.
Thưa Giáo sư,
Là những người dành cả cuộc đời cho việc nghiên cứu, phổ biến và thực hành luật quốc tế, chúng ta đều nhớ tới lời thề trang trọng phục vụ cho công lý của mình khi vinh dự được mang danh hiệu cao quý là luật gia. Nhiệm vụ chung của chúng ta, của VSIL và CSIL là bảo vệ công lý, bảo vệ trật tự pháp lý quốc tế, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào đối với những nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.
Với trách nhiệm phục vụ cho các vấn đề đối ngoại mà CSIL đã đề ra, cũng như với sứ mệnh thiêng liêng của người luật gia, tôi mong rằng Giáo sư và các thành viên CSIL sẽ tư vấn cho các cơ quan hữu quan của Trung Quốc những khía cạnh pháp lý quốc tế và kiến nghị Chính phủ chấm dứt ngay những hành động vi phạm luật pháp quốc tế, rút ngay tàu HD8 cũng như các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tất cả các thành viên VSIL nguyện sẽ sử dụng tất cả những biện pháp được luật quốc tế quy định, đặc biệt là UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc mình.
Thay mặt cho tất cả các hội viên VSIL tôi gửi đến Giáo sư và các hội viên CSIL lời chào trân trọng và mong được cùng Giáo sư trao đổi những vấn đề khoa học luật quốc tế với mục đích thượng tôn trật tự pháp lý quốc tế, góp phần vào việc gìn giữ hòa bình ổn định trên Biển Đông, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam
Nguyễn Bá Sơn
THƯ TRẢ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒI LUẬT QUỐC TẾ TRUNG QUỐC (Bản tiếng Anh) Ngày 19 tháng 09 năm 2019
Kính gửi Chủ tịch Nguyễn Bá Sơn,
1. Các mô tả nhận định về Nam Sa Quần Đảo (Quần đảo Nam Sa) được đề cập trong Thư ngỏ là không đúng và một chiều, vậy nên không thể rút ra kết luận khách quan về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc có chủ quyền với Nam Sa Quần Đảo. Dựa vào Nam Sa Quần Đảo, Trung Quốc có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hơn nữa, Trung Quốc có quyền lịch sử tại Nam Hải. Các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc tại Nam Hải có cơ sở vững chắc theo luật quốc tế, và đã được khẳng định thông qua các văn bản pháp lý của Trung Quốc, bao gồm Tuyên ngôn của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải năm 1958, Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa năm 1998, và Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Chủ quyền lãnh thổ và Quyền và Lợi ích Hàng hải tại Nam Hải đưa ra vào ngày 12 tháng 07 năm 2016.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) không phải là toàn bộ luật biển quốc tế. Chính UNCLOS cũng đã có quy định rõ ràng rằng, các vấn đề không được điều chỉnh trong Công ước sẽ được điều chỉnh bởi các quy định và nguyên tắc luật quốc tế. Vấn đề về quyền lịch sử và quy chế của các quần đảo của quốc gia lục địa là những vấn đề không được điều chỉnh trong UNCLOS, và nên tiếp tục được điều chỉnh theo luật quốc tế nói chung. Quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải đã được hình thành từ thực tiễn của người dân và chính phủ Trung Hoa qua lịch sử lâu dài, và có cơ sở vững chắc về mặt lịch sử và luật pháp. Nam Sa Quần đảo của Trung Quốc đáp ứng tiêu chuẩn là quần đảo của quốc gia lục địa theo luật quốc tế, và đã được nhìn nhận như vậy trong lịch sử. Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ, và quyền lợi hàng hải dựa trên Nam Sa Quần Đảo như một thực thể thống nhất.
