Xu Hướng 12/2023 # Vai Trò Của Ngành Luật Kinh Tế Trong Thời Đại 4.0 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Ngành Luật Kinh Tế Trong Thời Đại 4.0 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kiến thức kỹ năng

Được xem như “người phán xử” của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, ngành Luật kinh tế ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng của mình trong việc duy trì, vận hành quan hệ kinh tế; từ đó trở thành sự lựa chọn đầy triển vọng cho nhiều bạn trẻ đang tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp trong thời buổi hiện nay.

Luật kinh tế – nền tảng cho quá trình hội nhập thành công trong thời đại 4.0

Quá trình hội nhập luôn bắt đầu từ hội nhập kinh tế, do vậy, sở hữu cho mình một hệ thống pháp lý chặt chẽ cùng đội ngũ những luật sư kinh tế lành nghề sẽ là điều kiện vô cùng cần thiết để thị trường Việt có thể đứng vững giữa những tổ chức quốc tế như: WTO, AEC,… Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, các doanh nghiệp Việt đều cần có một bộ phận pháp lý, đảm bảo tốt về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh, đồng thời là người đưa ra những chiến lược để cạnh tranh lành mạnh, phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Đặc biệt, những doanh nghiệp hay tập đoàn nước ngoài nếu muốn tham gia vào thị trường kinh doanh Việt hầu như đều phải cẩn đến nhân sự pháp lý Việt để thuận lợi gia nhập “sân chơi” kinh tế.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt đang cần đến một lượng lớn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực pháp lý. Theo đó vị trí của các Cử nhân Luật kinh tế ngày càng trở nên vô cùng đa dạng, họ có thể đảm nhận nhiều vị trí với những tính chất công việc khác nhau, chẳng hạn như: Chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp, Chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các Tổ chức dịch vụ pháp luật, Văn phòng luật sư, Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước,… Ngoài ra, những bạn trẻ có năng lực làm việc độc lập còn có thể thử sức với vị trí Tư vấn viên tài chính – pháp lý độc lập.

Yêu cầu nào dành cho những Luật sư kinh tế tương lai?

Khi thị trường đi vào quá trình hội nhập, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nếu bạn thực sự muốn trở thành một Luật sư kinh tế tương lai thì đam mê không thôi thì chưa đủ, bạn còn phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định để có thể trở thành một luật sư giỏi.

Đầu tiên, Luật kinh tế là chuyên ngành mang đặc thù của một ngành nghề thuộc lĩnh vực pháp lý, người làm nghề luật luôn phải đối diện với những mặt trái của đời sống kinh tế. Chính vì vậy bạn cần có một bản lĩnh vững vàng để bỏ qua được mọi cám dỗ. Đây là tố chất bẩm sinh nhưng cũng đồng thời được phát triển trên nền tảng trải nghiệm của bản thân người học với ngành học của mình.

Ngoài ra, tư duy logic, năng lực phản biện là những đặc thù của một Luật sư cần có. Những kỹ năng mềm bổ trợ như giao tiếp, thuyết phục, phân tích vấn đề,… đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp luật sư, chuyên viên pháp lý trao đổi được với thân chủ, ban quản trị của mình, giúp tạo dựng niềm tin, bảo vệ tốt thân chủ trong bất kì tình huống nào.

Luật kinh tế ra đời là để duy trì, giải quyết cho những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại đồng thời đảm bảo tính hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, giao thương với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Với thời đại 4.0 như hiện nay, sự du nhập của nhiều nền văn hóa, nhiều “làn sóng” kinh doanh với là điều tất yếu, theo đó yêu cầu về một người Luật sư giỏi, hiểu rõ về những pháp quy, nguyên tắc kinh doanh là việc tối cần thiết ngay lúc này nếu muốn nền kinh tế Việt phát triển hơn nữa trong mai sau.

Vai Trò Của Nghề Luật Sư Trong Sự Phát Triển Của Nền Kinh Tế

Vai trò của nghề Luật sư trong sự phát triển của nền kinh tế – xã hội

Trong một nền tư pháp dân chủ, khi mà các giá trị quyền con người được tôn vinh và là đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp thì hoạt động của nghề Luật sư với sứ mệnh bảo vệ công lý, công bằng xã hội, được coi là một đại lượng để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp, là một tất yếu cho sự phát triển của Đất nước trong dòng chảy của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng nghề Luật sư ở nước ta đang có những cơ hội phát triển đầy thuận lợi ” Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình“.

