Bạn đang xem bài viết Ts Bùi Quang Tín ‘Chết Bất Ngờ’ Gây Niềm Thương Tiếc Và Đặt Nhiều Câu Hỏi được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoàng Trúc
Gửi tới Diễn đàn BBC từ TPHCM
Buổi “tiệc ly” của lãnh đạo trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tại Nhà Bè, TP Chí Minh đã kết thúc bằng cái chết của TS Bùi Quang Tín, rơi xuống từ tầng 14 không lâu sau đó.Ông Bùi Quang Tín, 44 tuổi, được coi là trí thức tinh hoa, học ở nước ngoài trở về Việt Nam.
Ông cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục tài chính ngân hàng, là luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh và thường xuyên được báo chí dẫn phát biểu như là kiến thức cơ bản về lình vực ngân hàng.
Mới năm ngoái, ngành giáo dục cũng chứng kiến cái chết bí ẩn của thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Lê Hải An, rơi xuống từ tầng 8, ngay trụ sở bộ.
Cả hai ông đều được giới học thuật và truyền thông kính trọng.
Riêng về cái chết của TS Bùi Quang Tín có hai điều cần nêu ra. Một là về bữa tiệc cuối cùng ông tham dự, và hai là cảm xúc, câu hỏi của dư luận, gồm cả các em sinh viên.
‘Tiệc ly’ đông người giữa mùa cách ly xã hội
Bà Bích (vợ ông Bùi Quang Tín) nói với báo VietnamNet như sau:
“11h trưa 5/4 ông Tín rời khỏi nhà và có nói qua nhà 1 người tên D để bàn công việc với thầy T – lãnh đạo của 1 trường đại học. Tầm 18h, bà Bích nhận được điện thoại của Công an báo tin chồng bà gặp nạn.
Cũng ngay trong ngày này, trước đó chỉ vài giờ TS Bùi Quang Tín còn chia sẻ trên mạng xã hội về vấn đề không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông để giảm lãi suất cho vay: có thật sự cần thiết?
Các ngày trước đó, các dòng trạng thái của tiến sĩ Tín cho thấy lịch làm việc dày đặc cũng như nhiệt huyết của ông với công việc và chưa thấy dấu hiệu trầm cảm nào.Khi làm việc với Công an, bà Bích trình bày, đầu năm 2019 tiến sĩ Bùi Quang Tín được bổ nhiệm phụ trách phòng truyền thông của 1 trường đại học và từ đó trong quá trình làm việc đã phải chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía. Bà Bích cho hay, theo lời của chồng bà, là do “lợi ích nhóm”.
Giai đoạn trước Tết 2020, ông Tín có nói với vợ là xin từ chức. Bà Bích còn cung cấp thông tin, trước đó ông Tín đã 3 lần xin từ chức nhưng lãnh đạo quản lý không đồng ý. Đặc biệt, nội dung tường trình của bà Bích có nhấn mạnh, chồng bà có kể cho bà nghe về việc hay nhận những tin nhắn đe doạ, như các báo Việt Nam đăng tải mấy ngày qua.
Sau đó, ông Tín cũng đã từ chức, tiếp tục làm công việc giảng viên và phụ trách trường đào tạo bên ngoài…
Sáng 5/04, ông Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Ngân hàng chúng tôi mời một số cán bộ của trường tới nhà mình ăn cơm tại một căn hộ ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Mọi người ăn uống từ 12 giờ đến 16 giờ mới tan. Mọi người lần lượt ra về.Khoảng 17h, chủ nhà có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có ông Tín và một người khách khác còn lại nhớ đóng cửa khi ra về.
Chủ nhà đi được khoảng 20 phút, thì xảy ra việc ông Tín rơi lầu và tử vong tại chỗ.
Phản ứng của Trường đại học và Ngân hàng Nhà nước
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đăng thông báo cho hay: “TS. Bùi Quang Tín, sinh năm 1976, là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, nguyên Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã mất vào hồi 17h30 ngày 05/4/2020 tại chung cư ở huyện Nhà Bè.”
