Bạn đang xem bài viết Văn Bản Và Cấu Trúc Ngoài Văn Bản được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rất khó định nghĩa khái niệm văn bản. Trước hết, cần phải chống lại thói quen đồng nhất văn bản với quan niệm về chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật. Hoàn toàn không có cơ sở để đối lập, theo kiểu hết sức phổ biến hiện nay, giữa văn bản như một thứ hiện thực của các quan niệm, tư tưởng nào đó với sự hiểu biết được xem là cái gì đó rất đỏng đảnh và chủ quan trong toàn bộ cái vẻ bên ngoài của nó.
Là một mô hình thế giới cụ thể, một thông tin nào đó bằng ngôn ngữ nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ ấy, cũng như bên ngoài tất cả các ngôn ngữ giao tiếp xã hội khác. Với người đọc muốn dựa vào các bộ mã được lựa chọn tùy tiện và chủ quan để giải mã, nghĩa sẽ bị xuyên tạc nghiêm trọng, còn với người đọc muốn tiếp xúc với một văn bản bị tách ra khỏi tổng thể các mối liên hệ ngoài văn bản, thì tác phẩm sẽ chẳng còn là nhân tố đại diện cho bất kỳ một loại ý nghĩa nào. Toàn bộ các mã được hình thành trong quá trình lịch sử biến văn bản thành nhân tố biểu nghĩa bao giờ cũng có quan hệ với phạm vi của các mối liên hệ ngoài văn bản. Nhưng đó là những mối liên hệ rất thực tế. Tính thực tế của khái niệm “tiếng Nga” hoàn toàn không nhỏ hơn so với tính thực tế của khái niệm “văn bản bằng tiếng Nga”, dù đó là thực tế thuộc những loại khác nhau và phương pháp nghiên cứu chúng cũng khác nhau.
Các mối liên hệ ngoài tác phẩm có thể mô tả như là quan hệ giữa vô số yếu tố được định hình trong văn bản với vô số yếu tố mà từ đó có thể tiến hành lựa chọn một yếu tố khả dụng nào đấy. Rõ ràng, việc sử dụng một loại nhịp điệu nào đó trong một hệ thống không cho phép có ngoại lệ, trong hệ thống cho phép lựa chọn một khả năng thay thế, hoặc đưa ra 5 kiểu tổ chức câu thơ có giá trị ngang nhau, – sẽ cho chúng ta những cấu trúc nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, dù về mặt vật chất, bình diện được định hình của tác phẩm – văn bản của nó, chẳng hề có gì thay đổi.
Nên nhớ, cấu trúc ngoài văn bản cũng có cấp độ giống như ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật nói chung. Hơn nữa, khi nhập vào những tầng bậc khác nhau của trật tự cấp độ, yếu tố này hay yếu tố kia của văn bản có thể tham gia vào các mối liên kết khác nhau ngoài văn bản (tức là có một đại lượng biểu thị độ bất ổn định khác nhau). Chẳng hạn, nếu chúng ta xác định văn bản nào đó là một tác phẩm thơ Nga, thì ở đây, khả năng sử dụng mọi vận luật tiêu biểu cho câu thơ Nga nói chung đều có xác suất như nhau. Nếu chúng ta thu hẹp ranh giới biên niên của cấu trúc mà chúng ta sẽ liệt vào đấy một văn bản nào đó cho tới phạm trù “tác phẩm của một nhà thơ Nga thế kỷ XIX”, hay chúng ta làm như thế với một thể loại (“ballad”), thì xác suất sẽ thay đổi. Nhưng văn bản lại nhất loạt thuộc về tất cả các cấu trúc ấy, và đó là điều cần phải tính đến khi xác định mức độ bất ổn định của nó.
Việc đặc điểm của một văn bản thuộc về các thể loại, phong cách khác nhau, về thời đại, tác giả v.v… làm thay đổi mức độ bất ổn định của những yếu tố riêng lẻ của nó không chỉ buộc phải xem các mối liên hệ ngoài văn bản như một cái gì đó hoàn toàn thực tế, mà còn chỉ ra một số cách thức làm thay đổi thực tế ấy.
