Xu Hướng 6/2023 # Văn Bản Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới # Top 9 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Văn Bản Thông Tin Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Văn Bản Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyễn Thị Ngọc Thúy[1]

TÓM TẮT

          Từ trước đến nay, chương trình Ngữ văn của chúng ta chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi trên cơ sở tìm hiểu việc giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới muốn xác định lại tên gọi cho hệ thống văn bản thông tin và đưa ra một số gợi ý về việc giảng dạy loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2015.

          Từ khóa: văn bản thông tin, chương trình Ngữ văn, năng lực đọc hiểu

ABSTRACT

INFORMATIONAL TEXTS IN SOME LITERATURE AND LINGUISTICS CURRICULUMS OF SOME COUNTRIES IN THE WOLRD

Our current literature and linguistics curriculum has not really cared about developing the competence in reading comprehension informational texts for students up till now. In this article, basing on searching the teaching informational texts in some literature and linguistics curriculums of some countries, we want to rename for the system of informational texts and give some suggestions about the teaching this type of text in our literature and linguistics curriculum after 2015.

Keywords: informational text, literature and linguistics curriculum, reading comprehension competence

Ngày nay, cơ hội để học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu rất phong phú và đa dạng, vì hàng ngày cả trong môi trường lớp học và môi trường xã hội, học sinh được tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại, văn bản sẽ được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau, ví dụ như văn bản in và văn bản điện tử, văn bản liên tục và văn bản không liên tục (văn bản gồm chữ và các số, chữ và biểu đồ, bảng biểu, v.v), văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu, văn bản văn chương và văn bản thông tin.

Về khái niệm văn bản thông tin

1.1. Vấn đề tên gọi văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước       

– Trong khung chuẩn cơ bản chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của liên bang ở Mỹ (sau đây xin gọi là chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ), khái niệm văn bản thông tin (informational text) được sử dụng trong mối tương quan với khái niệm văn bản văn chương (literary text) để tạo thành hệ thống văn bản hoàn chỉnh.

– Khung chương trình Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và Trung học năm 2010 của Singapore (sau đây xin gọi là chương trình Tiếng Anh của Singapore) xác định rõ hai loại văn bản chính được giảng dạy là văn bản văn chương (literary text) và văn bản thông tin (informational text) hay còn được gọi là văn bản chức năng (functional text)[2].

– Còn trong khung chương trình Tiếng Anh của Anh thì “tất cả học sinh đều được khuyến khích đọc rộng ở cả hai loại văn bản: văn bản hư cấu (fiction) và văn bản phi hư cấu (non-fiction) để phát triển kiến thức của họ cũng như những hiểu biết về thế giới mà họ đang sống, để thiết lập một nhận thức đúng đắn cùng tình yêu đối với việc đọc và cũng để tích lũy kiến thức thông qua chương trình.” [7, tr.14]

– Tương tự với chương trình của Anh, chuẩn cơ bản của khung chương trình đọc – viết cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi của New Zealand cũng qui định rõ hệ thống văn bản sử dụng trong chương trình là văn bản hư cấu (fiction text) và văn bản phi hư cấu (non-fiction text).

Việc xác định tên gọi của loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015 sao cho khoa học và hợp lí cũng rất quan trọng vì quan niệm về định danh sẽ chi phối cách lựa chọn kiểu văn bản cụ thể để dạy và học.

Trong chương trình Ngữ văn của các nước, hệ thống văn bản thông tin được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Vấn đề đặt ra là nên hiểu các khái niệm này như thế nào?

1.2.1 Về khái niệm văn bản phi hư cấu (non-fiction text)

Theo Wikipedia, văn bản chủ yếu được phân chia thành hai loại phổ biến là văn bản phi hư cấu (non-fiction) và văn bản hư cấu (fiction). “Văn bản phi hư cấu là một câu chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện và thông tin có thật. Văn bản phi hư cấu có thể là một câu chuyện kể, một văn bản miêu tả lại sự việc đã xảy ra, hoặc là một sản phẩm giao tiếp khác mà tác giả của nó tin rằng sự khẳng định và miêu tả là có thật. Những sự khẳng định và miêu tả này có thể chính xác hoặc không, có thể mô tả đúng hoặc sai về đối tượng. Tuy nhiên, người ta cho rằng tác giả của những văn bản ấy tin rằng chúng đúng sự thật tại thời điểm mà họ soạn thảo, hoặc ít nhất đã khiến người tiếp nhận văn bản tin rằng chúng đúng về phương diện lịch sử hoặc theo kinh nghiệm. Việc báo cáo về niềm tin của mọi người đối với những văn bản loại này không nhất thiết là sự chứng thực về tính chân thực của chúng, chỉ đơn giản nó đúng sự thật khi mọi người tin nó. (…) Văn bản phi hư cấu không nhất thiết chỉ là văn bản viết, vì tranh ảnh và phim cũng có nội dung miêu tả sự thật về một đề tài, vấn đề nào đó.”. Từ định nghĩa trên, Wikipedia đã xác định những kiểu văn bản cụ thể thuộc loại văn bản này: “bài tiểu luận, bài báo, ký sự, nhật ký, các tài liệu, văn bản khoa học, tranh ảnh, tiểu sử, sách giáo khoa, sách hướng dẫn du lịch, bản vẽ chi tiết, tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng, biểu đồ, v.v.”