Trường này nói: “Đây là mất mát và nỗi buồn lớn với toàn thể cán bộ, viên chức của Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân sự việc và sẽ thông tin khi có kết quả chính thức.”
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu Trường ĐHNH báo cáo sự việc.
NHNN yêu cầu Trường ĐHNH “tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Cơ quan chức năng để xác minh vụ việc theo quy định của pháp luật. Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp Đoàn thể chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của trường đảm bảo công việc thông suốt, ổn định tâm lý cán bộ, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết trong nội bộ trường và báo chí, cơ quan bên ngoài”.
“Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chức kiểm điểm việc chấp hành phòng chống dịch, để tình trạng tổ chức ăn uống, tụ tập đông người (trưa ngày 5/4/2020 theo báo cáo).
Các câu hỏi của dư luận và bạn bè
Không thể tin được là cảm giác của những người quen biết ông Bùi Quang Tín.
Nhà báo Ngô Công Quang thuộc báo Dân Trí là người đầu tiên đưa tin dữ lên mạng xã hội chia sẻ: “Em không thể tin được anh Tín ơi!”.
Nhà báo Trần Quốc Hải, vừa đăng bài phỏng vấn ông Bùi Quang Tín cũng chia sẻ cảm giác tương tự ” quá đột ngột, hôm qua vừa mới phỏng vấn anh”.
Nhiều vị luật sư cho rằng cái chết của ông Bùi Quang Tín quá bất thường.
“Nguyên nhân tử vong của chúng tôi Bùi Quang Tín chúng ta chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua sự ra đi của anh Tín, trước đó là Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An đã để lại trong lòng những người thân, người không thân và cả người chưa hề gặp mặt niềm tiếc thương. Tất cả đều chung cảm giác là những người tài năng, đức độ “hiếm hoi” của ngành giáo dục nước nhà lại ra đi trong tình huống oan nghiệt như vậy…”
Chưa dừng lại, sau khi bài viết của tôi được đăng tải, cá nhân nhận rất nhiều tin nhắn inbox của các bạn sinh viên (đêm khuya tin nhắn vẫn đến), các em đều chung cảm giác “đau đớn về sự ra đi đột ngột của Thầy mình”.
Với các em, Thầy Tín là một người gần gũi, thông minh và yêu thương sinh viên, có cái gì đó mang “nỗi niềm không thể chia sẻ thẳng thắn với học trò của mình.”
Nhà chức trách đã tiến hành điều tra vụ án mạng, rồi phải chờ kết luận.
Nguyên nhân cái chết của thứ trưởng Lê Hải An tại trụ sở Bộ Giáo dục ở Hà Nội đến nay vẫn chưa được công bố trên truyền thông.
Vì thế, cảm giác của bạn bè, và cả sự lo sợ của những bạn sinh viên mà luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ trên trang Facebook của ông là có thể hiểu được.
Theo dõi chính trường Việt Nam từ 30 năm nay, tôi ngộ ra một điều là giới trí thức tinh hoa lại khá ngây thơ trong các mối quan hệ quá nhiều hệ quy chiếu và các quy luật mâu thuẫn nhau và đó là lý do họ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc tự mình rời bỏ.
Với ông Bùi Quang Tín cũng vậy, những người tiếp xúc với ông nhanh chóng nhận ra điều này chỉ qua vài lần tiếp xúc.
Tôi không đưa ra lời đồn đoán nào, độc giả hãy tự kiến giải.
Vụ Ts Bùi Quang Tín: Công Annhận Đơn Tố Giác Rất Sớm
Chiều 11-4, một nguồn tin của PLO cho hay Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi đã vào cuộc từ rất sớm vụ TS Bùi Quang Tín tử vong tại chung cư New Sài Gòn ( ấp 5 xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) trước khi Công an huyện Nhà Bè chuyển hồ sơ lên.