Cần phân biệt các mối liên hệ ngoài văn bản ở cấp độ ngôn ngữ nghệ thuật và cấp độ thông báo nghệ thuật. Ở trên, chúng tôi đã dẫn ra những ví dụ về các mối liên hệ ngoài văn bản ở cấp độ ngôn ngữ nghệ thuật. Ở cấp độ thông báo nghệ thuật, đó là những trường hợp, khi việc không sử dụng yếu tố này hay yếu tố kia, sự vắng mặt có nghĩa, “thủ pháp-âm”[1] trở thành một bộ phận hữu cơ của văn bản đã được định hình dưới dạng văn tự. Chẳng hạn, sự bỏ qua các khổ đã được đánh số trong văn bản cuối cùng của Evgheni Oneghin, việc Pushkin thay thế đoạn kết đã có sẵn trong bài thơ Napoleon bằng một mẩu câu bỏ lửng: “Thế giới trở nên hoang vắng…”, việc sử dụng câu thơ không vần trên cái nền chờ vần của độc giả v.v… Tương quan giữa yếu tố không sử dụng – thủ pháp – âm – với cấu trúc được độc giả chờ đợi và, đến lượt nó, tương quan giữa cấu trúc được chờ đợi với mức độ xác suất sử dụng trong vị thế cấu trúc nào đó của một yếu tố được định hình về mặt văn bản sẽ biến thông tin do sự thủ pháp – âm mang lại thành một đại lượng hoàn toàn thực tế và có thể đo lường. Vấn đề này là một phần của vấn đề mang tính khái quát cao hơn – vai trò cấu trúc của chỗ trống có nghĩa (“zero-probleme”), giá trị ngữ nghĩa của chỗ ngắt giọng, quy mô thông tin do sự im lặng nghệ thuật mang lại.
Điều kiện thiết yếu ở đây, như chúng ta thấy, là làm thế nào để yếu tố có nghĩa hoặc một tập hợp các yếu tố có nghĩa thuộc loại đồng nghĩa nào đó được đặt vào đúng vị trí giữ vai trò của thủ pháp-âm trong văn bản thuộc cấp độ này hay cấp độ kia phù hợp với cấu trúc mã của nó. Cho nên, văn bản dứt khoát phải nhập vào một cấu trúc ngoài văn bản phức tạp để tạo thành một cặp đối lập với nó.
Vẫn còn một nguyên nhân khác khiến cho vấn đề trở nên phức tạp: các cấu trúc ngoài văn bản làm thay đổi mức độ xác suất ở những yếu tố nào đó của chúng tuỳ thuộc vào việc, chúng có quan hệ hay không với “các cấu trúc của người nói” – tác giả, hay “các cấu trúc của người nghe”- độc giả, với toàn bộ sự phức tạp của vấn đề này trong nghệ thuật như là hệ quả tất yếu sẽ xẩy ra.
Khái niệm văn bản
Hoàn toàn có thể đưa ra những định nghĩa như sau làm nền tảng cho khái niệm văn bản:
1. Tính biểu thị. Văn bản được định hình bằng những ký hiệu cụ thể và với ý nghĩa như thế, nó đối lập với các cấu trúc ngoài văn bản. Với văn học nghệ thuật, trước hết, đó là sự biểu thị của văn bản bằng các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên. Sự biểu thị, trái ngược với sự không biểu thị, buộc phải xem văn bản là sự hiện thực hoá một hệ thống nào đấy, là sự phản ánh vật chất của nó. Trong cặp đối lập ngôn ngữ và lời nói của de Saussure, văn bản bao giờ cũng thuộc về lĩnh vực lời nói. Với lý do như thế, văn bản bao giờ cũng có hàng loạt yếu tố hệ thống và những yếu tố ngoài hệ thống. Thật ra, việc kết hợp các nguyên tắc về trật tự cấp độ và sự chồng xếp đa tầng cấu trúc sẽ dẫn tới chỗ: cái ngoài hệ thống từ giá độ của một trong số những tiểu cấu trúc có thể trở thành cái hệ thống từ giác độ của một tiểu cấu trúc khác; và việc chuyển mã của văn bản sang ngôn ngữ cảm thụ nghệ thuật của cử toạ hoàn toàn có thể chuyển bất kỳ yếu tố nào vào tầng bậc của những cái thuộc hệ thống. Và toàn bộ sự hiện diện của các yếu tố ngoài hệ thống – hệ quả tất yếu của sự vật chất hoá, cũng như cảm giác cho rằng, cùng là những yếu tố như thế, nhưng ở cấp độ này, chúng có thể là những yếu tố thuộc hệ thống, nhưng ở cấp độ khác, chúng lại là những yếu tố ngoài hệ thống, – nhất thiết sẽ đi kèm với văn bản.
