Bạn đang xem bài viết Văn Bản Lưu Trữ Học Đại Cương được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giảng viên: ths Phạm Thị Thùy Linh
(cop trên mạng nên hok đúng lắm, mới có 1 nửa. hix)
Câu 1: Tài liệu lưu trữ là gì? Cho ví dụ tài liệu lưu trữ ở Việt Nam qua các thời kỳ?
– Tài liệu lưu trữ: Là những tài liệu có giá trị về mặt lịch sử, thực tiễn, được thu thập cất giữ và bảo quản, tổ chức và sử dụng chúng nhằm sử dụng trong công tác nghiên cứu khai thác, phục vụ cho các mục đích về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội. – Ví dụ về văn bản lưu trữ ở Việt Nam qua các thời kỳ: + Thời kỳ trung đại: Sắc, dụ, lệnh, nhà vua, chỉ, chiếu, tấu, sớ, biểu + Thời kỳ Pháp thuộc: Nghị định, chỉ thị, thông tư, biên bản,… + Thời kỳ sau CMT8: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, kế hoạch, báo cáo, các tài liệu khoa học kỹ thuật, các tài liệu phim, ảnh, băng ghi âm, hình,… Câu 2: Các loại hình tài liệu và những đặc điểm của tài liệu lưu trữ?
–Các loại hình tài liệu lưu trữ:
Tài liệu lưu trữ hình thành ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình: Có 3 loại hình: + Tài liệu hành chính thông thường:
Sắc, dụ, lệnh, nhà vua, chỉ, chiếu, tấu, sớ, biểu ( ở các triều đại PKVN)
Thời bắc thuộc: Nghị định, chỉ thị, thông tư, biên bản,…
Sau cách mạng tháng 8: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, kế hoạch, báo cáo,…
– Tài liệu khoa học – kỹ thuật:
Hình thành ở các cơ quan xây dựng, giao thông, kỹ thuật, cơ khí, tự nhiên; viện kỹ thuật; các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu của các trường đại học,…
– Tài liệu ảnh, phim, băng ghi âm, ghi hình,…
–Những đặc diểm của tài liệu lưu trữ: -+Tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin về quá khứ, là hoạt động, sự kiện, hiện tượng,…được ghi lại một cách chính xác bằng văn bản. +Tài liệu lưu trữ là bản gốc, bản chính của các văn bản mà ở đó chứa đựng những thông tin, nội dung, có mức độ chân thực cao. +Tài liệu lưu trữ do Nhà nước thống nhất quản lý từ TW đến địa phương.
Câu 3: Tính chất, nguyên tắc quản lý công tác lưu trữ ở Việt Nam? Mối liên hệ giữa lưu trữ học và các khoa học khác?
Tính chất: – Tính cơ mật: + Chứa đựng nhiều thông tin bí mật của đất nước + Các ngành tài liệu thăm dò khoáng sản, địa tầng + Tài liệu an ninh, quốc phòng, phát minh, sáng chế
– Tính khoa học: Giữ lại một nguồn tài liệu lớn và bảo quản nó với mục đích là khai thác nguồn tài liệu để ứng dụng vào cuộc sống, biên mục thống kê, công cụ nghiên cứu khoa học,…
Nguyên tắc quản lý công tác lưu trữ ở Việt Nam:
Nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý công tác lưu trữ – Tập trung toàn bộ tài liệu của phòng lưu trữ quốc gia – Bảo quản trong các mạng lưới lưu trữ từ trung ương đến địa phương dưới sự quản lý của nhà nước – Chỉ đạo nghiệp vụ lưu trữ 1 chách thống nhất
Mối liên hệ giữa lưu trữ học và các khoa học khác: – Đối với khoa học lịch sử: + Cung cấp những tư liệu thông tin tương đối chính xác + Các tài liệu lưu trữ phản ánh toàn bộ các mặt phát triển của nhà nước.