Theo nguồn tin trên, ngay sau khi ông Tín tử vong, cơ quan này đã tiếp nhận tố giác về tội phạm của ông L.
Theo tố giác của ông L., khoảng 17 giờ 30 ngày 5-4, ông L. đang có mặt ở chung cư New Sài Gòn thì nghe một tiếng động lớn tại khu vực giếng trời thông với tầng hầm. Ông liền đi đến xem phát hiện ông Tín nằm tử vong tại khu vực giếng trời, do rơi từ trên cao xuống.
Nhận được tin tố giác này CQĐT Công an chúng tôi căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự tiến hành điều tra, xác minh nội dung tố giác.
Theo luật sư của gia đình TS Tín, biết việc Công an huyện Nhà Bè tiến hành giải quyết bước đầu và sau đó chuyển toàn bộ vụ việc lên Công an chúng tôi là đúng quy định của pháp luật.
Còn việc Công an chúng tôi tiếp cận vụ việc cũng đúng quy định vì nhận được đơn tố giác tội phạm, cần xác minh, kiểm tra.
Như PLO đã thông tin vào ngày 5-4, ông TVD (Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế – Trường ĐH Ngân hàng chúng tôi mời một số cán bộ của trường tới nhà ăn cơm.
Khoảng 12 giờ 30, mọi người có mặt ăn cơm, có dùng bia, rượu. Đến khoảng 16 giờ, bữa ăn kết thúc, khách mời lần lượt ra về và chỉ còn ông T., ông Tín và chủ nhà là ông D. ở lại nói chuyện.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, ông D. cho biết do có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có dặn hai ông NĐT và ông Tín tự đóng cửa khi ra về. Tuy nhiên, 20 phút sau, khi ông D. đang chạy xe trên đường thì nghe điện thoại ông T. báo ông Tín đã tử vong, lập tức quay xe về ngay…
Ts. Bùi Quang Xuân Bài Giảng Luật Doanh Nghiệp 2014
Published on
Luật Doanh nghiệp năm 2014 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
1. LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN HOC VIỆN CT-HC QUỐC GIA Bài giảng môn LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2. TS. BÙI QUANG XUÂN HOC VIỆN CT-HC QUỐC GIA
3. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Chọn một hình thức sở hữu kinh doanh phù hợp trước khi gia nhập thị trường 2. Nắm vững các điều kiện và thủ tục khi cần thay đổi hình thức sở hữu kinh doanh hoặc thay đổi quy mô công ty.
4. 3. Phân định loại hành vi kinh doanh nào được phép và hành vi nào bị cấm khi tham gia các quan hệ kinh doanh – thương mại 4. Chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp có lợi cho mình nhất. GIÚP CHO “NHÀ KINH DOANH” CÓ NHỮNG KỸ NĂNG MỤC TIÊU
5. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Luật kinh doanh (Business law). Chủ thể kinh doanh (Business entities). Tổ chức kinh doanh (Business organizations). Hình thức sở hữu kinh doanh (Forms of business ownership). Hình thức kinh doanh (Types of business)
6. Thành phần sở hữu doanh nghiệp (Class background of enterprise) Hoạt động kinh doanh (Business operation) Đầu tư trực tiếp/gián tiếp (Direct/Indirect investment) Tranh chấp kinh doanh – thương mại (Dispute in business) LUẬT KINH DOANH
7. TS. BÙI QUANG XUÂN HV CT-HC QG buiquangxuandn@gmail.com TỔNG QUAN MÔN HỌC LUẬT KINH DOANH BÀI 1 Môn: LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
10. HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG MỘT SỐ NỘI DUNG SAU Các trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu kinh doanh/thay đổi quy mô công ty (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập) do chuyển nhượng vốn hoặc liên kết giữa các chủ sở hữu; do giải thể, phá sản các tổ chức kinh doanh (business organizations).