2. Tính phân giới. Tính phân giới là đặc trưng của văn bản. Về phương diện này, một mặt, văn bản đối lập với tất cả các ký hiệu được biểu hiện bằng vật chất không thuộc thành phần của nó, theo nguyên tắc can dự, nó đối lập với cái không can dự. Mặt khác, nó đối lập với tất cả các cấu trúc có dấu hiệu không phân giới – ví như cấu trúc của các ngôn ngữ tự nhiên, và các cấu trúc không phân giới (“cấu trúc mở”) của các văn bản bằng lời nói của nó. Nhưng trong hệ thống các ngôn ngữ tự nhiên cũng vẫn có những cấu trúc có phạm trù biểu hiện sự phân giới rõ rệt: ví như từ và, đặt biệt là câu. Không phải ngẫu nhiên mà chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tổ chức văn bản nghệ thuật. Khi xưa, A.A.Potebnhia từng nói về tính đẳng cấu giữa từ với văn bản nghệ thuật. A.M.Piatigorski đã chỉ ra, mối văn bản có một ý nghĩa văn bản duy nhất và ở phương diện này, có thể xem nó là một tín hiệu không thể chia tách. “Thành tiểu thuyết”, “thành bài ký”, “thành văn khấn” – điều đó có nghĩa là hiện thực hoá một chức năng văn hoá nào đó và truyền đạt một ý nghĩa toàn vẹn nào đó. Mỗi một văn bản được người đọc xác định bằng một tổ hợp các dấu hiệu. Vì vậy, chuyển ký hiệu cho một văn bản khác là một trong những phương thức cơ bản dùng để tổ chức các nghĩa mới (dấu hiệu văn bản của một tài liệu được chuyển cho tác phẩm nghệ thuật v.v…).
Trong những loại hình văn bản khác nhau, khái niệm ranh giới được biểu hiện theo những kiểu khác nhau: đó là mở đầu và kết thúc ở cấu trúc triển khai trong thời gian, khung trong hội hoạ, hàng đèn trước sân khấu trong nhà hát. Sự phân giới giữa không gian cấu trúc (nghệ thuật) với không gian phi cấu trúc là phương thức cơ bản của điêu khắc và kiến trúc.
Tính phân cấp của văn bản, việc hệ thống của nó được tách ra thành cấu trúc phức tạp của những tiểu hệ thống sẽ dẫn tới chỗ: hàng loạt yếu tố thuộc cấu trúc bên trong sẽ được phân giới trong các tiểu hệ thống thuộc một loại hình khác (ranh giới của các chương, các khổ, các câu thơ, của các nhịp, phách…). Ranh giới chỉ cho người đọc, rằng anh ta đang tiếp xúc với văn bản bằng cách gợi dậy trong ý thức của anh ta toàn bộ hệ thống của các mã nghệ thuật tương ứng, rằng anh ta đang đứng ở một vị thế cấu trúc vững chắc. Do một loạt yếu tố này thì là tín hiệu của một ranh giới nào đó, còn những yếu tố khác lại là những tín hiệu của một số ranh giới trùng với vị thế chung trong văn bản (kết thúc chương cũng là kết thức cuốn sách), nên trật tự đẳng cấp của các cấp độ cho phép ta nói về vị thế chủ đạo của các ranh giới này hay ranh giới kia (ranh giới các chương giữa vị thế chủ đạo hơn so với ranh giới các khổ, ranh giới của tiểu thuyết giữ vị thế chủ đạo so với ranh giới các chương), nó mở ra khả năng đối sánh vai trò của các tín hiệu phân giới nào đó về phương diện cấu trúc. Song song với điều đó, sự bão hoà ranh giới nội tại của văn bản (sự hiện diện của “ngắt dòng”, phân khổ, hay phân đoạn cấu trúc, chia nhỏ thành các chương v.v…) và sự đánh dấu các ranh giới bên ngoài (mức độ đánh dấu các ranh giới bên ngoài có thể hạ sát tới mức mô phỏng chỗ ngắt máy móc của văn bản) cũng tạo ra cơ sở để phân loại các dạng kiến tạo văn bản.