Nhưng sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối vì một số văn bản có thể được xếp vào loại văn bản hư cấu hay văn bản phi cấu đều hợp lý, chẳng hạn như những văn bản tự biểu hiện, thư từ, tạp chí và những văn bản có yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Mặc dù chúng có thể thuộc về loại này hay loại kia, nhưng vẫn có thể tồn tại sự pha trộn đặc điểm của cả hai loại văn bản ấy. Một số văn bản hư cấu có thể bao hàm những yếu tố phi hư cấu. Trong khi đó, một số văn bản phi hư cấu lại chứa đựng những yếu tố tiền giả định, sự suy diễn hoặc điều tưởng tượng, hư cấu không thể xác minh, kiểm chứng. Việc bao gồm những điều còn đang bỏ ngỏ, chưa được kiểm tra về độ xác thực có thể khiến người đọc hiểu sai bản chất của văn bản phi hư cấu. Vì thế thuật ngữ văn bản phi hư cấu có tính văn chương (literary non-fiction) xuất hiện để chỉ những văn bản phi hư cấu có sử dụng yếu tố văn chương. Đó là khái niệm được sử dụng trong quan hệ đối lập với khái  niệm văn bản phi hư cấu thuần túy. Những yếu tố có tính sáng tạo và văn chương thường được cho là không phù hợp để sử dụng trong văn bản phi hư cấu, nhưng chúng vẫn xuất hiện trong một số văn bản và thường chìm khuất đi để không làm mờ đi thông tin của văn bản. Sự đơn giản, sáng rõ và trực tiếp là những điều quan trọng được cân nhắc khi tạo lập văn bản phi hư cấu. Khái niệm này được cũng được nhắc đến trong khung chuẩn cơ bản chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mỹ.

1.2.2. Về khái niệm văn bản thông tin (informational text/ informative text)

Duke[4] (2003) đã từng đưa ra định nghĩa về văn bản thông tin như sau: “Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, điển hình là từ những người được cho là biết thông tin đến những người được cho là không biết.” [9, tr.16]. Từ định nghĩa trên, Duke cho rằng: “…Tiểu sử là văn bản phi hư cấu nhưng không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính của nó là truyền tải thông tin về cuộc đời của một cá nhân. Văn bản miêu tả các quy trình hay là văn bản hướng dẫn các thao tác cũng chỉ là văn bản phi hư cấu, không phải văn bản thông tin vì mục đích của nó là hướng dẫn thao tác chứ không phải chuyển tải thông tin về một điều gì đó. Những văn bản phi hư cấu có tính chất kể chuyện hoặc là “những câu chuyện kể về sự thật” cũng là văn bản phi hư cấu chứ không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính là kể về một sự kiện hoặc một chuỗi các sự kiện đã xảy ra.” [9, tr.16]. Từ sự phân biệt đó, Duke (2003) đã một mực khẳng định văn bản thông tin có đặc điểm là trình bày toàn bộ các phân lớp của sự vật (khác với tiểu sử – một loại văn bản phi hư cấu chỉ tập trung vào một cá thể, một cá nhân) và nhìn đối tượng theo cách phi thời gian (khác với tiểu sử, chỉ tập trung vào những điểm thời gian đặc biệt). Do đó, văn bản thông tin có nội dung bao quát hơn, tổng quan hơn. Trên cơ sở đó, Duke đã trình bày tóm tắt định nghĩa về văn bản thông tin như sau:

“Văn bản thông tin là:

          – Loại văn bản mà mục đích chính của nó là chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội.

– Loại văn bản có những nét đặc trưng tiêu biểu chẳng hạn như hướng đến toàn bộ các lớp, loại của sự vật trong cách tiếp cận, không chịu sự chi phối bởi các yếu tố thời gian.

          Văn bản thông tin KHÔNG PHẢI là:

          – Loại văn bản mà mục đích chính của nó là những mục đích khác, ngoài việc chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, chẳng hạn như kể chuyện về cuộc đời của một cá nhân, về một sự kiện/ chuỗi các kiện hoặc kể về quy trình thực hiện một điều gì đó.

          – Loại văn bản luôn luôn chỉ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể; trái lại đặc điểm của loại văn bản này sẽ thay đổi theo từng kiểu văn bản cụ thể.

          – Chỉ là sách.” [9, tr.17]

1.2.4. Điểm thống nhất và khác biệt giữa các khái niệm

Cả hai loại văn bản này đều được tạo lập từ những thông tin có thật. Có tác giả cho rằng hai khái niệm này đồng nhất với nhau, vậy nên họ thường dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau. Nhưng cũng có một số nhà nghiên cứu như nhóm của Nell chúng tôi (2003) lại cho rằng hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau, họ cho rằng văn bản thông tin chỉ là một loại rất quan trọng của văn bản phi hư cấu vì văn bản phi hư cấu bao gồm tất cả các văn bản viết về những sự việc có thật. Theo Duke (2003) “văn bản thông tin khác với các loại khác của văn bản phi hư cấu ở mục đích, đặc điểm và hình thức” [2, tr.16]. Vì vậy một số tiểu loại của văn bản phi hư cấu lại không được nhóm của Duke xếp vào loại văn bản thông tin, chẳng hạn như tiểu sử, tự truyện và những văn bản thuyết minh về quy trình hoặc thao tác thực hiện. Sự phức tạp trong việc xác định khái niệm và phân loại văn bản thông tin là một minh chứng cho thấy ranh giới giữa các loại văn bản là hết sức mong manh. Vì vậy, việc xác định, lựa chọn những kiểu văn bản cụ thể của loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của một số nước cũng rất khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia nhưng nhìn chung vẫn phải bảo đảm được những đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin.