11. CẤU TRÚC NỘI DUNG Nội dung hợp đồng kinh doanh – thương mại; kỹ thuật soạn thảo hợp đồng kinh doanh – thương mại. Phương thức giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại: Tố tụng trọng tài, tố tụng tòa án.
12. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Các hình thức sở hữu kinh doanh 2. Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh 3. Hợp đồng kinh doanh – thương mại 4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại
13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Kinh Doanh Việt Nam – 2014 Luật Kinh Doanh Việt Nam – 2009, NXB Đại học quốc gia chúng tôi Giáo trình Luật Thương Mại của Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Pháp luật kinh tế của Đại học Kinh tế quốc dân; Các tài liệu khác có nội dung hỗ trợ để đạt mục đích, yêu cầu nêu trên.
14. TỔNG QUAN MÔN HỌC LUẬT KINH DOANH BÀI 1 TS. BÙI QUANG XUÂN HV CHINH TRI -HANH CHÍNH QG buiquangxuandn@gmail.com
15. LUẬT DOANH NGHIỆP Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh , là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp .
18. LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 CÓ HIỆU LỰC NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2015 1. Về nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2. Ngành nghề kinh doanh 3. Về con dấu pháp nhân (dấu tròn) của công ty 4. Người đại diện trước pháp luật; 5. Điều kiên tiến hành cuộc họp công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần; 6. Danh nghiệp nhà nước;
19. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
20. HỆ THỐNG LUẬT DOANH NGHIỆP Pháp luật doanh nghiệp bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật , mà xương sống là Luật doanh nghiệp 2014 với vai trò là đạo luật cơ bản nhất quy dịnh chung về các công ty và doanh nghiệp tư nhân
21. DOANH NGHIỆP
22. DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ? Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội . Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
23. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
24. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp . DNTN không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào . Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN . Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh , thành viên công ty hợp doanh . DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần , phần góp vốn trong công ty hợp danh , công ty TNHH hoặc công ty cổ phần ( Điều 183 , chương 7 LDN)
25. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1. DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu , đăng kí thành lập . Mỗi người chỉ được làm chủ 1 DNTN . 2. Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (Trách nhiệm vô hạn ) . 3. Không có sự tách bạch về trách nhiệm dân sự giữa vốn đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản khác của chủ doanh nghiệp . 4. Không được phát hành chứng khoán .
26. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HŨU HẠN Công ty TNHH được quy định tại chương III của LDN 2014 . Gồm có 2 loại : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên .
27. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế. Hạn chế cơ bản: 1. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán. 2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
28. CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân về số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Thành lập công ty Cổ phần 2017
29. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
30. THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
31. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không vượt quá 50. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNH hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
32. CÔNG TY HỢP DANH Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hạn chế thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
33. KẾT LUẬN Hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH có những ưu việt hơn, công ty cổ phần được phát hành chứng khoán, số lượng cổ đông không giới hạn và đặc trưng của hai loại doanh nghiệp này là giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu. Hiện nay mô hình công ty TNHH rất phổ biến ở Việt Nam do các bước thành lập công ty TNHH khá đơn giản, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập chung nhiều vào các hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. Khi loại hình công ty TNHH không đáp ứng được số lượng thành viên góp vốn hay muốn huy động vốn bằng phát hành chứng khoán thì có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần dễ dàng.
34. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU KINH DOANH 1. Hộ kinh doanh 2. Doanh nghiệp tư nhân 3. Công ty TNHH một thành viên 4. Công ty hợp danh 5. Công ty TNHH hai thành viên trở lên 6. Công ty cổ phần 7. Nhóm công ty 8. Hợp tác xã
35. HỘ KINH DOANH Hộ kinh doanh là những cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ nhưng rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không ?