3. Tính cấu trúc. Văn bản không phải là một trình tự giản đơn của các ký hiệu nằm ở khoảng cách giữa hai ranh giới bên ngoài. Văn bản bao giờ cũng là một tổ chức nội tại biến nó thành một chỉnh thể cấu trúc ở cấp độ ngữ đoạn. Vì thế, muốn thừa nhận một tổ hợp câu nào đó của ngôn ngữ tự nhiên là một văn bản nghệ thuật, cần phải chứng minh, chúng tạo thành một cấu trúc thuộc loại thứ cấp nào đó ở cấp độ tổ chức nghệ thuật.
Nên nhớ, tính cấu trúc và tính phân giới của văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trật tự đẳng cấp của khái niệm văn bản
Cần nhấn mạnh rằng, khi bàn về tính biểu thị vật chất của văn bản, chúng tôi muốn nói tới một đặc điểm thể hiện tính riêng biệt cao nhất của các hệ thống ký hiệu. Thực thể vật chất hiện ra trong các hệ thống ký hiệu không phải là các “sự vật”, mà là tương quan giữa các sự vật. Cũng như thế, điều này còn thể hiện cả trong vấn đề văn bản nghệ thuật, loại văn bản được kiến tạo như một hình thái tổ chức, tức là như một hệ thống các quan hệ nào đó của những đơn vị vật chất tạo nên nó. Đây là lý do giải thích vì sao giữa các cấp độ khác nhau của văn bản có thể xác lập những mối liên hệ cấu trúc mang tính bổ trợ: quan hệ giữa các loại hình hệ thống. Có thể tháo dỡ văn bản thành nhiều tiểu văn bản (cấp độ âm vị, cấp độ cú pháp v.v…), trong đó, mỗi tiểu văn bản có thể xem là một đơn vị tổ chứ độc lập. Quan hệ cấu trúc giữa các cấp độ thể hiện đặc trưng của văn bản trong chỉnh thể của nó. Chính những mối liên hệ vững bền này (bên trong các cấp độ và giữa các cấp độ) mang lại cho văn bản đặc điểm của cái bất biến. Hoạt động của văn bản trong hoàn cảnh xã hội sẽ tạo ra xu hướng phân chia văn bản thành các biến thể. Với folklo và văn học trung đại, hiện tượng này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Người ta thường nghĩ rằng, kỹ nghệ in ấn khiến văn hoá hiện đại bị lệ thuộc vào ngôn ngữ chữ viết, và như thế, nó sẽ làm triệt tiêu các biến thể của văn bản văn học. Điều này, không hẳn là như vậy. Chỉ cần ghi âm cách đọc cùng một bài thơ của nhiều người đọc khác nhau, ta sẽ thấy, văn bản in chỉ cho ra một loại hình văn bản cố định nào đó (ví như, ở cấp độ ngữ điệu), còn bản ghi âm thì có nhiều biến thể của nó. Nếu không nghiên cứu văn học hiện đại từ quan điểm nhà văn như chúng ta vẫn quen làm, mà nghiên cứu từ quan điểm độc giả, thì sự bảo tồn biến thể là thực tế hiển nhiên. Cuối cùng, vấn đề văn bản và các biến thể của nó cũng là vấn đề đối với các nhà văn bản học.