Vậy có thể thấy vấn đề tên gọi của loại văn bản này cũng khá phức tạp và gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Nhưng nhìn chung trong chương trình của các nước, loại văn bản này có thể được gọi với nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều phản ánh những sự việc, sự kiện có thật trong thế giới hiện thực, khác với văn bản văn chương – những văn bản được xem là sản phẩm của hư cấu, tưởng tượng.

    Một số kinh nghiệm thu được từ việc khảo sát chương trình giảng dạy văn bản thông tin trong khung chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới

    Qua khảo sát việc giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước, chúng tôi nhận thấy chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2015 có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:

    2.1. Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, việc giảng dạy văn bản thông tin có một vai trò rất quan trọng.

    Kết quả đánh giá quốc gia về sự phát triển giáo dục (NAEP) của Mỹ năm 2009 đã chỉ ra rằng trong khung chương trình đọc hiểu của nhà trường phổ thông tỷ lệ văn bản thông tin được giảng dạy ngày một tăng lên theo cấp lớp:

    Sự phân bố văn bản văn chương và văn bản thông tin theo cấp lớp trong khung chương trình đọc hiểu của NAEP (2009)

    Lớp Văn bản văn chương Văn bản thông tin

    4 50% 50%

    8 45% 55%

    12 30% 70%

    [5, tr.5]

    Theo Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ: “Phần lớn chương trình đọc hiểu bắt buộc trong những trường cao đẳng và chương trình đào tạo nhân lực là những văn bản được viết theo cấu trúc văn bản thông tin và chứa đựng nhiều thử thách về  nội dung; chương trình giáo dục bậc sau trung học vừa đặc biệt cung cấp cho sinh viên cả khối lượng đọc hiểu nhiều hơn chương trình học phổ thông vừa đem đến cho người học cả những kiểu cấu trúc văn bản tương đối đầy đủ.” [5, tr.4]. Do đó chương trình giáo dục phổ thông phải quan tâm đến vai trò của văn bản thông tin trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu để học sinh được chuẩn bị đầy đủ hơn trước khi bước vào những bậc học cao hơn trong tương lai. Vì vậy, theo kết quả đánh giá từ NAEP, tỷ lệ đọc hiểu văn bản văn chương sẽ giảm dần theo cấp lớp, còn tỷ lệ của văn bản thông tin sẽ tăng dần theo cấp lớp và chiếm khối lượng đáng kể trong chương trình đọc hiểu đế đáp ứng mục tiêu của những bậc đào tạo sau trung học, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của người học trong tương lai.

    2.2 Văn bản thông tin được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn của một số nước rất đa dạng về kiểu loại.

    – Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ xác định văn bản thông tin (informational texts) được dạy với những loại cụ thể như:

    Trong chương trình từ mẫu giáo đến lớp 5, văn bản thông tin được xác định với những loại cụ thể như: “văn bản phi hư cấu có tính văn chương (Literacy Nonfiction) gồm tiểu sử và tự truyện; văn bản về lịch sử, khoa học (Historical, Scientific Texts) gồm sách viết về lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và nghệ thuật, văn bản thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Technical Texts) gồm những văn bản hướng dẫn, những mẫu đơn và những văn bản trình bày về nhiều lĩnh vực được thể hiện dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc dữ liệu thông tin đã được số hóa, v.v.” [5, tr.31]

    Trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 12, văn bản thông tin chỉ còn được giảng dạy với một loại là văn bản phi hư cấu có tính văn chương (Literacy Nonfiction) được chia thành những tiểu loại cụ thể như: “những kiểu văn bản giải thích; văn bản thể hiện sự tranh luận; văn bản chức năng dưới hình thức những bài tiểu luận, những bài phát biểu, nói chuyện, những mẩu ý kiến cá nhân; bài tiểu luận về nghệ thuật hay văn học; tiểu sử; tự truyện; bài báo; văn bản miêu tả; báo cáo về các vấn đề lịch sử, khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế (bao gồm cả những nguồn tư liệu đã được số hóa) dành cho đại chúng.” [5, tr.57]

    – Trong chương trình Tiếng Anh của Úc, các kiểu loại cụ thể của văn bản thông tin (informative texts) và văn bản thuyết phục (persuasive texts) được qui định như sau:

    Văn bản thông tin (informative text): “Loại văn bàn này bao gồm những kiểu văn bản cụ thể như văn bản giải thích và miêu tả các hiện tượng tự nhiên, văn bản thuật lại các sự kiện, văn bản hướng dẫn, văn bản trình bày các quy tắc và luật lệ, quy định cũng như những văn bản tường thuật tin tức ngắn gọn.” [1, tr.137]

    2.3 Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, chuẩn đầu ra của việc giảng dạy văn bản thông tin được thiết kế rất chi tiết, cụ thể; chủ yếu hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản thông tin.

    – Chương trình Tiếng Anh của Singapore đã xác định rõ những kỹ năng, chiến lược, thái độ và hành vi cần phải đạt được khi đọc và quan sát văn bản thông tin (informational texts)/ văn bản chức năng (functional texts) ở bậc trung học như sau:

    Bố cục của văn bản

    – Xác định những đặc điểm của văn bản (Vd: nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích và tên của hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu …)

    – Nhận diện mô hình cấu trúc của văn bản (Vd: liệt kê chuỗi sự việc, nguyên nhân – kết quả, …)

    Sự phản hồi đối với văn bản – Dự đoán nội dung của văn bản dựa vào:

    + Kiến thức nền

    + Những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan

    + Mô hình tổ chức văn bản

    + Cấu trúc tổ chức văn bản (Vd: cấu trúc theo mô hình một câu chuyện, định hướng – mâu thuẫn – cao trào – giải quyết mâu thuẫn, …)

    Giải thích những dự đoán về nội dung của văn bản có thể chấp nhận được không hay phải thay đổi, điều chỉnh. Tại sao?