36. HỘ KINH DOANH Hộ kinh doanh là do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nhóm người hoặc một gia đình làm chủ chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm không quá mười lao động , không có con dấu và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh . Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp
37. Nhiều công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có cụm từ liên doanh nhưng đều là các công ty TNHH
38. ” Doanh nghiệp nhà nước ” là doanh nghiệp (công ty TNHH hoặc công ty cổ phần) trong đó nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ . Bởi vậy , “doanh nghiệp nhà nước ” không phải là tên gọi một loại hình doanh nghiệp . Theo điều 4 LDN 2014
39. TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC KINH DOANH 1. Chuyển đổi hình thức sở hữu kinh doanh 2. Thay đổi quy mô công ty 3. Giải thể 4. Phá sản
40. HỢP ĐỒNG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 1. Quy định chung về hợp đồng kinh doanh – thương mại 2. Cơ cấu hợp đồng kinh doanh – thương mại
41. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 1. Tranh chấp KD-TM 2. Tố tụng trọng tài 3. Tố tụng tòa án
42. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: 1. Chọn một hình thức sở hữu kinh doanh phù hợp trước khi gia nhập thị trường 3. Nắm vững các điều kiện và thủ tục khi cần thay đổi hình thức sở hữu kinh doanh hoặc thay đổi quy mô công ty. 4. Phân định loại hành vi kinh doanh nào được phép và hành vi nào bị cấm khi tham gia các quan hệ kinh doanh – thương mại 5. Chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp có lợi cho mình nhất. 49
43. TỔNG QUAN MÔN HỌC LUẬT KINH DOANH BÀI 1 TS. BÙI QUANG XUÂN HV CHINH TRI -HANH CHÍNH QG buiquangxuandn@gmail.com
Công An Thông Báo Nhận Tin Tố Giác Tội Phạm Về Cái Chết Của Ts Bùi Quang Tín
Với việc phát đi thông báo nói trên, Công an chúng tôi đang mở rộng điều tra về cái chết của Tiến sĩ (TS) Bùi Quang Tín.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (công ty Luật TNHH hãng luật Hưng Yên), là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình TS Tín ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu, cũng xác nhận thông tin này. Ông Quynh cho biết thêm, hiện có rất nhiều luật sư vào cuộc, tham gia bảo vệ quyền lợi cho gia đình ông Tín trong vụ việc.
TS Bùi Quang Tín
Như vậy với việc phát đi thông báo nói trên, Công an chúng tôi đang mở rộng điều tra về cái chết của TS Bùi Quang Tín và không loại trừ đây là 1 vụ án mạng.
Diễn biến này diễn ra ngay sau khi bà Nguyễn Thanh Bích (là vợ của TS Tín) có đơn yêu cầu khởi tố hình sự vụ án vì cho rằng cái chết của chồng có nhiều bất thường. Đồng thời, bà Bích cũng đề nghị Công an và Viện KSND chúng tôi có phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn cho gia đình bà.
Hiện văn phòng cơ quan CSĐT (PC01) – Công an chúng tôi thụ lý chính trong việc điều tra về vụ TS Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong vào chiều 5/4 tại chung cư N.S, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Phòng PC01 và Công an huyện Nhà Bè từ đó đến nay đã 2 lần khám nghiệm hiện trường.
Như VietNamNet đã thông tin, từ trưa đến chiều 5/4, TS Bùi Quang Tín có ăn trưa, uống rượu, bia cùng 8 người khác là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của trường ĐH Ngân hàng chúng tôi tại 1 căn hộ ở lầu 14 chung cư N.S, của ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng viện Đào tạo quốc tế, ĐH Ngân hàng).
Sau đó, trong căn hộ chỉ còn ông Tín và ông Nguyễn Đức Trung (PGS.TS, Hiệu phó trường ĐH Ngân hàng). Còn ông Dũng (chủ nhà) có việc phải ra ngoài. Theo tường trình của ông Trung, ông Tín chào ra về nhưng liền sau đó ông nghe tiếng động mạnh ở bên ngoài. Khi ông chạy ra kiểm tra, nhìn xuống dưới không thấy rõ nhưng linh tính có chuyện chẳng lành, ông gọi điện cho ông Dũng quay về.