Ngài cũng đã trích dẫn Phán quyết của cái-gọi-là Tòa trọng tài Nam Hải. Tới đây, tôi cảm thấy cần phải nhắc lại một nguyên tắc quan trọng khác của luật quốc tế, cụ thể là nguyên tắc đồng ý, thể hiện trực tiếp nguyên tắc chủ quyền trong giải quyết tranh chấp. Để xác lập thẩm quyền của mình trong một tranh chấp giữa các quốc gia, một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế trước đó phải nhận được sự đồng ý từ các bên trong tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS, bao gồm thủ tục trọng tài tại Phụ Lục VII, cũng tuân theo nguyên tắc đồng ý như vậy. Nếu một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế bỏ qua phạm vi đồng ý của các Quốc gia, hay ngang nhiên thực hiện thẩm quyền, bất chấp sự phản đối của một bên, đối với vấn đề mà Quốc gia đó phản đối, thì cơ quan đó sẽ vi phạm nguyên tắc chủ quyền và các quyết định của cơ quan đó là vô hiệu. Tranh chấp sẽ ngày một trở nên căng thẳng thay vì được giải quyết. Tòa Trọng tài Nam Hải chính là một ví dụ tồi tệ điển hình như thế. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần thể hiện rõ lập trường không chấp nhận và không tham gia Tòa Trọng tài Nam Hải cũng như lập trường không chấp nhận và không công nhận các Phán quyết trái luật của Toà này. Từ góc độ pháp lý, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền đưa ra các Phán quyết. Hơn nữa, trong Phán quyết, các chứng cứ của Tòa Trọng tài mang tính một chiều, cùng với các phân tích pháp lý bất nhất, và lập luận tuỳ tiện. Trong rất nhiều kết luận, Tòa Trọng Tài thậm chí còn không thể đưa ra lập luận nào. Nhằm thông tin chính xác và cung cấp hiểu biết đúng đắn về vấn đề này, Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đã xuất bản công trình Phán quyết Tòa Trọng tài Nam Hải: Một nghiên cứu phê phán (The South China Sea Arbitration Awards: A Critical Study) vào tháng 5 năm 2018, trong đó liệt kê các sai sót nghiêm trọng trong Phán quyết và chứng minh tính chất trái luật và vô hiệu của nó. Nghiên cứu Phê phán (bản tiếng Trung và tiếng Anh) nói trên hiện đang đăng trên website của Hội Luật Quốc tế Trung Quốc và Tạp chí Trung Hoa về Luật Quốc tế (Chinese Journal of International Law) (2018, ấn bản 2), nếu ngài muốn tham khảo.
3. Các vấn đề xoay quanh tranh chấp biển giữa Việt Nam và Trung Quốc rất phức tạp. Phương thức giải quyết đúng đắn không chỉ đòi hỏi sự tuân thủ luật pháp quốc tế mà còn, quan trọng hơn hết, sự thông thái và kiên trì chính trị. Các nỗ lực chung của Trung Quốc và Việt Nam đã tạo ra các tiền lệ tốt và là vốn kinh nghiệm phong phú trong việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn song phương. Vào tháng 12 năm 2000, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Hiệp định Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa tại Vịnh Bắc Bộ. Tới năm 2008, Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán song phương đã giải quyết hết các tranh chấp về biên giới trên đất liền. Trên thực tế, giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và phân định biển thông qua đàm phán song phương không chỉ là lập trường nhất quán của riêng Chính phủ Trung Quốc, mà còn là nhận thức của hầu hết các Quốc gia, bao gồm Việt Nam. Thỏa thuận về Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ ràng rằng, đối với các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai bên sẽ chỉ giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Quan điểm này cũng được phản ánh đầy đủ trong Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên trên Nam Hải.
(đã ký)
Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc
THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỘI LUẬT QUỐC TẾ VIÊT NAM TRẢ LỜI THƯ NGÀY 19/09/2019 CỦA CHỦ TỊCH HỘI LUẬT QUỐC TẾ TRUNG QUỐC (Bản tiếng Anh) Ngày 29/10/ 2019
Kính gửi: GS. Hoàng Tiến,
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc
1. Trong Thư trả lời, Giáo sư phê phán tôi “lảng tránh” đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và cho rằng vấn đề đó “phải được giải quyết trước tiên”. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn.
Thứ hai, như tôi đã đề cập trong Thư ngỏ ngày 24/8/2019, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa “đã được Chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều lần”. Khẳng định của Chính phủ Việt Nam là dựa trên những chứng cứ lịch sử – pháp lý vững chắc như đã được trình bày trong các Sách trắng về Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản trong các năm 1975, 1979, 1981, 1988. Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận, ví dụ như cuốn sách “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands” của Giáo sư Luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1986 (bản dịch tiếng Anh năm 2000), hay cuốn sách “The South China Sea. The Struggle for Power in Asia” của nhà nghiên cứu người Anh Bill Hayton xuất bản năm 2014.
Thứ ba, tôi hoàn toàn không thể đồng ý với việc Giáo sư cho rằng từ những năm 1970′ Việt Nam “từng bước chiếm đóng một cách phi pháp một số đảo và bãi ngầm” thuộc quần đảo Trường Sa và đó là “nguyên nhân gây ra tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
Từ thế kỷ 17, các Chúa Nguyễn đã thực thi chủ quyền của Việt Nam thông qua việc cử các đội Hoàng Sa – Bắc Hải ra khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp theo, các Hoàng đế Nhà Nguyễn đã cử các đội hải quân ra vẽ bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền trên hai quần đảo này… Trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân thống trị, nước Pháp thay mặt cho Việt Nam quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ nước Pháp theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Việc tiếp quản quần đảo Trường Sa vào Mùa Xuân 1975 và những hoạt động bình thường của Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa sau khi đất nước đã hòa bình, thống nhất là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì sao có thể nói là “phi pháp” được.