    Trình bày lại ý tưởng chính và những chi tiết quan trọng

    Kiểm tra/ nghiên cứu những ý kiến tranh luận, trái chiều đối với một vấn đề, bao gồm cả chất lượng của những tranh luận ấy

    Xác định và đưa ra những bằng chứng chứng minh cho những tranh luận, gồm có:

    + Sự kiện

    + Nguyên nhân

    + Yêu cầu đặt ra đối với những người có thẩm quyền

    + Sử dụng phương pháp logic trong tranh luận

    Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả (Vd: cách lựa chọn từ ngữ, câu hỏi tu từ, ….) đã thay đổi như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản để đạt được hiệu quả như mong muốn

    [8, tr.45]

    – Trong chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ, mục tiêu cần đạt của việc giảng dạy văn bản thông tin chủ yếu cũng hướng đến kỹ năng đọc hiểu. Chẳng hạn, việc đọc hiểu văn bản thông tin ở lớp 9 – 10 cần phải đạt được những kết quả sau:

              “Về ý chính và chi tiết: trích dẫn được những chứng cứ mạnh mẽ và xuyên suốt văn bản để củng cố cho kết quả phân tích đã được thể hiện rõ trong văn bản cũng như kết quả suy luận từ văn bản; xác định được ý chính của văn bản và phân tích sự phát triển của ý chính qua diễn biến của văn bản, bao gồm cả việc nó hiện lên nổi bật như thế nào trong văn bản và nó được chắt lọc, định hình như thế nào qua những chi tiết cụ thể; cung cấp được một bản tóm tắt khách quan về văn bản; phân tích xem tác giả đã sắp xếp và phân tích hệ thống các ý kiến và sự kiện như thế nào, bao gồm cả trật tự sắp xếp các quan điểm, cách chúng được giới thiệu và phát triển như thế nào cũng như là sự nối kết giữa các ý kiến và sự kiện đó.

              Về những kỹ xảo ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cấu trúc văn bản: xác định được ý nghĩa của từ và ngữ được sử dụng trong văn bản, bao gồm ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa mở rộng, và cả ý nghĩa chuyên môn; phân tích được những tác động cộng hưởng của việc lựa chọn từ ngữ đối với ý nghĩa và giọng điệu của văn bản; phân tích chi tiết những ý kiến và sự khẳng định của tác giả đã được phát triển và chắt lọc như thế nào qua những câu văn, đoạn văn đặc biệt hoặc là từ những bộ phận lớn hơn câu, đoạn; xác định được quan điểm hoặc mục đích của tác giả qua văn bản và phân tích được tác giả đã sử dụng những hình thức tu từ nào để phát triển quan điểm hoặc mục đích của mình. …” [5, tr.40]

    “Quan sát xem chuỗi các sự kiện liên tiếp được thể hiện bằng những phương tiện hình ảnh như thế nào thông qua loạt hình ảnh, bao gồm cả những tranh hài hước, chuỗi hình ảnh được sắp xếp theo dòng thời gian, những biểu đồ có tính quá trình, biểu đồ phát triển, biểu đồ chu trình, chuỗi hình ảnh trong những quyển sách hình ảnh.” [1, tr.70]

    “So sánh nhiều văn bản với nhau bao gồm cả những văn bản đa phương tiện để tìm hiểu các cách khác nhau mà các văn bản đã sử dụng để trình bày ý kiến và sự kiện.” [1, tr.72]

      Một số gợi ý từ việc khảo sát chương trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nước trên thế giới

      – Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015, văn bản thông tin nên được cân nhắc giảng dạy ở một mức độ phù hợp với vị trí quan trọng của loại văn bản này trong cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ coi trọng văn bản văn chương mà quên đi vai trò của văn bản thông tin trong việc chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu cho học sinh trước hết là ở những bậc học sau trung học cũng như cho cuộc sống và công việc của các em trong tương lai.

      – Khi thiết kế nội dung giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn sau năm 2015, có lẽ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên lưu ý đến tính đa dạng của kiểu loại văn bản này để tạo cơ hội giúp học sinh tiếp cận với càng nhiều kiểu loại văn bản thông tin cụ thể càng tốt vì đây chủ yếu là những dạng văn bản mà các em tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tiêu chí để học sinh cảm thấy môn Ngữ văn thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và công việc của họ

      – Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta hiện nay vẫn có một số văn bản thuộc loại này nhưng cách khai thác của chúng ta trong giảng dạy chủ yếu vẫn thiên về nội dung của văn bản mà chưa hướng học sinh đến việc tìm hiểu những đặc điểm của văn bản (chẳng hạn như đặc điểm hình thức, đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm cấu trúc, hoặc là việc khai thác ý nghĩa từ những công cụ trình bày trực quan, v.v.) nên học sinh của chúng ta chưa có kĩ năng tiếp nhận và tạo lập những loại văn bản như thế. Vì thế từ kinh nghiệm xây dựng chương trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nước, chúng tôi hi vọng rằng chương trình của chúng ta sau năm 2015 cũng sẽ chú ý nhiều hơn đến việc dạy loại văn bản này theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học.