Lúc này, TS Bùi Quang Tín đã rơi lầu tử vong.
Phát Tán Thông Tin Về Hoạt Động Điều Tra Vụ Ts Bùi Quang Tín Nhằm Mục Đích Gì?
Việc TS Bùi Quang Tín đột ngột qua đời, để lại nhiều sự tiếc thương cho gia đình và bạn bè. Dư luận xã hội bày tỏ sự tiếc thương, đòi hỏi cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân cái chết và xử lý những cá nhân có hành vi phạm tội (nếu có) là điều bình thường.
Đáng nói hơn, chỉ một ngày sau cái chết của nạn nhân, trên mạng xã hội đã lan truyền Bản tường trình của bà Nguyễn Thanh Bích, vợ nạn nhân, tố cáo một Hiệu phó Trường Đại học Ngân hàng TP HCM có mâu thuẫn với nạn nhân và nghi ngờ chồng bà bị giết bởi người này.
Việc bà Bích tố cáo, nghi ngờ chồng bị sát hại là hoàn toàn phù hợp, nhưng việc bản tường trình vừa nộp cho cơ quan công an, gần như ngay lập tức được lọt ra ngoài, lan truyền trên mạng xã hội là điều rất kỳ lạ. Sự lọt, lộ này là vô tình hay ai đó đã cố ý phát tán nhằm gây sức ép lên cơ quan điều tra? Ai đã làm lọt, lộ bản tường trình này lên mạng xã hội và nhằm mục đích gì, chắc sẽ được cơ quan chức năng xác minh làm rõ.
Khi bản tường trình bị lọt, lộ lên mạng xã hội, nhiều thông tin về nhân thân, uy tín, danh dự của cá nhân bị nêu trong đơn bị ảnh hưởng. Một số tài khoản còn dùng những lời lẽ mắng chửi, xúc phạm, quy kết người bị nêu tên trong bản tường trình như tội phạm, trong khi cơ quan tố tụng còn chưa khởi tố vụ án.
Nếu cái chết của nạn nhân là vụ án hình sự thì không có gì để bàn. Ngược lại, nếu cơ quan chức năng kết luận cái chết của TS Bùi Quang Tín không phải do người bị nêu tên trong bản tường trình gây ra, ai chịu trách nhiệm về việc người bị nêu tên trên mạng xã hội bị xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm?
Thông tin điều tra bị tường thuật quá chi tiết!
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, cơ quan tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi xác định có dấu hiệu tội phạm. Khi tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động tiền tố tụng để xác định xem có dấu hiệu tội phạm hay không để từ đó ban hành một trong các quyết định: Khởi tố vụ án; Không khởi tố vụ án; Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Trong vụ việc của nạn nhân Bùi Quang Tín, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm và thực hiện một số hoạt động điều tra. Theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức điều tra hình sự, những thông tin trong quá trình điều tra vụ án hình sự là tài liệu mật, không được tiết lộ ra ngoài.
Đối với vụ việc này, dư luận rất quan tâm nên các cơ quan báo chí “săn” tin hoạt động điều tra của cơ quan điều tra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí đã tường thuật quá chi tiết về những buổi làm việc của vợ nạn nhân với cơ quan điều tra là điều không nên. Thậm chí, bản phân tích, đưa ra các tình huống giả định, nghi ngờ mà vợ nạn nhân gửi cơ quan điều tra cũng được tung lên facebook.
Vì vậy, các cơ quan truyền thông cần có trách nhiệm hơn trong việc chọn lọc, đăng tải thông tin trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra – tức chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc.
Bài: Lâm Hoàng; Ảnh: TL
Cập nhật thông tin chi tiết về Ts Bùi Quang Tín ‘Chết Bất Ngờ’ Gây Niềm Thương Tiếc Và Đặt Nhiều Câu Hỏi trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!