Ngược lại, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc chiếm đóng, rồi từ đó đến nay, từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe doạ hoà bình và ổn định tại Biển Đông và trong khu vực. Chẳng lẽ những hành động bị các quốc gia trên thế giới và Việt Nam lên án đó lại có thể gọi là hợp pháp và tạo thành cơ sở cho phía Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo và rồi sử dụng nó để đòi hỏi một vùng biển rộng lớn chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
2. Tôi đồng ý với việc nhấn mạnh “nguyên tắc chấp thuận” của quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc “đất thống trị biển” để xác định các quyền trên biển của quốc gia mà Giáo sư nêu trong phần 2 Thư trả lời. Nhưng sự đồng ý đó không thể làm cho tôi chia sẽ những luận giải của Giáo sư về hai nguyên tắc này.
Thứ nhất, với việc từ chối tham gia vụ kiện trọng tài Biển Đông với Philippines và tuyên bố không công nhận giá trị ràng buộc của Phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS, chính phía Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc chấp thuận mà quốc gia với tư cách là thành viên UNCLOS cần tuân thủ. Bằng việc phê chuẩn UNCLOS, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thể hiện sự chấp thuận của quốc gia mình đối với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế được quy định trong Công ước, bao gồm việc chấp nhận thủ tục tài phán bắt buộc, công nhận và thực hiện Phán quyết mang tính chất chung thẩm và ràng buộc ngày 12/7/2016 mà Toà Trọng tài đã tuyên.
Như vậy, việc tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa không thể dẫn đến việc phát sinh bất kỳ sự chồng lấn nào giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được tính từ bờ biển lục địa của Việt Nam, với lãnh hải của bất kỳ thực thể luôn nổi nào thuộc quần đảo Trường Sa. Nói một cách khác, “nguyên tắc đất thống trị biển” mà Giáo sư nêu ra không có “đất” để áp dụng cũng như không có vùng biển chồng lấn để giải quyết.
Để biến Biển Đông thành “sự kết nối tất cả các bên” như Giáo sư đề xuất, thì mỗi bên khi tiến hành những hoạt động trên biển phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên đối tác khác, trân trọng lịch sử quan hệ hữu nghị mà các bên đã dày công vun đắp và tuyệt đối tuân thủ luật quốc tế.
Cuối cùng, tôi có một niềm tin vững chắc là các cuộc trao đổi khoa học nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về nguyên nhân cũng như biện pháp giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Là hai tổ chức phi chính phủ, CSIL và VSIL không thể thay mặt cho chính phủ. Nhưng với vai trò là hai tổ chức tập hợp các chuyên gia và giới nghiên cứu về luật quốc tế, tôi tin rằng thông qua những cuộc trao đổi quan điểm một cách khoa học và khách quan, CSIL và VSIL có thể có những đóng góp tích cực vào việc vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, xây dựng niềm tin, củng cố hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trong khu vực, đáp ứng lòng mong đợi của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tôi chân thành cám ơn lời mời thăm Trung Quốc vào thời điểm thích hợp cho cả hai bên của Giáo sư. Tôi cũng hân hạnh được mời Giáo sư và các thành viên CSIL sang thăm Việt Nam vào thời gian Giáo sư có thể thu xếp được. Tôi nhất trí với Giáo sư về việc hai Hội chúng ta có thể cùng nhau tổ chức các cuộc tọa đàm hoặc hội thảo về những vấn đề pháp lý quốc tế trên Biển Đông mà hai bên cùng quan tâm và đề nghị hai Hội nên sớm thực hiện việc này.
Xin gửi tới Giáo sư và tất cả các thành viên CSIL lời chào trân trọng.
Nguyễn Bá Sơn
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam
Thư Ngỏ Của Chủ Tịch Hội Luật Quốc Tế Việt Nam Gửi Chủ Tịch Hội Luật Quốc Tế Trung Quốc
Ngày 28.8, tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn (ảnh), Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) có thư ngỏ gửi Giáo sư Hoàng Tiến, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL), kêu gọi hội này tư vấn cho chính quyền Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển.