– Đối với bảo tàng học: Cung cấp các thông tin cho hoạt động bảo tàng để xây dựng sự thật lịch sử cho hiện vật bảo tàng, đồng thời hiện vật bảo tàng cũng là tài liệu lưu trữ – ĐỐi với công bố học: Quyết định đối với loại hình tài liệu nào sẽ công bố ở mức độ nào – Đối với văn học: Lưu trữ học giữ lại bản thảo của các bản thảo của tác phẩm văn học – Đối với các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật: Giữ lại nhiều tài liệu lưu trữ về khoa học:khoa học hàng hóa, khí hậu, địa chất. Câu 4: Đối tượng, cơ sở, phương pháp luận của lưu trữ học?
Lưu trữ học là bộ môn nghiên cứu và soạn thảo những vấn đề về lí luận, pháp chế, phương pháp, về công tác lưu trữ bao gồm những vấn đề chủ yếu là: Lí luận và thực tiễn của công tác lưu trữ, lịch sử tổ chúc công tác lưu trữ, lịch sử các cơ quan nhà nước.
Đối tượng của lưu trữ học: Đối tượng nhiên cứu của công tác lưu trữ chính là tài liệu
Cơ sở phương pháp luận của công tác lưu trữ học – Nguyên tắc tính Đảng: + Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, xuất phát từ lợi ích tước mắt và lâu dài của giai cấp vô sản, dân tộc Việt Nam mà đề ra lí luận có lợi cho việc bảo quản tài liệu + Lí luận phải đi đôi với thực tiễn
– Nguyên tắc lịch sử + Các tài liệu lưu trữ mang dấu ấn của 1 thời lỳ lịch sử nhất định. Có những tài liệu của thời kỳ phong kiến, chống Pháp + Không phải là tài liệu loại đi hết mà phải giữ gìn các loại tài liệu có giá trị. + Khi xét giá trị tài liệu phải xét đúng thời điểm lịch sử mà nó xuất hiện – Nguyên tắc toàn diện, tổng hợp + Tài liệu lưu trữ có giá trị về nhiều mặt. + Có những tài liệu ko có giá trị về nội dung mà có giá trị về ngày tháng + khi xét giá trị tài liệu thì phải xét đúng bói cảnh lịch sử nó xuất hiện Câu 5: Công tác lưu trữ ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc?
Trước năm 1917
– 1868 ở Nam kỳ: Thống đốc Nha Lộ Chính ra chỉ thị cho các cơ quan ở Nam Kỳ phải lạp hồ sơ, phân loại, đánh số, lưu trữ hồ sơ nhưng chỉ thị không được chấp hành. – 1902 Thống đốc Nam kỳ ra quyết định thành lập một cơ quan lưu trữ để thống nhất về việc lưu trữ tài liệu – 1907 ban hành nghị định tring đó quy địn chức năng nhiệm vụ của sở lưu trữ Nam Kỳ về việc sắp xếp, nộp hồ sơ, bảo quản tài liệu. Tuy vậy, không có nhân viên am hiểu về công tác lưu trữ, công tác lưu trữ không tiến bộ. – 1887 ở Trung Kỳ sở lưu trữ Trung Kỳ được thành lập. Tài liệu bắt đầu được phân loại, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ. Do áp dụng máy móc, cách phân loại của Châu Âu nên ko phát triển – 1907 ở Bắc kỳ: Thống sứ Bắc Kỳ gửi thông tư cho các tỉnh trong đó quy định 1 sôa vấn đề chuyên môn của công tác lưu trữ, sắp xếp, bảo quản hồ sơ tuyển chọn nhân viên làm công tác lưu trữ. Tuy nhiên ko đc thực hiện Tính đến năm 1917, công tác lưu trữ không đtạ được kết quả, các tài liệu không được sắp xếp, bảo quản tốt. Nhiều tài liệu bị phân tán, mất mát
Từ năm 1917 đến năm 1945
– 6 – 1917 : Chính phủ Pháp vội vàng cử một người có chuyên môn về công tác lưu trữ sang Đông Dương. Don-bu-đê đi thực tế tất cả các nơi sau đó ông đề xuất kiến lên toàn Đông Dương. Gấp rút thành lập cơ quan quản l và tổ chức công tác lưu trữ cho toàn cõi Đông Dương và được chấp nhận. – 11 – 1917 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Nha lưu trữ và thư viện Đông dương: – 12 – 1917 Thành lập 5 kho lưu trữ ở Tràng Thi (HN), Huế, Sài Gòn, Phnômpênh (Căm – pu – chia ), Viêng – chăn (Lào) nên công tác lưu trữ có những tiến bộ rõ rệt. – 1931 hàng năm chính quyền thực hiện tổ chức mở lớp ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác lưu trữ, tài liệu được giữ gìn cẩn thận hơn.