Tại Điều 2 Luật Luật sư 2006: ” Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức“. Và Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006: ” Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư “.

Có thể thấy rằng sau khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 và đặc biệt sau khi Luật Luật sư 2006 được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư có những bước chuyển biến rõ rệt. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Trong thời gian qua, các luật sư đã tham gia giải quyết hàng trăm nghìn vụ án. Vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự. Đặc biệt sau khi Nghị Quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã nêu rõ: ” Khi xét xử, các toà án …việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa… Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia cào quá trình tố tụng …”, thì vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã được nâng lên một bước. Nhiều cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát đã tạo điểu kiện cho luật sư tham gia vào quá trình tố tụng được thuận lợi hơn. Ý kiến của luật sư tại phiên toà đã được cơ quan công tố quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tác giả: Ban Truyền thông

Hoàn Thiện Khung Pháp Lý Về Tiền Ảo Trong Thời Đại Công Nghiệp 4.0

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số (gọi chung là tiền ảo), đây là loại tiền không có hình dạng vật lý cụ thể, nó không thể cầm nắm, không có giá trị thực và được tạo ra trong môi trường điện tử. Trên thế giới, khái niệm tiền ảo cũng đã được các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau như:

Năm 2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank – ECB) định nghĩa: “Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không được điều chỉnh bởi ngân hàng Trung ương; được ban hành và kiểm soát bởi nhà phát triển và được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của cộng đồng ảo nhất định”. Hiện tiền ảo có thể được chia làm 2 loại chính bao gồm: Tiền ảo không thể quy đổi và tiền ảo có thể quy đổi. Tiền ảo không thể quy đổi là loại tiền được phát hành và sử dụng trong môi trường thế giới ảo như trong một số games online tuân theo các nguyên tắc sử dụng riêng và không thể quy đổi ra tiền pháp định (như USD, Euro…). Tất cả các loại tiền ảo không thể quy đổi đều là tiền ảo tập trung bởi lẽ chúng đều được tạo ra bởi một bên phát hành duy nhất (nhà phát triển game) cho cả cộng đồng sử dụng. Còn tiền ảo có thể quy đổi là loại tiền ảo có giá trị tương đương với tiền thật và có thể chuyển đổi ra tiền pháp định và ngược lại (như Bitcoin, Altcoins, Litecoin, Perfect Money, Webmoney…), (1)

Năm 2013, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Mỹ (Fin CEN) cho rằng: “Tiền ảo là một kiểu trao đổi hoạt động giống như đồng tiền trong một số môi trường, nhưng không có tất cả thuộc tính của đồng tiền thực. Vì vậy, theo Đạo luật Bảo mật ngân hàng, tiền tệ ảo không đáp ứng các tiêu chí để được coi là tiền tệ. Tuy nhiên, nó hoạt động như một công cụ thay thế cho đồng tiền thật và có thể đổi sang tiền thật. Các đồng tiền ảo được gọi là các khoản tín dụng, có nghĩa là chúng không có giá trị nội tại (chúng không được định giá bởi vàng, bạc, dầu, lúc mì hoặc các mặt hàng khác) và giá trị của chúng được xác định của các tổ chức hoặc giá thị trường” (2).

Năm 2014, một cơ quan khác của Mỹ là Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (United States Gorverment Accountabiliy Office – GAO) trong một nghiên cứu của mình đã đưa ra định nghĩa: “Tiền ảo là một đơn vị trao đổi số hóa, không được bảo đảm bởi một đồng tiền chính thức do Chính phủ phát hành. Tiền ảo có thể được sử dụng rộng rãi trong một nền kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt động kinh tế giữa các nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông qua các thiết lập ảo) hoặc có thể được sử dụng thay cho đồng tiền chính phủ để mua bán hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế thực” (3).

Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong trong việc ban hành văn bản pháp luật riêng điều chỉnh về tiền ảo cũng đưa ra khái niệm về tiền ảo làm cơ sở cho việc áp dụng và điều chỉnh. Điều 5 Luật Tiền ảo Nhật Bản năm 2023 thì tiền ảo được hiểu dưới hai góc độ: “(i) Giá trị giống như tài sản, được ghi lại bởi các cách thức điện tử trong các phương tiện điện tử, không bao gồm bất kỳ loại tiền tệ nào được cho phép của Nhật Bản hoặc các quốc gia khác, và các tài sản được xác định là các đơn vị tiền tệ đó, được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa khi mua bán, thuê hoặc các dịch vụ khác cho một hoặc nhiều đối tượng không cụ thể (gọi là Tiền ảo loại I); (ii) Giá trị giống như tài sản được dùng để trao đổi đối với một hoặc nhiều chủ thể không xác định với các giá trị tài sản đưa ra ở đoạn (i) nêu ở trên và có thể được chuyển giao thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (gọi là tiền ảo loại II) (5).