Lá thư một lần nữa nhấn mạnh những hoạt động củanhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 (Trung Quốc) đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS), đi ngược lại những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao và ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Nội dung thư khẳng định nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, được xác định tại điều 57 và điều 76 của UNCLOS, không phải là khu vực chồng lấn hoặc có tranh chấp.
Thư của tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn cũng chỉ ra mâu thuẫn trong lập luận của Trung Quốc, khi vi phạm UNCLOS 1982 bằng cách tiến hành các hoạt động trái phép trong EEZ của Việt Nam, nhưng lại viện dẫn UNCLOS 1982 để biện minh cho hoạt động phi pháp của mình, bằng cách đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng tính từ các quần đảo ở Biển Đông và ngang nhiên tuyên bố vùng biển mà nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 hoạt động “thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.
“Không có bất cứ cơ sở pháp lý nào theoluật phápquốc tế và UNCLOS cho “đường 9 đoạn”. Việt Nam và các nước trong khu vực, trênthế giớicũng chưa từng công nhận bất kỳ một hàm ý về phạm vi quyền với vùng biển được gán cho đường 9 đoạn này. Đặc biệt, kể từ khi có phán quyết ngày 12.7.2016 của Tòa trọng tài quốc tế thì những tranh luận trên càng được làm sáng tỏ”, thư ngỏ của tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh.
“Thưa giáo sư, là những người dành cả cuộc đời cho việc nghiên cứu, phổ biến và thực hành luật quốc tế, chúng ta đều nhớ tới lời thề trang trọng phục vụ cho công lý của mình; tôi mong rằng giáo sư và các thành viên của CSIL sẽ tư vấn cho các cơ quan hữu quan của Trung Quốc những khía cạnh pháp lý quốc tế và kiến nghị Chính phủ chấm dứt ngay những hành động vi phạm luật pháp quốc tế, rút ngay tàu Hải Dương Địa chất 8 cũng như các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”, thư có đoạn viết, đồng thời nhấn mạnh: “Tất cả các thành viên VSIL nguyện sẽ sử dụng tất cả những biện pháp được luật quốc tế quy định, đặc biệt là UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc mình”.
Chủ Tịch Hội Luật Quốc Tế Việt Nam Gửi Thư Phản Đối Trung Quốc Vụ Tàu Hải Dương 8
Mới đây TS Nguyễn Bá Sơn, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam, đã gửi thư ngỏ cho Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc về vụ việc nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8. Trong thư, TS Nguyễn Bá Sơn, đã trao đổi dưới góc độ pháp lý quốc tế về hoạt động vi phạm của tàu Hải Dương 8, bác bỏ Đường 9 đoạn.
Lá thư mở đầu với sự bày tỏ: “Toàn thể Hội viên Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) hết sức lo ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây do phía Trung Quốc gây ra trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Những hoạt động của tàu Hải Duơng ĐỊa Chất 8 và các tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực nói trên vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)…”
Sau khi phân tích sự bất hợp pháp của những hành vi của nhóm tàu Trung Quốc dưới góc độ pháp lý và trích dẫn các quy định của UNCLOS cũng như nhiều kết luận trong Phán quyết của Toà trọng tài Vụ kiện Biển Đông, lá thư cho biết: “Tất cả các thành viên VSIL nguyện sẽ sử dụng tất cả những biện pháp được luật quốc tế quy định, đặc biệt là UNCLOS để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của Tổ quốc mình.”
Những hoạt động của tàu Hải Dương 8 (HD8) và các tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực nói trên vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và đi ngược lại những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.
Hội Luật quốc tế Việt Nam nhấn mạnh với những quy định đầy đủ và hoàn chỉnh của UNCLOS nói riêng và của luật pháp quốc tế nói chung, khu vực mà tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 đang hoạt động nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định trên cơ sở Điều 57 và Điều 76 của UNCLOS. Đây hoàn toàn không phải là khu vực chồng lấn hoặc có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam thực thi các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biền tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Theo quy định của UNCLOS, mọi hoạt động thăm dò, khai thác, khảo sát, nghiên cứu đối với tài nguyên ở đó đều phải được sự chấp thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
Cũng theo TS Nguyễn Bá Sơn, một số chuyên gia luật quốc tế Trung Quốc thường viện dẫn “Đường chín đoạn” để biện minh cho yêu sách về “các quyền lịch sử” hay “một danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc tại các vùng biển nằm bên trong “Đường chín đoạn” này.