Câu 6: Công tác lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay?
Sau cách mạng tháng 8 thành công: – 1/1946: chủ tịch Hồ Chí Minhh kí thông đạt số 1C/VP có ghi rõ:Tài liệu nghiên cứu
1946-1954: – 1951 Hồ Chí Minh ban hành sắc lện 65/SL nêu rõ sẽ truy tố như tội phản quốc với kẻ nào mua bán tài liệu bí mật quốc gia
1955-1975: – 1959: thành lập phông lưu trữ văn phòng lưu trữ trung ương Đảng và phông lưu trữ thuộc Thủ tướng và các cơ quan lưu trữ ở các tỉnh – 1962: thành lập cục lưu trữ thuộc phủ thủ tướng. Từ đó hình thành các trung tâm lưu trữ ở Tràng Thi, Sài Gòn, Đội cấn. Và bảo quản các bản khắc, mộc bản – 3 – 1967: Thành lập tổ bộ môn lưu trũ học thuộc khoa sử trường Đại học Tổng Hợp – 11 – 1974: Thành lập trường trung học văn thư lưu trữ
Câu 7: Khái niệm phông lưu trữ? Các loại hình phông lưu trữ? Sưu tài liệu lưu trữ, cho ví dụ?
+Khái niệm phông lưu trữ: – Khái niệm phông lưu trũ là khái niệm phân loiạ một đơn vị thống kê dùng để chỉ toàn khối tư liệuvăn kiện hình thành nên trong quá trình hoạt động của 1 đơn vị (cơ quan hoặc các nhân) những tư liệu này có nghĩa chính trị kinh tế, vă hóa, khoa học, lịch sử được đưa vào bảo quản ở các phòng lưu trữ cơ quan hoặc kho lưu trữ nhà nước. – Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam: là toàn bộ tài liệu văn kiện hình thành nên trong quá trình hoạt động của tất cả các cơ quan và cá nhân. Những tài liệu này có nghĩa về chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác của nước CHXHCNVN
+ Các loại hình phông lưu trữ: • Phông lưu trữ cơ quan: Là toàn bộ tài liệu văn kiện hình thành nên trong quá trình boạt động của 1 ocw quan cụ thể có ý nghĩa về các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học lịch sử và các ý nghĩa khác được chọn lọc và bảo quản ở phòng lưu trữ của cơ quan, phòng lưu trử của nhà nước, tên cơ quan có khối tài liệu văn kiện ấy đước đặt làm tiên phong và được gọi là đơn vị hình thành phông. • Phông lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ: – Phông lưu trữ cá nhân: Là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống, hoạt động của một nhân vật nổi tiếng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn học – nghệ thuật được đua vào bảo quản ở 1 kho nhất định. – Phông lưu trữ gia đình: là toàn bộ tài liệu hình thành nên trong quá trính sống, hoạt động của các thành viên trong cùng một gia đình là những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, được bảo quản ở 1 kho nhất định – Phông lưu trữ dòng họ: là toàn bộ tài liệu hình thành nên trong quá trình sống, hoạt động của các thành viên trong một dòng họ nổi tiếng trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn học – nghệ thuật. +Sưu tập tài liệu lưu trữ: – Sưu tập là nhặt nhạnh, tổng hợp – Sưu tập là tài liệu lưu trữ nhóm nhỏ lẻ, riêng biệt hình thành nên trong quá trình hoạt động của 2 hay nhiều cơ quan hoặc cá nhân được kết hợp lại với nhau theo từng đặc trưng nhất định, thường là đặc trưng vấn đề, thời gian, tên gọi tài liệu, đặc trưng tác giả.