Đến năm 2023, ECB đã có sự điều chỉnh đáng kể định nghĩa về tiền ảo. Theo đó, tiền ảo là sự hiển thị số của giá trị, không được phát hành bởi tổ chức tài chính hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ tiền điện tử, trong vài trường hợp tiền ảo có thể được sử dụng thay thế cho tiền. Sự thay đổi so với định nghĩa ban đầu về tiền ảo gồm: (i) Bỏ thuật ngữ “không được quản lý giám sát” vì thực tế tại một số quốc gia các quy định pháp lý đã bắt kịp đổi mới công nghệ và giải quyết một vài khía cạnh của nó; (ii) Bỏ cụm từ “được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nào đó” để tránh hiểu nhầm (6).

Theo quan điểm của Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin), “Bitcoin không đáp ứng các đặc tính cơ bản của hàng hóa hay dịch vụ. Do đó, Bitcoin không phải là hàng hóa, dịch vụ”. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có thông cáo báo chí, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp khác tại Việt Nam (8); Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất về tiền ảo như sau: Tiền ảo là một sản phẩm có giá trị tồn tại dưới hình thức kỹ thuận số được phát hành bởi một cá nhân hoặc tổ chức, không phải là đồng tiền pháp định do Chính phủ của một quốc gia nào đó phát hành, có giá trị sử dụng trong cộng đồng mạng hoặc có thể được sử dụng để thực hiện việc trao đổi, thanh toán với các loại hàng hóa, dịch vụ khác” (9).

2. Quy định của pháp luật về tiền ảo

Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2023 thì tiền ảo không phải là một loại tài sản. + Điều 105 BLDS năm 2023 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”, từ căn cứ trên thì tiền ảo không phải là tiền Việt Nam vì nó không thỏa mãn các dấu hiệu để được xác định là tiền và không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, bên cạnh đó, tiền ảo cũng không thuộc một trong các loại giấy tờ có giá được quy định trong Nghị định số 112/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền ảo không phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 102/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, được sửa đổi, bổ sung bở Nghị định số 80/2023/NĐ – CP về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, thì phương tiện thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 4 Nghị định cũng quy định:Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này. Theo quy định trên, việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là bất hợp pháp tại Việt Nam, bởi tiền ảo không phải là séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng…

Bên cạnh đó, tiền ảo cũng không phải là một trong các loại ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 thì: “Tiền ảo không phải là một trong các loại ngoại hối”.

+ Quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2014 thì: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Theo các văn bản pháp luật trên, tiền ảo không được xác định là hàng hóa, dịch vụ nên thu nhập có được từ việc kinh doanh tiền ảo không thuộc đối tượng chịu thế theo Luật này.

+ Quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi, bổ sung các năm 2013, 2014 và 2023, Điều 2 của Luật thì: Thuế giá trị gia tăng được hiểu là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hành hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng. Do đó, bất cứ hoạt động sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nào mà có phát sinh chênh lệch tăng thêm so với giá ban đầu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng. Nên, tiền ảo không phải chịu thuế giá trị gia tăng và người kinh doanh tiền ảo cũng không phải nộp thuế giá trị giá tăng theo quy định của luật trên.

Quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung các năm 2013 và 2014. Tại Điều 3 quy định: (i) Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; (2) Các thu nhập khác. Căn cứ theo quy định trên, tiền ảo không phải là hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam nên thu nhập có được từ kinh doanh tiền ảo không không thuộc thu nhập chịu thuế.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều từ Điều 39 đến Điều 46 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Thứ sáu, quy định của pháp luật hành chính về tiền ảo.

Tiền ảo không phải là một phương tiện thanh toán ở nước ta nên các chủ thể sử dụng tiền ảo làm công cụ thanh toán sẽ bị coi sử dụng công cụ thanh toán bất hợp pháp tại Việt Nam. Khi chủ thể vi quy định về sử dụng phương tiện thanh toán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 27 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Trường hợp chủ thể thực hiện các giao dịch tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định tại các Điều, từ Điều 39 đến Điều 46 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, nên ngày 21/07/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2023 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư”.