Việc văn bản là một hệ thống cố định của nhiều mối quan hệ bộc lộ rất rõ khi nghiên cứu giải cấu trúc các tác phẩm dở dang hoặc đã bị thất lạc. Hơn nữa, dù giới folklore đã có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu vấn đề này, dù với các nhà nghiên cứu văn hoá cổ-trung đại, nhiệm vụ ấy đã thành truyền thống, nhưng nó vẫn xuất hiện thường xuyên trước các nhà nghiên cứu văn học hiện đại. Cho nên, có thể chỉ ra, nhất là trong lĩnh vực Pushkin học, nhiều thử nghiệm giải cấu trúc các ý tưởng và dự định sáng tác của nhà thơ, những thử nghiệm lý thú nhằm khôi phục các văn bản đã bị thất lạc. Nếu văn bản không phải là một cấu trúc bất biến nào đó trong giới hạn của nó, thì không có cơ sở để đặt ra những nhiệm vụ như vậy.
Những rõ ràng là, từ hướng tiếp cận vấn đề như thế, có thể tập hợp một nhóm văn bản (ví như hài kịch Nga thế kỷ XVIII), rồi khảo sát nhóm văn bản ấy như một văn bản bằng cách mô tả hệ thống luật lệ cố định của nó và gắn toàn bộ những khác biệt với các biến nảy sinh trong quá trình hoạt động xã hội của nó. Cũng có thể tạo ra một sự trừu xuất tương tự như thế ở một cấp độ rất cao. Chắc chắn, nếu khảo sát khái niệm “văn học nghệ thuật thế kỷ XX” như một văn bản được đem ra mô tả nào đó với những tương quan phức tạp giữa các mối liên hệ biến thái và bất biến, trong hệ thống và ngoài hệ thống, thì đó là nhiệm vụ hoàn toàn khả thi.
Từ những gì đã nói, có thể thấy, nếu chọn một nhóm văn bản đẳng cấu theo một tương quan nào đó, rồi miêu tả chúng như một văn bản, thì trong tương quan với các văn bản được miêu tả, sự miêu tả tương tự như thế chỉ bao hàm các yếu tố của hệ thống, còn bản thân các văn bản, trong tương quan với sự miêu tả ấy, chỉ hoạt động như là sự kết hợp phức tạp của các yếu tố có tổ chức (yếu tố hệ thống, xung yếu) và vô tổ chức (ngoài hệ thống, thứ yếu). Bởi vậy, văn bản thuộc cấp độ cao hơn sẽ hoạt động như một ngôn ngữ miêu tả trong tương quan với các văn bản ở cấp độ thấp hơn. Và, đến lượt mình, ngôn ngữ miêu tả của các văn bản nghệ thuật, trong một tương quan nào đó, mang tính đẳng cấu với các văn bản ấy. Có một hệ quả khác: sự mô tả ở cấp độ cao nhất (ví như “văn bản nghệ thuật”), nếu nó chỉ bao hàm các tương quan hệ thống, sẽ là ngôn ngữ dùng để mô tả các văn bản khác, nhưng bản thân sự mô tả ấy không phải là văn bản (theo quy tắc: là hệ thống vật chất hoá, văn bản chứa đựng các yếu tố ngoài hệ thống).