VD: Sưu tập tài liệu lưu trữ về cao trào 1930 – 1931, phong trào cần vương cuối thế kỷ 19, bản thảo các tác phẩm văn học trước cách mạng Câu 8: Các giai đoạn phân loại tài liệu phông lưu trữ quốc gia? Các đặc trưng thường được áp dụng để phân chia tài liệu phông lưu trữ quốc gia theo nhứng khôi, các kho lưu trữ?
Các giai đoạn phân chia tài liệu lưu trữ quốc gia: – Khái niệm: Phân loại tài liệu là căn cứ vào nhưungx đặc trưng chung tức là những điểm giống và khác nahu của tài liệu để phân chia chúng thành các nhóm nhỏ nhằm tổ chức một cách khoa học và sử dụng có hiệu quả những tài liệu đó. – Ở Việt Nam việc phân loại các tài liệu phông lưu trữ quốc gia VN gồm 3 giai đoạn + Giai đoạn 1: phân loại phông TLQGVN nói chung để xác định mạng lưới các kho lưu trữ + Giai đoạn 2: Phân loại tài liệu trong phạm vi các kho lưu trữ theo phông lưu trữ + Giai đoạn 3: Phân loại tài liệu trong các phông lưu trữ
Các đặc trưng thường được áp dụng để phân chia tài liệu phông lưu trữ quốc gia theo những khối, các kho lưu trữ? – Đặc trưng thời lỳ lịch sử: + Theo quan niệm chung các tài liệu được sản sinh mang dấu ấn của thời đại VD: con dấu + Mốc đánh dấu thời điểm chuyển biiến của thời lỳ lịch sử ở Việt Nam: 8/1945 – Đặc trưng nghĩa toàn quốc và nghĩa địa phương của tài liệu – Đặc trưng ngành hoạt động: KT, Ngoại giao, nội vụ, quốc phòng, văn hóa – Đặc trưng về phương pháp và kĩ thuật làm ra tài liệu VD: tài liệu phim ảnh khác với tài liệu ghi trên giấy
Câu 9: Những đặc trưng thường được áp dụng trong phân loại tài liệu trong một phông lưu trữ cụ thể? Có mấy loại phương pháp phân loại? – Định nghĩa phân loại tài liệu trong công tác lưu trữ: là căn cứ và những đặc trưng chủ yếu của tài liệu trong phông để phân chia chúng ra các nhóm, sắp xếp trật tự các nhóm và các đơn vị bảo quản trong từng nhóm nhằm sử dụng có hiệu quả tài lliệu của phông lưu trữ đó + Những đặc trưng: – Đặc trưng về cơ cấu tổ chức – Đặc trưng thời gian – Đặc trưng ngành hoạt động phân loại theo nhóm hay chức năng – Đặc trưng vấn đề: nội dung công việc phản ánh tài liệu – Đặc trưng tác giả hình thành tài liệu – Đặc trưng địa cư: các tài liệu hình thành trong các vùng lãnh thổ – Đặc trưng tên gọi: báo cáo, thông báo, quyết nghị,… + Các phương pháp phân loại: – Kiểu cơ cấu tổ chức – thời gian – Kiểu thời gian – cơ cấu tổ chức – Kiểu phương án mặt hoạt động – thời gian – mặt hoạt động Thường áp dụng cho các tỉnh về: CN, N2, đào tạo, Y tế – Kiểu phương án vấn đề – thời gian và thời gian – vấn đề (Một kiểu phương án phân loại gồm sự kiết hợp2 dặc trưng củ phương án phân loại) Câu 10: Trình bày phương án phân loại tài liệu phông lưu trữ theo phương án cơ cấu tổ chức – thời gian và ngược lại? phương án mặt hoạt động – thời gian và ngược lại
+ Phương án cơ cấu tổ chức – thời gian và ngược lại
VD: trường Đại học Văn hóa Hà Nội – Phương án cơ cấu tổ chức – thời gian I. Phòng hành chính tổng hợp I.1. năm 2005 hình thành bnhiêu tài liệu I.2. năm 2006 hình thành bnhiêu tài liệu … II. Phòng tổ chức cán bộ I.1. năm 2005 hình thành bnhiêu tài liệu I.2. năm 2006 hình thành bnhiêu tài liệu … III. Phòng kế toán I.1. năm 2005 hình thành bnhiêu tài liệu I.2. năm 2006 hình thành bnhiêu tài liệu … IV. Khoa Bảo tàng … – Phương án thời gian – cơ cấu tổ chức I. Năm 2005 I.1. Phòng hành chính tổng hợp hình thành bao nhiêu tài liệu I.2. Phòng tổ chức cán bộ hình thành được bnhiêu tài liệu … II. Năm 2006 … +Phương án mặt hoạt động – thời gian và ngược lại VD: Tỉnh Thái Nguyên – Phương án mặt hoạt động – thời gian I. Công nghiệp I.1. Năm 2005 I.2. Năm 2006 … II. Nông nghiệp I.1. Năm 2005 I.2. Năm 2006 … III. Y tế … – Phương án thời gian – mặt hoạt động I. Năm 2005 I.1. Công nghiệp I.2. Nông nghiệp I.3.Y tế … II. Năm 2006 …
(continue)
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Số Hóa Tài Liệu Trong Lưu Trữ Văn Bản
Số hóa dữ liệu trong lưu trữ là hình thức chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu dạng tín hiệu số được máy định dạng và lưu trữ.