Thứ bảy, quy định của pháp luật hình sự về tiền ảo.

3. Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về tiền ả o

Thứ nhất, về khuôn khổ pháp lý của tiền ảo thì các luật của nước ta như: Bộ Luật Dân sự năm 2023, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Giao dịch điện tử…đều không có quy định về tiền ảo nhưng cũng không có quy định cụ thể cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo. Vì vậy, Chính phủ nên nghiên cứu việc quản lý, xử lý tiền ảo theo hướng cấm sử dụng giao dịch hàng hóa dưới bất cứ phương thức nào như dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay dưới dạng là các phương tiện thanh toán thông qua một văn bản pháp luật cụ thể để phù hợp với xu thế chung của toàn thế giới cũng như đặc điểm tình hình của nước ta.

Thứ hai, Bitscoin và các loại tiền ảo khác không phải là tiền tệ và cũng không phải là phương thức thanh toán tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo trên là vi phạm pháp luật của Việt Nam, vi vậy cũng nên quy định rõ một chế tài cụ thể, rõ ràng hơn trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm này.

Theo https://moj.gov.vn

Đại Học Ngành Luật Kinh Tế

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 – NĂM 2023 Điều kiện dự thi:

– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thi hành án.

– Đã có bằng tốt nghiệp 1 bằng đại học nào đó, trường hợp học viên đã có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ được xét miễn thi đầu vào.

– Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học văn bằng 2 luật

– Thời gian đào tạo: theo quy chế đào tạo của Đại học Luật Hà Nội

– Phương thức học: Học ngoài giờ hành chính

– Đào tạo và cấp bằng: Đại học Luật Hà Nội

Thời hạn nộp hồ sơ: văn bằng 2 đại học luật

– Thời gian phát hành và nhận hồ sơ từ ngày 08/01/2023

– Thi đầu vào: liên tục tuyển sinh quang năm (2 tháng/ 1 lần thi tuyển)

Môn thi: văn bằng 2 đại học luật

– Triết học Mác Lêninn văn bằng 2 luật

– Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ( Lịch sử Đảng CSVN).

ƯU ĐIỂM CỦA HỆ ĐÀO TẠO VĂN BẰNG 2 LUẬT KINH TẾ

– Không thu phí đầu vào, không thu phí xét tuyển hồ sơ .

– Thời gian học linh hoạt, vừa đi làm vừa học, nhanh chóng bổ sung kiến thức Pháp Luật cho học viên khi đã có 1 chuyên môn khác.

– Được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, đội ngũ giáo viên tâm huyết và nhiều kinh nghiệm.

Ngành Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau:

Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội

Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật

Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp

Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, Cơ sở giáo dục,…

văn bằng 2 đại học luật

Bí Thư Chi Bộ Thời 4.0

Vừa nói ông Hoạt vừa chỉ lên tấm bản đồ số, nơi lưu giữ tất cả những dữ liệu về trình độ dân trí, dân số, tuổi tác, địa chỉ dân cư của Tổ dân phố số 7 đều được hiển thị. Đây là sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư ở tổ dân phố” do ông đề xuất thực hiện đã được ứng dụng vào việc quản lý dân cư của tổ dân phố trong năm 2023.

TUỔI NÀO CŨNG CẦN PHẢI BẮT KỊP SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ

Chia sẻ về lý do thực hiện sáng kiến này, Bí thư Chi bộ Nguyễn Mạnh Hoạt cho biết: Vốn là cán bộ có hơn 40 năm làm công tác nghiên cứu tại tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ông đã có hàng chục công trình nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất, bản thân ông ông khá thông thạo về công nghệ thông tin. Ông từng biết đến mô hình bản đồ số từ việc tham gia một sự án của FAO và mô hình này đã được vận dụng ở Indonesia.

Từ quá trình công tác tại tổ dân phố ông nhận thấy việc lưu trữ thông tin về đảng viên, dân số… chủ yếu vẫn thông qua việc ghi chép, khiến công tác cập nhật thông tin, lưu trữ thông tin mất nhiều thời gian, công sức, thời gian lưu trữ thông tin không được lâu. Trong khi, chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển thì việc lưu trữ các thông tin của từng hộ dân trên một hệ thống là cần thiết. Vì vậy, ý tưởng “Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng dữ liệu phần mềm quản lý dân cư ở Tổ dân phố số 7” được ông đề xuất để triển khai thực hiện trong chương trình công tác của Chi bộ.