Dựa vào các luận điểm nêu trên, có thể rút ra một quy tắc bổ ích. Thứ nhất: ngôn ngữ miêu tả văn bản là một trật tự cấp bậc. Không thể xáo trộn sự mô tả ở những cấp độ khác nhau. Cần phải giới thuyết chính xác, sự miêu tả đang được tiến hành ở cấp độ (các cấp độ) nào. Thứ hai: trong giới hạn của một cấp độ nào đó, sự miêu tả phải có tính cấu trúc và toàn vẹn. Thứ ba: các siêu ngôn ngữ ở những cấp độ khác nhau của sự miêu tả dứt khoát phải khác nhau.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, rằng hiện thực được mô tả trong nghiên cứu không hoàn toàn đồng nhất với hiện thực được người đọc cảm nhận: trong sự mô tả của nhà nghiên cứu, trật tự cấp bậc của các văn bản tựa những chồng xếp lên nhau là một thực tế. Nhưng với người đọc, chỉ có một văn bản duy nhất do tác giả sáng tạo ra lại là một thực tế. Thể loại có thể là một văn bản thống nhất, nhưng không thể biến nó thành đối tượng thụ cảm nghệ thuật. Khi thụ cảm một văn bản do tác giả sáng tạo ra như một bản thể duy nhất, người tiếp nhận thông tin bao giờ cũng phân tích tất cả những gì được kiến tạo ở đó như một trật tự cấp bậc của các bộ mã làm hiển lộ ngữ nghĩa tiềm ẩn trong một tác phẩm nghệ thuật hiện hữu nào đấy với anh ta.
Bởi vậy, rõ ràng là, sẽ khôngthể có một định nghĩa hoàn chỉnh về văn bản nghệ thuật, nếu thiếu sự phân loại bổ trợ ở bình diện “người phát-người nhận”. Chẳng hạn, nhiều cách lý giải qua diễn xuất khác nhau của một vai, một vở nhạc kịch, một loại truyện kể trong hội hoạ (ví như bức Madonna và hài đồng) v.v…, nếu thụ cảm từ quan điểm này, thì chúng chỉ là sự lặp lại của một văn bản (sự khác biệt không được phát hiện. Cử toạ thiếu trình độ chuyên môn:trong bảo tàng Hermitage“mọi thứ giống hệt nhau”, “tất cả tranh thánh đều giống nhau như đúc”, hoặc “không thể phân biệt các nhà thơ thế kỷ XVIII”), hoặc là các phiên bản của cùng một văn bản cố định, nhưng nếu thụ cảm từ quan điểm khác chúng lại là những văn bản khác nhau, thậm chí đối lập với nhau.
Ký hiệu tạo hình bằng ngôn từ (hình tượng)
Thuộc tính mã hoá của các văn bản nghệ thuật – các hệ thống mô hình hoá – sẽ dẫn tới chỗ: một số dấu hiệu đặc trưng của chính văn bản như nó vốn dĩ, trong quá trình giao tiếp nghệ thuật được chuyển qua phạm vi của hệ thống mã hoá. Chẳng hạn, tính phân giới không chỉ là dấu hiệu cảu văn bản, mà còn trở thành thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Bây giờ chúng tôi sẽ dừng lại ở vấn đề vềếy nghĩa tính phân giới như một nguyên tắc cấu trúc đối với kết cấu, mà cụ thể là sẽ dừng lại ở chỗ: điều ấy có hệ quả thế nào đối với ngôn ngữ nghệ thuật?
Nghệ thuật ngôn từ chỉ thực sự trở thành nghệ thuật khi nó nỗ lực khắc phục đặc điểm cố hữu của từ như một ký hiệu ngôn ngữ – mối liên hệ giữa các bình diện nội dung và biểu hiện không có sự chế định lẫn nhau – và xây dựng một mô hình nghệ thuật bằng lời theo nguyên tắc hình tượng hệt như trong các nghệ thuật tạo hình. Đó chẳng phải là điều ngẫu nhiên và nó gắn bó hữu cơ với số phận của các ký hiệu trong lịch sử văn hoá của nhân loại.