Chuyển đổi dữ liệu sang số đang ngày càng phổ biến
Số hóa tài liệu lưu trữ là gì?
Số hóa dữ liệu lưu trữ là biện pháp tối ưu,với số hóa dữ liệu giúp giải quyết việc lưu trữ, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Giảm thiểu được chi phí tối đa cho việc quản lý và không gian lưu trữ. Ngoài ra số hóa dữ liệu giúp chúng ta có thể chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau.
Mô hình chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản giấy tờ sang dạng số:
Số hóa dữ liệu lưu trữ là giải pháp tốt nhất cho một văn phòng điện tử:
– Giảm tối đa không gian lưu trữ
– Tránh việc mất, nhàu nát tài liệu trong quá trình lưu trữ
– Lưu trữ, quản lý tài liệu vĩnh viễn
– Giảm thời gian tìm kiếm tài liệu
– Chia sẻ thông tin nhanh chóng
– Tăng cường khả năng bảo mật thông tin
– Nâng cao hiệu quả công việc do tập hợp các thông tin đưa đến một cách nhanh chóng và kịp thời.
– Chi phí vận hành, quản lý thấp và hiệu quả.
Những điều cần làm khi số hóa tài liệu
CNTT phát triển, các doanh nghiệp đang dần dần chuyển đổi cách lưu trữ văn bản truyền thống sang dạng lưu trữ điện tử để giảm tải không gian và tiết kiệm chi phí bảo quản. Hiện nay thị trường số hóa dữ liệu lưu trữ là mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy các doanh nghiệp cần đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, có khả năng cung cấp giải pháp số hóa một cách tổng thể chứ không đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp các máy scan tài liệu đồng thời khách hàng cũng cần hiểu rõ nhu cầu để có sự lựa chọn phù hợp:
– Bạn sẽ số hóa những loại tài liệu gì?
– Số lượng tài liệu cần số hóa dữ liệu trong khoảng thời gian bao lâu.
– Mục đích số hóa dữ liệu chính của bạn là gì? (truy cập, vận hành hiệu quả, tăng doanh thu…)
– Kích thước tài liệu bạn muốn scan?
– Bạn cần chất lượng scan? (độ phân giải?, 1 mặt hay 2 mặt?…)
– Loại định dạng đầu ra mong muốn của bạn? (TIFF, JPEG, PDF…?)
– Ngân sách để tiến hành số hóa dữ liệu?
Hãy tận dụng lợi thế của công nghệ là một bước quan trọng để năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty bạn. Như vậy, trong khi văn phòng không giấy đang là niềm mơ ước thì việc từng bước lọai bỏ phiền toái của giấy tờ ra các quy trình hoạt động để tạo ra một môi trường kinh doanh năng động là một công việc xác thực và cần thiết nhất.