Mặt khác, Trung Quốc cũng dựa vào UNCLOS để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng tính từ các quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc là một trong các bên yêu sách chủ quyền. Với những viện dẫn nêu trên, Trung Quốc cho rằng khu vực biển mà tàu Hải Dương 8 và các tàu khác của Trung Quốc đang hoạt động là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phi lý. Không có bất cử cơ sở pháp lý nào theo luật pháp quốc tế và UNCLOS cho “Đường chín đoạn”, Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới cũng chưa từng công nhận bất kỳ một hàm ý về phạm vi quyền đối với vùng biển được gán cho “Đường chín đoạn” này.
Bên cạnh đó, cũng không thể coi vùng biển mà Hải Dương 8 đang hoạt động là vùng biển của quần đảo Trường Sa vì quần đảo Trường Sa không phải là một quốc gia quần đảo, do đó không đáp ứng tiêu chuẩn mà UNCLOS quy định để có thể vẽ đường cơ sở quần đảo bao quanh toàn bộ Trường Sa và từ đó yêu sách các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo.
Kể từ khi có Phán quyết ngày 12-7-2016 của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc thì những tranh luận trên đã được làm sáng tỏ. Phán quyết khẳng định rằng:
(i) không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại vùng biển bên trong “Đường chín đoạn”;
(ii) căn cứ vào tình trạng tự nhiên của các thực thể luôn nổi tại quần đảo Trường Sa, không thực thể nào có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa riêng;
(iii) luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc về đường cơ sở quần đảo bao quanh quần đảo Trường Sa và xem quần đảo Trường Sa là một thực thể đơn nhất có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng;
(iv) các thực thể lúc chìm lúc nổi (và các thực thể ngầm) không phải là đối tượng yêu sách chủ quyền.
Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và bác bỏ giá trị ràng buộc của Phán quyết nói trên, nhưng theo quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS, phán quyết có tính chung thẩm và ràng buộc đối với hai bên của vụ kiện. Các quốc gia đều mong muốn Phán quyết được tôn trọng và thực thi một cách thiện chí, đại diện Hội Luật quốc tế Việt Nam cho hay.
Việt Nam và Trung Quốc đều là các quốc gia thành viên của UNCLOS, tự nguyện chấp nhận sự ràng buộc của Công ước, nên mọi cách giải thích, áp dụng trái với quy định của Công ước đều không có giá trị. Điều này củng đã được Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc xác nhận.
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam khẳng định, tất cả các thành viên VSIL nguyện sẽ sử dụng tắt cả những biện pháp được luật quốc tế quy định, đặc biệt là UNCLOS đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc mình và mong được cùng Hội Luật quốc tế Trung Quốc trao đổi những vấn đề khoa học luật quốc tế với mục đích thượng tôn trật tự pháp lý quốc tế, góp phần vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định trên Biên Đông, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Luật Quốc Tịch Việt Nam Sửa Đổi 2014
Luật quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12. Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam:
1. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”
2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 26.
Điều 2.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2014. Phần luật chưa sửa đổi: Luật quốc tịch Việt Nam 2008 24/2008/QH12: LUẬT
QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật quốc tịch Việt Nam. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có).
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
3. Hộ chiếu Việt Nam;
CHƯƠNG II Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Mục 2. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam NAM
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 22. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam Mục 3. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam NAM
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định.
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh,Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
CHƯƠNG III Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 26. Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiếngửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Mục 2. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam NAM
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
Điều 29. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Bản khai lý lịch;
c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
Điều 30. Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
Mục 3. TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam NAM
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Điều 32. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặccủa cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
1. Người dưới 14 tuổi;
Mục 4. HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam NAM
2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
CHƯƠNG IV THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
Điều 36. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.
Điều 37. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
CHƯƠNG V TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch
Trong thời hạn 15 ngày,kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Điều 39. Trách nhiệm của Chính phủ về quốc tịch
1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Điều 40. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch.
CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
2. Đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Điều 43. Hiệu lực thi hành
3. Chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch.
4. Quy định mức phí, lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch.
Điều 44. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quốc tịch.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quốc tịch.
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch, ban hành các mẫu giấy tờ để giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc đã giải quyết về quốc tịch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước.
2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc về quốc tịch do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết để gửi đến Bộ Tư pháp.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Tư pháp.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, chothôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ các việc về quốc tịch đã được tiếp nhận trước đó được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Luật này thay thế Luật quốc tịch Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
” Luật hộ tịch 2014
” Tư vấn luật hôn nhân và gia đình
Cập nhật thông tin chi tiết về Trao Đổi Giữa Chủ Tịch Hội Luật Quốc Tế Việt Nam Và Trung Quốc Về Biển Đông trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!