      TÀI LIỆU THAM KHẢO

      ACARA (2013). The English – The Australian Curriculum, Version 5.1. http://www.australiancurriculum.edu.au/

        Barbara Moss (2004). “Teaching Expository Text Structures through Informational Trade Book Retellings”. The Reading Teacher, 57, No.8 (05/2004), tr. 710 – 718.

        Beth Maloch & Randy Bomer (2013). “Informational Texts and the Common Core Standards: What are we talking about, anyway?”. Languague Arts, 90, No.3 (01/2013), tr. 205 – 213.

        California Department of Education (2007). Language Arts Framework for California Public Schools (Kindergarten Through Grade Twelve).

        Common Core State Standards for English Arts and Literacy http://www.corestandards.org/assets/CCSSI_ELA%20Standards.pdf

          Diana M.Barone (2011), Children’s Literature in the Classroom. The guilford press, U.S.A.

          Ministry of Education Singapore (2010). English Language Syllabus 2010 – Primary & Secondary (Express/ Normal [Academic]). http://www.moe.gov.sg/education/syllabuses/english-language-and-literature/files/english-primary-secondary-express-normal-academic.pdf1.

            Nell K.Duke, V.Susan Bernett-Armistead, P.David Pearson (2003), Reading & Writing Informational Text in the Primary Grades. Scholastic Inc, U.S.A.

            New Zealand Ministry of Education (2013). The New Zealand Curriculum. http://www.minedu.govt.nz/Boards/TeachingAndLearning/NewZealandCurriculum.aspx

            Wikipedia, the free encyclopedia. Non-fiction.

            http://en.wikipedia.org/wiki/Non-fiction

            [1] Th.S, Khoa Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Tp.HCM

            [2] Một trong hai mục tiêu quan trọng trong chương trình Tiếng Anh của Singapore là: “Nghe, đọc và quan sát với thái độ phê phán, đánh giá, sự chính xác; hiểu và đánh giá được những văn bản thuộc hai loại văn bản là văn bản văn chương và văn bản thông tin/ văn bản chức năng ở cả dạng văn bản in và văn bản đa phương tiện.” [8, tr.10]

            [3] Khái niệm về từng loại văn bản được xác định dựa theo mục đích của văn bản, trong đó văn bản thông tin và văn bản thuyết phục được định nghĩa như sau:

            Văn bản thông tin (informative text): “là những văn bản mà mục đích chính là cung cấp thông tin. Chúng bao gồm những văn bản có nội dung quan trọng về phương diện văn hóa trong xã hội và nội dung thông tin có thể được đánh giá như một kho lưu trữ tri thức hoặc chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày.” [1, tr.137]

            Văn bản thuyết phục (persuasive text): “là những văn bản mà mục đích chính là đưa ra một quan điểm và thuyết phục người đọc, người xem hoặc người nghe.” [1, tr.137]

            [4]  Theo Duke và Tower (2004), văn bản phi hư cấu được chia thành 5 loại như sau: văn bản thông tin, sách trình bày khái niệm, văn bản miêu tả quá trình, tiểu sử và những văn bản là tài liệu tham khảo. Cách sử dụng thuật ngữ văn bản thông tin (informational text) của họ hẹp hơn cách mà các nhà nghiên cứu khác vẫn thường sử dụng.

            Share this:

            Twitter

            Facebook

            Like this:

            Like

            Loading…

            Related

            Một Số Chính Sách, Công Tác Bảo Đảm An Ninh Mạng Của Một Số Nước Trên Thế Giới

            Hệ thống bảo mật an ninh của Mỹ được cho là lâu đời, mạnh mẽ và có hiệu quả nhất trên thế giới. Các đạo luật về bảo mật an ninh mạng yêu cầu các công ty và tổ chức phải bảo vệ hệ thống và thông tin của họ từ các vụ xâm phạm an ninh mạng như: vi-rút, trojan horse (một loại phần mềm ác tính), tấn công giả mạo, truy cập trái phép (nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ hoặc thông tin bí mật) và tấn công vào hệ thống kiểm soát.

            Chính vì vậy, các đạo luật của liên bang gần đây được ban hành với một số quy định mới về an ninh mạng, đồng thời sửa đổi các quy định cũ đảm bảo cho vấn đề an ninh mạng được an toàn và chặt chẽ hơn, cụ thể: (1) Đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA – Được Thượng viện Mỹ thông qua ngày 27-10-2015) đưa ra các quy định nhằm cải thiện an ninh mạng tại Mỹ thông qua việc chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng và cho các mục đích khác. Luật cho phép chia sẻ thông tin trên Internet giữa Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất công nghệ. (2) Đạo luật Tăng cường an ninh mạng năm 2014 quy định mối quan hệ giữa nhà nước và tư nhân trong việc tăng cường nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề an ninh mạng. (3) Đạo luật Thông báo vi phạm dữ liệu trao đổi liên bang (Federal Exchange Data Breach Notification Act) năm 2015 yêu cầu trao đổi bảo hiểm y tế để thông báo ngay khi có thể cho từng cá nhân biết khi thông tin cá nhân của họ đã bị thu thập hoặc tiếp cận bởi một hành vi xâm phạm an ninh, trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm. (4) Đạo luật Tăng cường bảo vệ an ninh mạng quốc gia (National Cybersecurity Protection Advancement Act) năm 2015 sửa đổi Đạo luật An ninh nội địa năm 2002 nhằm cho phép Trung tâm tích hợp truyền thông và An ninh không gian mạng Quốc gia của Bộ An ninh Quốc nội Mỹ (NCCIC) kiểm soát thêm các đại diện không thuộc liên bang như các bộ lạc, trung tâm phân tích, chia sẻ thông tin và tư nhân.