Về chi phí số hóa tài liệu : Số hóa tài liệu là hoạt động cần một khoản kinh phí khá lớn, đòi hỏi cần cân đối chi phí giữa việc mua các trang thiết bị scan chuyên dụng với các phần mềm nhận dạng đảm bảo tính bền vững từ khâu phát triển, lưu giữ, bảo quản đến khai thác và kinh phí để triển khai đào tạo nguồn nhân lực số hóa tài liệu, cũng như người dùng tin để họ biết cách sử dụng hệ thống thông tin…
Những Điều Cần Biết Về Ngành Lưu Trữ Học
Cập nhật: 08/07/2019
Lưu trữ học không phải là ngành mới nhưng vẫn thu hút số lượng lớn các thí sinh đăng ký theo học ngành này tại các trường đại học. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Lưu trữ học ngày càng cao. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng xin việc tại các cơ quan nhà nước, Chính phủ, trường học, bệnh viện và các Bộ, Sở ban ngành.
1. Tìm hiểu ngành Lưu trữ học
Ngành Lưu trữ học (tiếng Anh là Archivology) là ngành học cung cấp cho người học những kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về các lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong công việc.
Ngành Lưu trữ học đào tạo cho sinh viên những kỹ năng về thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng; các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực: Quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư kí văn phòng, văn hoá công sở, lễ tân, kế toán, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ thông tin, tài liệu.
Bên cạnh đó, ngành học còn rèn luyện các kỹ năng mềm giúp sinh viên thích ứng với công việc tại các môi trường khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin…
Sinh viên học ngành Lưu trữ học còn được hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong văn phòng hành chính, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ.
Những điều cần biết về ngành Lưu trữ học2. Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Lưu trữ học
Ngành Lưu trữ học có mã ngành 7320303, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C03 (Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử)
C19 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân)
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)
D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
Điểm chuẩn ngành Lưu trữ học của các trường đại học xét theo học bạ và kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 như sau:
Đại học Nội vụ Hà Nội: 16.25 (C00); 14.25 (D01); 16.25 (C03); 16.25 (C19).
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: 17 (A00); 21 (C00); 16.5 (D01); 18 (D02 – D06, D79 – D83); 17 (D78).
5. Các trường đào tạo ngành Lưu trữ học
Hiện nay, ngành Lưu trữ học ở nước ta chỉ có 02 trường đại học đào tạo đó là:
6. Cơ hội việc làm ngành Lưu trữ học
Ngành Lưu trữ học ra trường làm gì?
Hành chính văn phòng: Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, công ty.
Quản lý nhân sự: Chuyên tổ chức, điều hành, quản lý các nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước, hay Phó phòng, Trưởng phòng hành chính tại cơ quan, doanh nghiệp.
Thư kí văn phòng là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, lịch công tác, tổ chức lịch họp, hội nghị cho lãnh đạo.
Cán bộ văn thư chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
Chuyên viên văn thư lưu trữ tại các văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.
Giảng viên tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
Ngoài ra, bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
7. Mức lương ngành Lưu trữ học
Đối với Cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học lương cơ bản sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng Đại học của Nhà nước.
Đối với các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn trong và ngoài nước sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Lưu trữ học
Để thành công trong ngành Lưu trữ học, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá;
Kỹ năng điều hành và quản lý;
Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ;
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;
Có năng lực về tổ chức, điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ;
Khả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ;
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc;
Có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
Cẩn thận, kín đáo và nhạy bén;
Nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
Có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Lưu trữ học và có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.
Cách Học Tốt Pháp Luật Đại Cương
Pháp luật thường gắn liền với đời sống con người, chính vì thế nếu bạn là người có một ít kiến thức về pháp luật hay tốt hơn nữa bạn là người có nhiều hiểu biết về pháp luật đây được xem là một lợi thế. Trong chương trình giáo dục ở bậc Đại học luôn có môn Pháp luật đại cương, đây được xem là một trong những môn học quan trọng của các sinh viên năm nhất và năm 2 vì nó thường được dạy cho các bạn vào giai đoạn này. Song, cũng có rất nhiều bạn sinh viên cảm thấy “e dè” với môn học này, phần lớn các bạn đều cho rằng đây là một môn học nhàm chán không có gì thú vị, từ đó học chỉ để điểm danh hay học là chỉ để cho qua môn. Nguyên do là gì, đó chính là các bạn chưa có phương pháp học tập phù hợp cho mình. Bài viết này chia sẻ những cách học tốt môn Pháp luật đại cương mà các bạn có thể tham khảo.