Với việc hệ thống hóa danh sách đảng viên trong chi bộ bằng phần mềm vi tính, sẽ giúp công tác quản lý, theo dõi đảng viên thuận lợi hơn.

Trong quá trình “ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư ở tổ dân phố”, việc quan trọng nhất là xây dựng Cơ sở dữ liệu dân cư. Đây là một việc làm mới và khó, cần có kỹ năng về công nghệ thông tin, mất nhiều thời gian, công sức. Nếu thuê người ngoài làm, tổ dân phố không có đủ kinh phí để trả. Mặt khác, sẽ bất lợi vì để lộ thông tin dân cư ra ngoài, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự. Sau này, khi đã thống nhất được phương án, chi ủy đã giao cho tổ dân vận trực thuộc tổ dân phố thực hiện. Đồng chí Lê Thanh Mẽ là tổ phó tổ dân phố làm chủ nhiệm dự án; tham gia dự án còn có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hoạt, Nguyễn Danh Thắng, Nguyễn Quang Khải.

Các thành viên của dự án đã phối hợp chặt chẽ với tổ dân phố thành lập nhóm đi thẩm tra lại các dữ liệu dân cư, thực hiện vẽ bản đồ số của toàn bộ khu dân cư qua vẽ Autocard, làm Excel nâng cao…. Mặt khác, ông kết hợp với công an lấy số liệu nhân khẩu trên địa bàn để đưa vào sổ dữ liệu, bổ sung thêm để hoàn thiện dần. Từ đó, khối cơ sở dữ liệu dân cư ngày một tăng lên theo thời gian. Nhờ đó công tác quản lý dân cư của tổ dân phố sẽ rõ ràng, minh bạch và có hiệu quả hơn, tránh được những nhầm lẫn về số liệu theo cách quản lý ghi chép sổ sách trước đây.

Sau những nỗ lực của các thành viên dự án đã hoàn thành trong tháng 6/2023. Đây là một thành công lớn vì lần đầu tiên đã ứng dụng Công nghệ thông tin để xây dựng “Dữ liệu dân cư của Tổ dân phố số 7” phục vụ cho công tác quản lý của Chi bộ, Tổ dân phố và các đoàn thể. “Đến nay chúng tôi đã vẽ được Bản đồ số chi tiết đến từng hộ dân, đã lưu trữ được các số liệu về nhân hộ khẩu ở các lứa tuổi, số phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ cần chú ý vận động, số người chưa tham gia các đoàn thể chính trị – xã hội, trình độ dân trí các loại, tình hình chính trị – kinh tế của các gia đình”… Ông Hoạt cho biết.

Theo ông Hoạt, sắp tới công tác điều tra dân số sẽ rất thuận lợi và chính xác với các số liệu đã có và được cập nhật 06 tháng 01 lần. Công tác phòng chữa cháy cũng rất thuận lợi do có “Bản đồ số” ở khu dân cư. Việc xây dựng được “Dữ liệu dân cư” và vẽ được “Bản đồ số” là một công việc mới và khó, nhưng với quyết tâm cao của chi ủy, Tổ dân vận 7 đã thực hiện thành công và đang sử dụng rất hiệu quả, “chỉ với vài lần nhấp chuột là đã có số liệu cần tìm”. Đến nay, tổ dân phố số 7 đã thực hiện được tất cả các dịch vụ công mức độ 3 ở khu dân cư (đạt 100%).

PHÁT HUY DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG VIÊN TRONG CHI BỘ

Chi bộ tổ dân phố số 7 hiện có 111 đảng viên, trong đó có 55 đảng viên nam, 52 đảng viên nữ. Chi bộ đã có truyền thống là chi bộ “trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền. Tổ dân phố số 7 từ ngày thành lập đến nay liên tục đạt tổ dân phố văn hóa.

Ông Hoạt cho rằng: “Hiện đảng viên sinh hoạt tại các khu dân cư về cơ bản đều có trình độ cao, việc phát huy dân chủ của các đảng viên là điều rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, đây cũng là lực lượng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tích cực nhất ở khu dân cư. Vì thế, nếu đảng viên được nói lên ý kiến của mình, Chi ủy tiếp thu và báo cáo lên cấp ủy, cách làm này tôi cùng các đồng chí trong chi ủy đã thực hiện nhiều năm và mang lại hiệu quả.”…

Cùng với đó, chi bộ đã phối hợp chặt chẽ giữa các chi hội đoàn thể với tổ dân phố để toàn dân đồng lòng thực hiện nghiêm chỉnh quy ước của tổ dân phố và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Để nắm chắc tâm tư nguyện vọng của nhân dân, Chi ủy tổ dân phố số 7 đã phối hợp chặt chẽ với Tổ dân vận tổ dân phố nắm bắt dư luận, tình hình trong dân, phản ảnh kịp thời cho chi ủy những vấn đề nóng để xử lý, nhằm thúc đẩy các hoạt động dân vận có hiệu quả hơn.