            Ngoài ra, chính quyền các tiểu bang tại Mỹ cũng thi hành các biện pháp nhằm cải thiện an ninh mạng như tăng cường chế độ hiển thị công khai của các công ty có bảo mật yếu. Năm 2003, California đã thông qua đạo luật Thông báo vi phạm an ninh nhằm quy định các công ty đang giữ thông tin cá nhân của cư dân California khi gặp hành vi xâm phạm an ninh mạng phải tiết lộ chi tiết về vụ việc đó. Quy định các công ty sẽ bị phạt khi không bảo vệ được hệ thống an ninh của mình và để xảy ra vi phạm an ninh mạng, đồng thời cho phép công ty tự lựa chọn phương thức bảo vệ cho hệ thống của mình.

            Riêng tại New York, đạo luật An ninh mạng của New York (có hiệu lực từ ngày 01-01-2017) đã xác định ngành dịch vụ tài chính là mục tiêu chủ yếu của các cuộc tấn công an ninh mạng. Cơ quan dịch vụ tài chính của New York thực hiện giám sát sát sao các nguy cơ đe dọa hệ thống tài chính, thông tin quốc gia, tổ chức khủng bố và cá nhân có hành vi phạm tội. Tội phạm an ninh mạng có thể khai thác các lỗ hổng để truy cập đến dữ liệu thông tin nhạy cảm và gây ra những thiệt hại tài chính nặng nề. Các cơ quan, tổ chức hoặc người dân New York có nguy cơ bị tiết lộ hoặc bị đánh cắp thông tin vì mục đích bất hợp pháp. Đạo luật này được đưa ra nhằm thúc đẩy sự bảo vệ thông tin của người dùng và hệ thống công nghệ thông tin của các đối tượng được quy định trong luật. Luật yêu cầu mỗi công ty phải đánh giá những nguy cơ cụ thể của các hồ sơ thông tin và thiết kế chương trình nhằm giải quyết các nguy cơ rủi ro đó. Luật cũng quy định, hàng năm, các cơ sở dịch vụ y tế phải gửi Chứng nhận tuân thủ các quy định về an ninh mạng của cơ quan dịch vụ tài chính New York cho giám sát viên từ ngày 15-02-2017.

            Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an ninh mạng, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; đạo luật về thư điện tử rác; đạo luật về viễn thông và đạo luật bảo mật.

            – Đạo luật về thư điện tử rác: Đạo luật này được đưa ra bởi Cơ quan Truyền thông và Thông tin Australia, quy định về thư điện tử mang tính thương mại và các loại tin nhắn điện tử khác. Đạo luật giới hạn gửi các loại tin nhắn điện tử mà không được sự cho phép của người nhận trừ một số trường hợp ngoại lệ. Các quy tắc về sự đồng ý, xác nhận của người gửi và tính năng không đăng ký được nêu rõ trong Đạo luật.

            – Đạo luật viễn thông: Mục đích của đạo luật này là bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân sử dụng hệ thống viễn thông của Australia và quy định những trường hợp cụ thể cho việc chặn hoặc truy cập thông tin với các thông tin lưu trữ và các thông tin được trao đổi ngay lập tức.

            Mới đây, Cục Tình báo Tín hiệu điện tử Australia (ASD) vừa cho ra mắt “Hướng dẫn an ninh mạng” phiên bản mới, được kỳ vọng là sẽ giúp ngăn chặn ít nhất 85% hành vi xâm nhập mạng. Hướng dẫn này đã đề ra 4 biện pháp an ninh mạng lớn giúp làm giảm các hành vi xâm nhập mạng gồm: danh sách trắng các ứng dụng, các bản vá ứng dụng, bản vá hệ điều hành và hạn chế quyền quản lý của người dùng.

            Ngoài ra, Australia cũng đã đưa ra Chiến lược an ninh mạng quốc gia và khẳng định rằng an ninh mạng là một phần quan trọng trong chiến lược giúp đảm bảo an ninh và phát triển đất nước, tạo ra một chiến lược nhiều năm trong việc xây dựng năng lực và lực lượng cho lĩnh vực không gian mạng trong tương lai. Mục đích của chiến lược này là giúp Australia trở thành quốc gia kinh doanh trực tuyến an toàn nhất trên thế giới bằng cách: (1) Trở thành quốc gia có hạ tầng mạng “sạch nhất” trên thế giới thông qua tỉ lệ nhiễm phần mềm độc hại thấp nhất; (2) Hình phạt nghiêm khắc nhất cho tội phạm an ninh mạng; (3) Nhiệm vụ giáo dục cho các thành viên hội đồng quản trị và CEO về an ninh mạng; (4) Tối đa gián đoạn các dịch vụ công do các lỗ hổng bảo mật trên mạng; (5) Gia tăng sự tự tin của người dân trong việc sử dụng và phụ thuộc vào các dịch vụ internet.

            Gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch đào tạo gần 1.000 chuyên gia an ninh mạng trong 4 năm tới nhằm tăng cường năng lực phòng thủ đối với các cuộc tấn công mạng trong thời gian diễn ra Olympic 2020 tại Tokyo. Kể từ năm 2017, Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ ưu đãi cho các nhân viên, yêu cầu các cơ quan chính phủ đề ra kế hoạch bồi dưỡng về an ninh mạng. Các nhân viên ưu tú nhất sẽ được chuyển đến Trung tâm An ninh mạng Nội các (NISC) và các doanh nghiệp tư nhân, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tấn công mạng nhằm vào chính phủ.