Với tính ước lệ trong quan hệ giữa cái được biểu đạt với cái biểu đạt, do chỉ có thể hiểu khi được gắn với một bộ mã nào đó, các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên rất dễ trở thành cái không thể hiểu được và bất kỳ ở đâu, hễ hệ thống ngữ nghĩa mã hoá được bện kết vào đời sống xã hội là chúng lại trở thành cái dối trá. Ký hiệu như là nguồn mạch thông tin cũng dễ dàng trở thành phương tiện phao tin nhảm nhí, đánh lạc hướng xã hội.ỏTong đời sống văn hoá của nhân loại, xu hướng đấu tranh với ngôn từ, ý thức về khả năng lừa dối cắm rễ rất sâu trong bản chất của nó là nhân tố thường trực, chẳng kém gì xu hướng thán phục trước sức mạnh của nó. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức thấu hiểu cao nhất đối với nhiều loại hình văn hoá được đặt vào dạng thức “thông hiểu không lời” và được liên hệ với sự giao tiếp ngoài lời như âm nhạc, tình yêu và ngôn ngữ biểu cảm cận ngôn ngữ học.
Các ký hiệu tạo hình có một đặc tính ưu việt: do cấu trúc ký hiệu và nội dung của đó đã nói lên sự tương đồng bền ngoài, mang tính trực quan, nên cũng không đòi hỏi phải am hiểu những bộ mã phức tạp (người tiếp nhận những thông tin như thế có cảm giác trong trường hợp này anh ta không sử dụng bất kỳ một loại mã nào cả). Có thể dẫn ra đây một thí dụ về ký hiệu giao thông theo kiểu hỗn hợp do hai yếu tố tạo thành: vạch cấm và mõm ngựa. Yếu tố thứ nhất có tính ước lệ: muốn hiểu ý nghĩa của nó cần nắm vững bộ mã dành riêng cho ký hiệu giao thông. Yếu tố thứ hai mang tính hình tượng và chỉ có thể dùng kinh nghiệm đời sống đã tích luỹ được để giải mã (người chưa bao giờ nhìn thấy ngựa sẽ không thể hiểu được). Nhưng chúng ta sẽ làm một thí nghiệm thầm trong óc: kết hợp ký hiệu cấm với một chữ số hoặc một từ. Cả hai yếu tố đều đúng luật, nhưng mức độ ước lệ của chúng sẽ rất khác nhau. Trên cái nền của ký hiệu giao thông tự động, có thể dựa vào một bộ mã chuyên ngành, chỉ có một phạm vi rất hẹp am hiểu, để giải mã, thì từ và chữ số sẽ trở nên nổi bật nhờ vào sự hiểu biết chung và về mặt chức năng chúng cũng tương đương như cái mõm ngựa hoặc bất kỳ một yếu tố hình tượng nào khác. Thí dụ về một ký hiệu ước lệ có thể tương đươcng với một ký hiệu tạo hình về mặt chức năng hết sức lý thú đối với văn học. Bằng chất liệu từ ngôn ngữ tự nhiên – hệ thống các ký hiệu ước lệ, nhưng được tập thể hiểu rõ tới mức, người ta không còn cảm thấy tính ước lệ ấy nữa trên cái nền của những “ngôn ngữ” khác, mang tính chuyên biệt lớn hơn,- và thế là xuất hiện ký hiệu thứ sinh thuộc loại tạo hình (có lẽ cần phải gắn nó với “hình tượng” của lý luận văn học truyền thống). Ký hiệu tạo hình thứ sinh có những đặc điểm của ký hiệu hình tượng: sự tương đồng trực tiếp với đối tượng, tính trực quan, nó tạo ra ấn tượng về sự chế định của mã ít hơn và vì thế – có vẻ như – đảm bảo tính chân thực lớn hơn, sự tường minh lớn hơn so với các ký hiệu ước lệ. Ở loại ký hiệu này có hai phương diện không thể tách riêng: sự tương đồng với đối tượng được nó biểu nghĩa và sự khác biệt với đối tượng được nó biểu nghĩa. Hai khái niệm ấy không thể tồn tại tách rời nhau.
Người dịch: Lã Nguyên
Nguồn: Лотман Ю.М. Структура художественного текста
[1] Tiếng Nga: “минус-приём”, thuật ngữ của Iu.Lotman, được ông sử dụng trong ký hiệu học đại cương để chỉ “sự vắng mặt có ý nghĩa”. Với sáng tác văn học, “thủ pháp-âm” là sự loại bỏ cố ý theo kiểu phá cách những yếu tố mang nghĩa nào đó trong văn bản thuộc phạm vi chờ đợi của độc giả.-ND.