Cách học giỏi môn pháp luật đại cương
Cách học giỏi môn pháp luật đại cương
Pháp luật đại cương là gì?
Pháp luật đại cương là môn học dành cho các bạn sinh viên Đại học năm nhất, năm hai. Đây là một môn học có nội dung phong phú, môn học này nghiên cứu các khái niệm cơ bản và các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật được trình bày dưới góc độ khoa học và pháp lý,…
Đây được xem là môn học nền tảng, cơ bản cho sinh viên với nhiều ngành khác nhau. Được Bộ giáo và Đào tạo cho là quan trọng và cần thiết cho những người đang học ở bậc Đại học.
Làm thế nào để học tốt Pháp luật đại cương? Câu trả lời đó chính là:
Giáo trình là không thể thiếu
Đối với môn Pháp luật đại cương nói riêng mà tất cả các môn đại cương nói chung giáo trình là thứ mà các bạn không thể nào thiếu. Nếu một ngày nào đó, bạn bị ốm và không thể đi đến lớp thì bạn cũng hoàn toàn có thể an tâm vì mình đã có cuốn giáo trình ở nhà. Dành thời gian tầm 1 đến 2 tiếng tập trung để đọc giáo trình thì bạn có thể yên tâm là hôm sau lên lớp bạn không bị bỡ ngỡ vì đã vắng học buổi trước, còn phần nào chưa rõ thì có thể hỏi lại thầy cô ngay buổi hôm sau bạn đi học.
Làm sao để có thể học tốt pháp luật đại cương
Làm sao để có thể học tốt pháp luật đại cương
Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài
Ngoài giáo trình thì các bạn cần lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, lên đại học thường sẽ có rất nhiều bạn bị sa ngã hay lơ là với việc học, bởi vì ở cấp bậc đại học thì thầy cô sẽ không còn nhắc nhở các bạn như hồi cấp 3 hay tiểu học nữa, mà phần lớn là đều do các bạn tự giác học. Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài là một trong những điều quan trọng mà các bạn sinh viên cần có nếu muốn học tốt môn Pháp luật đại cương.
Đối với các kỳ thi
Các bạn sinh viên thường có thói quen “nước đến chân mới nhảy” các bạn thường học ở những ngày gần ngày thi, ví dụ mai thi thì hôm nay mới lôi sách vở ra học. Học như thế này thì thi kết quả sẽ không cao được hoặc nhiều bạn còn bị rớt môn nữa, vậy nên cách tốt nhất đó chính là các bạn cần học mỗi ngày, từng chút từng chút một cho đến ngày cuối cùng trước hôm đi thi bạn chỉ cần ôn lại tất cả những gì đã học lại mà thôi.
Cách trên giúp các bạn hiểu và nhớ bài lâu hơn, tránh trường hợp vào phòng thi lo lắng nên quên hết sạch kiến thức đã học. Học cách này còn giúp các bạn hiểu bài tốt hơn và có thể vận dụng tốt kiến thức đã học vào đời sống.
Bí quyết học tốt pháp luật đại cương
Bí quyết học tốt pháp luật đại cương
Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống
Bên trên chính là những thông tin dữ liệu mà chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập được dành cho những bạn sinh viên đang gặp vấn đề với môn Pháp luật đại cương và cần tìm những phương pháp hiệu quả để cải thiện môn học này. Pháp luật là lĩnh vực gắn liền với đời sống xã hội và môn Pháp luật đại cương cũng phần nào thể hiện được những sự cần thiết đó. Chính vì thế sinh viên chúng ta cần chú tâm hơn vào việc học môn học này, đừng nghĩ rằng nó là môn đại cương mà xem thường hay học qua loa, chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước, nên cần phải có một cái nhìn sâu rộng hơn, học tốt các môn học ở trường, phấn đấu để trở thành một sinh viên giỏi để sau này có thể phát triển và xây dựng đất nước.
Thu Sương
Cách học tốt pháp luật đại cương
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Bản Lưu Trữ Học Đại Cương trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!