            (Tham khảo Thư viện Quốc hội, Tổng hợp thông tin về an ninh mạng của một số nước trên thế giới, Hà Nội, tháng 10/2017)

            (1) Văn phòng Ủy viên Thông tin Australia là cơ quan độc lập của chính phủ Australia và được thành lập để: quảng bá việc truy cập thông tin từ chính quyền, kể cả quyền hạn của cá nhân được truy cập các tài liệu chiếu theo Đạo luật Tự do Thông tin 1982 (FOI Act); tư vấn cho Chính phủ Australia về chính sách thông tin.(2) Thông tin về tình hình an ninh mạng một số nước của Bộ Công an 2017.

            (Ban Nội chính Trung ương)

            Soạn Văn Sông Nước Cà Mau Chương Trình Ngữ Văn 6

            I. Tìm hiểu về văn bản Sông nước cà mau của nhà văn Đoàn Giỏi

            Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả

            Trả lời

            Bài văn miêu tả cảnh sông nước ở vùng Cà Mau và khung cảnh trên chợ Năm Căn. Theo trình tự từ khái quát tới cụ thể, từ khung cảnh chung của vùng Cà Mau sau đó miêu tả những con sông, kênh rạch, rừng đước và rồi miêu tả cảnh chợ Năm Căn.

            Bố cục của bài văn: Có thể chia làm 3 đoạn

            Đoạn 1: từ đầu cho đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”: giới thiệu mà miêu tả khái quát về cảnh vật vùng Cà Mau

            Đoạn 2: tiếp theo cho đến “sương mù và khói sóng ban mai”: Kể tên và giới thiệu về những con sông, đặc điểm kênh rạch, cảnh vật ở vùng Cà Mau.

            Đoạn 3: còn lại: miêu tả khung cảnh của chợ Năm Căn.

            Vị trí của người miêu tả chính là người ngồi trên thuyền, đi giữa miềnsông nước Cà Mau, đi qua mọi con sông, kênh rạch, tận mắt quan sát cảnh vật từ đó cho ta 1 cái nhìn chân thực, cụ thể và sâu sắc nhất.

            Câu 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?

            Trả lời

            Ấn tượng của tác giảĐoàn Giỏi về sông nước Cà Mau:

            Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

            Trên trời và dưới nước đều xanh, chung quanh chỉ 1 màu xanh lá

            Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, của biển Đông và vịnh Thái Lan

            Được cảm nhận qua các giác quan: thị giác và thính giác.

            Câu 3. Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?

            Trả lời

            Cách đặt tên các dòng sông, con kênh ở Cà Mau rất mộc mạc và gần gũi, các địa danh gắn liền với đặc điểm riêng biệt của chính khu vực ấy, không cần những tên hay, tên đẹp mà nó chỉ cần thể hiện được đặc trưng của vùng.

            Đặc điểm thiên nhiên Cà Mau: sự đa dạng và phong phú của các loài sinh vật đặc trưng bao gồm cả thực vật và động vật, nơi có những đặc sản hấp dẫn và lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

            Câu 4. Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo qua” đến “sương mù và khói sóng ban mai” và trả lời các câu hỏi sau:

            Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước

            Trả lời

            Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

            Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi.

            con sông rộng hơn ngàn thước, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

            Cây đước mọc dài theo bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

            Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này

            Những động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát, đổ, xuôi

            Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm của từng vị trí gắn với cơ chế hoạt động của con thuyền, làm mất đi sự chính xác trong cách miêu tả sự di chuyển của con thuyền qua từng vị trí khác nhau. Ảnh hưởng tới trình tự di chuyển của dòng nước, từ kênh – sông Cửa Lớn – dòng sông Năm Căn

            Tác giả chọn lọc và sử dụng từ một cách chuẩn xác và sắc bén, những động từ có giá trị miêu tả hoạt động của con thuyền một cách chân thực và rõ ràng, bên cạnh đó việc sắp xếp khéo léo và tinh tế làm cho

            Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

            Những từ miêu tả màu sắc của từng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Cách miêu tả màu sắc với độ đậm dần của màu xanh, phù hợp với đặc điểm đắp từng bậc đước, các màu sắc hết sức gần gũi và liên tưởng phong phú.

            Câu 5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?

            Trả lời

            Chi tiết, hình ảnh thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn:

            “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú

            Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông

            Những lò than hầm gỗ đước sản xuất than củi nổi tiếng nhất miền Nam

            Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

            Người ta có thể trao đổi, mua bán và ăn uống tại khu phố này mà không cần phải xuống thuyền

            Những người bán hàng bán đủ thứ hàng với tính cách xởi lởi, giọng nói líu lô, ăn mặc sặc sỡ.

            Câu 6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?

            Trả lời

            Cảnh sông nước Cà Mau là một khung cảnh đẹp, cái đẹp ấy gắn liền với sự rộng lớn, hũng vĩ và tràn đầy sức sống, thiên nhiên hoang dã hòa nhập với cuộc sống tấp nập giản dị của con người nơi đây. Mảnh đất tận cùng của Tổ quốc hiện lên với sự trù phú và nhộn nhịp, một nét đẹp đặc sắc và độc đáo.

