Xu Hướng 6/2023 # Từ 15/10/2020 Bán Hàng Xách Tay Có Thể Bị Phạt Đến 200 Triệu Đồng # Top 7 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Từ 15/10/2020 Bán Hàng Xách Tay Có Thể Bị Phạt Đến 200 Triệu Đồng # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Từ 15/10/2020 Bán Hàng Xách Tay Có Thể Bị Phạt Đến 200 Triệu Đồng được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

– Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Người Bán Hàng Xách Tay Có Thể Bị Phạt Đến 100 Triệu Đồng Trong Trường Hợp Sau

28/08/2020 16:19 PM

– Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 50 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện hành phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 50 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu).

– Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiề từ 01 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020 (hiện hành phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 100 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu).

Trường hợp, tổ chức, cá nhân vi phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020 thì bị phạt tiền gấp hai lần mức nêu trên (tương đương mức phạt tối đa có thể lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 200 triệu đồng đối với tổ chức):

– Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm (trừ trường hợp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng); tịch thu phương tiện vận tải vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

– Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

– Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, cá nhân có hành vi bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan,… thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu theo quy định kể trên, thì cá nhân đó sẽ bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2020.

Thanh Lợi

19,174

Từ Hôm Nay 15/10, Bán Hàng Đa Cấp Thu Lợi Bất Chính Sẽ Bị Phạt Tới 200 Triệu Đồng

Từ hôm nay 15/10, nếu chưa được cấp phép mà tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính thì sẽ bị phạt tới 200 triệu đồng, thậm chí phạt tới 500 triệu đồng nếu gây thiệt hại cho người khác.

Từ hôm nay 15/10, Nghị định 98/2020 quy định về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định các mức xử phạt hành chính cho các vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương pháp đa cấp.

Từ hôm nay 15/10, bán hàng đa cấp thu lợi bất chính sẽ bị phạt tới 200 triệu đồng

Cụ thể, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Đối với người tham gia bán hàng đa cấp hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm: yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp…

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu tham gia vào hoạt động tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500 triệu đồng, trừ trường hợp quy định.

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với doanh nghiệp hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi: ký hợp đồng bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; không chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp bị xử phạt về hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc lập danh sách đào tạo viên, lưu giữ hồ sơ kèm theo, công bố danh sách đào tạo viên trên trang thông tin điện tử và thông báo tới Bộ Công Thương…

Phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc thông báo với Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên tại địa phương nơi thương nhân đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; không phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình cơ quan chức năng thực hiện trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của thương nhân; trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của thương nhân;…

Phạt tiền từ 60-90 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác.

Câu chuyện những “thanh niên đa cấp”, hay còn được gọi một cách mỉa mai là “đại gia, chủ tịch”, uống cafe nợ nhưng thường xuất hiện trong bộ vest, sơ mi trắng tinh, “chém gió” về khoản thu nhập “triệu đô”

Bán Điện Thoại Xách Tay Có Bị Phạt Không?

Chúng ta đã không còn quá xa lạ với những chiếc điện thoại được gắn mác “điện thoại xách tay” nữa. Đây từng được xem là một sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng khi mua được những chiếc điện thoại đắt tiền với giá rẻ hơn so với việc mua tại các chuỗi cửa hàng lớn có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên xét trên phương diện pháp lý, việc kinh doanh điện thoại xách tay nói riêng và hàng xách tay nói chung đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật.

Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP

1. Bán điện thoại xách tay có vi phạm pháp luật không?

Đầu tiên cần phải phân biệt sự khác nhau về mặt pháp lý giữa hàng xách tay và hàng chính hãng. Cùng là những chiếc Iphone được sản xuất và lắp ráp tại các nhà máy của Apple sản xuất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, những chiếc điện thoại Iphone được bán tại chuỗi các cửa hàng lớn như FPT Shop, Thegioididong,….. là những những sản phẩm, hàng hóa được phép nhập khẩu và đã được kê khai hải quan, có đầy đủ các giấy tờ thông quan. Qua quá trình đó, những nhà phân phối những chiếc điện thoại trên phải đóng các khoản thuế, phí theo qui định pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Đây được gọi là những chiếc điện thoại chính hãng từ nhà sản xuất.

Còn đối với những chiếc Iphone xách tay, đó là những chiếc điện thoại được bán trên các thị trường nước ngoài, không phải ở Việt Nam. Điện thoại xách tay được mang về Việt Nam thông qua những người đi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, mỗi người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mang theo một số lượng hàng hóa giới hạn nhất định. Pháp luật quy định sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có số lượng và giá trị nhỏ, kèm theo đó là các vật dụng là tư trang cá nhân. Đối với những hàng hóa vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định thì vẫn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Như vậy, dấu hỏi sẽ được đặt ra là vì sao có số lượng điện thoại xách tay lớn như vậy được bày bán trên thị trường trong khi số lượng được nhập cảnh hợp pháp thì bị hạn chế như vậy.

Xét trên phương diện của các cửa hàng bán các sản phẩm là điện thoại xách tay. Nếu những cửa hàng đó bán những chiếc điện thoại được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua hình thức là hành lý cá nhân của hành khách khi đáp ứng đủ các thủ tục,điều kiện tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và có đầy đủ giấy phép của hải quan thì việc kinh doanh của họ là hoàn toàn hợp pháp.

Điều 59. Thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh

1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

2. Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi

Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được kiểm tra qua hệ thống máy soi hàng hóa và các trang thiết bị khác. Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.

4. Trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì thực hiện việc khám người theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.

6. Trong thời hạn tạm gửi hành lý quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu những cửa hàng bán điện thoại xách tay mà không có chứng từ nhập khẩu, không thông qua kê khai hải quan theo quy định của pháp luật thì được coi là hành vi buôn lậu trái pháp luật. Cụ thể Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về buôn bán hàng nhập lậu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ … 7. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

2. Xử phạt hành vi buôn bán điện thoại xách tay nhập lậu

Với những cửa hàng có hành vi buôn bán điện thoại xách tay nhập lậu thì căn cứ theo Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có các hình thức xử phạt như sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17, tổ chức cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ của giá trị hàng hóa nhập lậu. Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 200.000 đến 50.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 185/2013 còn quy định mức phạt nặng hơn đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng lậu là người trực tiếp nhập khẩu hàng hóa đó. Số tiền phạt đối với những trường hợp này là gấp đôi so với những mức phạt nêu trên tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013.

Bên cạnh các hình thức sử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc các biển pháp khắc phục hậu quả khác. Cụ thể được quy định tại Khoản 4, 5 Điều 17 Nghị định 185/2013 như sau:

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối những cá nhân có hành vi tự mình nhập hàng lậu về buôn bán với số lượng lớn và đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu. Theo đó cụ thể tại Điều 189 Bộ Luật hình sự hiện hành quy định như sau:

Điều 189. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mai có hành vi kinh doanh hàng lậu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 6 Điều 189 Bộ Luật hình sự như sau:

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tóm lại, việc kinh doanh hàng xách tay hiện nay ranh giới giữa hợp pháp và vi phạm pháp luật là rất mong manh. Do đó, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc về những rủi ro đối với việc mua hàng xách tay nếu trường hợp người bán bị cơ quan chức năng xử lý về việc buôn bán hàng lậu. Lúc này những quyền lợi về bảo hành sản phẩm mà người bán cam kết sẽ không thể thực hiện.

Mong bài viết hữu ích cho bạn!

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Cập nhật thông tin chi tiết về Từ 15/10/2020 Bán Hàng Xách Tay Có Thể Bị Phạt Đến 200 Triệu Đồng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!