Vừa qua, phường Đức Thắng triển khai việc nâng cấp đường, ngõ ở các khu tập thể, ban đầu một số gia đình ở dãy A6 chưa thông do đường sẽ cao hơn nền nhà. Các thành viên của Chi ủy cùng với Tổ dân vận tổ chức các cuộc họp dân phân tích cho người dân thấy được lợi ích lâu dài của việc nâng cấp các tuyến ngõ… Khi mọi người thông suốt công việc thi công thuận lợi; đến khi con đường hoàn thành, ai cũng khen khu tập thể đã khang trang, sạch đẹp hẳn lên, tất cả mọi người ở khu tập thể đều phấn khởi.

Ở cương vị Bí thư chi bộ, ông Hoạt cũng luôn quan tâm đến việc tìm nguồn quần chúng ưu tú để giới thiệu cho Đảng. Để có nguồn nhân sự phát triển đảng, chi bộ đã phân công 01 chi ủy viên phụ trách công tác thanh niên, giúp chi đoàn thanh niên phát triển thêm đoàn viên, từ đó phát hiện, giới thiệu đoàn viên ưu tú đi học lớp tìm hiểu về Đảng./.

Triệu Mẫn

Vai Trò Của Pháp Luật Dân Sự Đối Với Đời Sống Xã Hội Và Kinh Tế

Ít ai biết đếnPháp luật dân sự có vai trò như thế nào với đời sống và kinh tếHơn thế nữaPháp luật dân sự đã có những cải tiến đột phá để mang lại tính công bằng, bình đẳng cho mọi tầng lớp nhân dân cũng như về vấn đề phát triển kinh tế

1. Vai trò của pháp luật dân sự đối với đời sống cá nhân, cá thể trong xã hội

Thứ nhất: không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản (khoản 1 Điều 163 BLDS 2023);

Thứ hai: chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được tự mình sử dụng mọi biện pháp không trái với quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền tài sản của mình khi chúng bị vi phạm bởi bất kỳ ai (khoản 1 Điều 164);

Thứ ba: chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cũng được quyền yêu cầu tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để buộc trả lại tài sản cho mình, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 164)

Thứ tư: công nhận quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính và giới tính thứ 3 cũng như quyền bình đẳng giữa con người với con người của họ giúp mọi người có cái nhìn khác về những người này

2. Vai trò thúc đẩy doanh nghiệp, công ty ( pháp nhân) để góp phần phát triển kinh tế trong nước

-) Cá nhân, pháp nhân được tự do quyết địnhviệc giao kết hợp đồng với ai và với nội dung gì (quyền tự do thỏa thuận); không ai, kể cả cơ quan nhà nước, có thể can thiệp, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định bởi luật (khoản 2, Điều 2; khoản 2, Điều 3; khoản 1 Điều 398)

-) Cá nhân, pháp nhân được quyền tự do quyết định ngành nghề kinh doanh và quy mô kinh doanh (khoản 2 Điều 205) và vẫn có thể là người đại diện là người ủy quyền

-) Cá nhân, pháp nhân được tự do xác định chế độ trách nhiệm tài sản do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

-) Thể hiện sự tôn trọng của nhà nước đối với ý chí của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, qua đó, thể hiện tính thị trường của BLDS 2023 là quy định về sự hạn chế vai trò của tòa án trong việc áp dụng thời hiệu khi giải quyết các tranh chấp dân sự.

3. Vai trò của pháp luật dân sự đối với sự phát triển kinh tế với nước ngoài

Bảo đảm quyền lựa chọn pháp luật áp dụng và sự linh hoạt trong giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi, các hệ thuộc trong quy phạm xung đột pháp luật và thứ tự ưu tiên áp dụng các hệ thuộc này, nhất là đối với quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Noi chung về cơ bản thì pháp luật dân sự hiện tại đã tương thích với thông lệ quốc tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như doanh nghiệp trong các “sân chơi” của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)… và tạo tiền đề pháp lý cho việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Ngành Luật Kinh Tế Trong Thời Đại 4.0 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!