            II. Luyện tập

            Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học

            Trả lời

            Dù chưa có cơ hội được đặt chân lên mảnh đất Cà Mau nhưng qua bài “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, em đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên và con người nơi đây. Những con kênh, sông ngòi chằng chịt phủ một màu xanh của nước biển và bầu trời phương nam đầy nắng. Những âm thanh của rừng cây, con sóng làm cho ta cảm nhận được sự hòa hợp của thiên nhiên, con người cũng hòa quyện trong đó tạo nên những âm thanh của cuộc sống tràn đầy hi vọng. Vùng Cà Mau không chỉ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp ở sự trù phú và tấp nập tạo nên một sức sống mãnh liệt ở vùng sông nước mênh mông, một nét đẹp riêng biệt và độc đáo của nơi đây. Nếu có cơ hội em sẽ cố gắng xuôi về Năm Căn để được chính mình cảm nhận những điều tuyệt vời đó.

            Câu 2. Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đnag ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy

            Trả lời

            Một số con sông ở địa phương em: sông Đáy, sông Tích. Trong đó sông Đáy là một phân lưu chính của sông Hồng, chảy qua địa phận huyện Quốc Oai 15 km, độ uốn khúc của sông lớn, chịu sự bồi lấp mạnh. Sông Đáy hiện đang là nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng trên địa bàn huyện.

            Theo chúng tôi

            Yêu Cầu Thực Hiện Nghĩa Vụ Quân Sự Ở Một Số Nước Trên Thế Giới

            Hàn Quốc là một trong những nước có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian 21 tháng. Không một ai được miễn trừ dù là người có địa vị cao hay nhân vật của công chúng như diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.

            Hiến pháp Hàn Quốc quy định rõ, việc tôn trọng lệnh nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ các công dân nam có đủ sức khỏe. Những trường hợp được miễn giảm chủ yếu có vấn đề về sức khỏe, tàn tật, tâm thần, mắc bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lao động.

            Những ai đủ tiêu chuẩn mà từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị tù.

            Tại Nga, luật pháp bắt buộc nam giới thi hành nghĩa vụ quân sự trong 12 tháng. Sinh viên đại học được miễn nghĩa vụ này nhưng họ có thể được gọi nhập ngũ nếu bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp. Những ai tiếp tục học sau Đại học không phải nhập ngũ. Những ai có nhiều hơn 2 con cũng được hưởng quy định này.

            Hiến pháp Thái Lan đòi hỏi các công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự từ độ tuổi 21. Độ tuổi nhỏ nhất có thể đăng ký nhập ngũ là 18 nhưng phải đến trên 21 tuổi mới được tuyển vào.

            Thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự ở Thái Lan là khác nhau tùy theo nhóm đối tượng tình nguyện hay nhập ngũ theo lệnh. Những người tình nguyện chỉ phải phục vụ từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục còn những ai nhập ngũ theo lệnh thì phải phục vụ 2 năm.

            Singapore bắt buộc tất cả các công dân nam từ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và thời hạn là khác nhau tùy vào trình độ văn hóa. Những người được miễn hoặc tạm hoãn phải không đủ điều kiện về sức khỏe hoặc chưa tốt nghiệp phổ thông.

            Những ai chưa được gọi nhập ngũ nhưng có nhu cầu ra nước ngoài học tập thì có thể xin phép hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự cho đến khi học xong. Trong thời gian đó, gia đình họ phải đóng phí bảo đảm quân dịch với các mức ít nhất 75.000 SGD (60.000 USD) và cao nhất là 300.000 SGD (khoảng 240.000 USD). Sau này khi trở về và nhập ngũ thì họ sẽ được hoàn trả tiền, nếu không họ sẽ vừa mất số tiền đã đóng, vừa phải nộp phạt và bị xử tù.

            Ở Thụy Sĩ, tất cả các nam thanh niên từ độ tuổi 20 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 3 tuần. Sau 33 tuổi, cứ mỗi 3 năm họ lại phải tập huấn lại.

            Ở một số quốc gia, nghĩa vụ quân sự không phải là trách nhiệm bắt buộc đối với người dân.

            Ở CH Síp, nam giới ở độ tuổi 18-50 phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong 24 tháng. Những ai từ chối nhập ngũ phải tham gia các lực lượng không vũ trang trong 33 tháng hoặc làm công ích trong 38 tháng.

            Ở Đan Mạch, những ai không nhập ngũ có thể phục vụ 6 tháng ở một vị trí phi quân sự như đối phó với hỏa hoạn, lụt lội, ô nhiễm hoặc tham gia công tác cứu trợ ở một nước thuộc thế giới thứ ba.

            Ở Hy Lạp, thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự của nam giới trong Bộ binh là 9 tháng, trong Hải quân và Không quân là 12 tháng. Những ai không muốn nhập ngũ có thể thực hiện các nghĩa vụ dân sự trong vòng 15 tháng.

            Ở Thụy Sĩ, các nam thanh niên có thể chọn phục vụ cộng đồng 390 ngày thay vì thi hành nghĩa vụ quân sự.

            Năm 1996, Pháp đã đình chỉ chế độ nghĩa vụ quân sự thời bình trong khi Đức cũng đình chỉ nghĩa vụ quân sự phổ quát với mục đích thành lập quân đội chuyên nghiệp trước ngày 1/7/2011. Người cuối cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước này đã nhập ngũ ngày 1/1/2011.

            Bỉ cũng dừng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm 1995 và các lực lượng vũ trang nước này chỉ bao gồm những người tình nguyện chuyên nghiệp.

            Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Bản Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!