Đọc Cấu Trúc Văn Bản Rừng Xà Nu
Rừng xà nu được viết ra vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta. “Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng : dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ”(1). Tuy kể về những sự kiện xảy ra trước đó mấy năm nhưng truyện ngắn này đã tiếp được hơi thở hào hùng của thời hiện đại và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát. Chuyện làng Xô Man trở thành chuyện của cả “Đất nước đứng lên” trong cuộc đối đầu lịch sử. Hình tượng lớn bao trùm toàn tác phẩm là hình tượng những cây xà nu, rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thực như cuộc đời. Và trước hết, nó khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào ở người viết, trở thành điểm tựa, điểm gợi tứ để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được lặp lại gần y nguyên đến hai lần ở phần đầu và phần kết thúc tác phẩm : “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Đấy là một điệp khúc trầm hùng làm nền cho toàn bộ câu chuyện. Tác giả chưa bao giờ để gián đoạn mạch kể về rừng xà nu. Cây xà nu khi thì tách ra, khi thì hoà nhập với con người. Tả cây xà nu, tác giả ưa dùng thủ pháp nhân hoá, còn khi nói về con người, ông lại thường xuyên liên hệ, so sánh với cây xà nu. “Xà nu”, “xà nu” – tác phẩm trùng trùng điệp điệp những “xà nu” và đó chính là điểm khá cơ bản quy định chất thơ hào hùng của nó ( thơ, như có người nhận xét, là một kết cấu trùng điệp đầy âm vang). Hãy trở lại với đoạn đầu của truyện ngắn. Nhà văn đã đem hết bút lực của mình ra để tả một khu rừng xà nu. Đấy không phải là khu rừng xà nu chung chung, mà là khu rừng sát cạnh làng Xô Man, kề bên con nước lớn (nguồn sống của con người) và lọt trong tầm đại bác của đồn giặc. Ngay từ đầu, ta đã thấy rừng xà nu phải đối diện với những thử thách ác liệt, dữ dội. Thương tích là không thể tránh khỏi : “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Nhưng sức sống mãnh liệt của rừng xà nu mới là điều tác giả muốn nhấn mạnh : “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Chúng khoẻ vì chúng tha thiết với mặt trời : “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Thật là một đoạn miêu tả sống động, giàu chất tạo hình nhưng không chỉ có ý nghĩa tả thực. Rừng xà nu, đấy chính là một ẩn dụ về con người : con người đau khổ, con người bất khuất, con người khao khát tự do, con người của truyền thống anh hùng lớp trước lớp sau liên tục đứng lên bảo vệ phẩm giá của mình… Thêm nữa, rừng xà nu ở đây còn là một hình ảnh tượng trưng, một biểu tượng cho con người Tây Nguyên, cho cả một dân tộc hiệp sĩ : “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Trong hành động ưỡn tấm ngực lớn chứa đựng bao nhiêu là kiêu hãnh, nó biểu thị một phẩm chất phóng khoáng, hào hiệp và một hành động tự nguyện do xác định đúng vị trí đứng đầu bão táp của mình. Để diễn tả một nội dung phong phú như vậy qua hình tượng cây xà nu, tác giả đã sử dụng một giọng văn thiết tha pha chút cường điệu. Nhiều lúc như không nén nổi những xúc động đang tràn ngập vì yêu thương, vì khâm phục và cả vì kính trọng nữa, nhà văn đã thốt những lời nhận xét trực tiếp, để lộ cái “tôi” của mình : “Trong rừng có ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy”, “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế”. Hàng loạt động từ, trạng từ gây cảm giác mạnh được huy động cho mục đích miêu tả: ào ào, ứa, tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, bầm, ngã gục, lao thẳng, phóng, vượt, ưỡn v.v… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng rất đắt cái nhìn của điện ảnh để cho sự vật hiện lên động và nét hơn. ống kính của ông khi thì lùi ra xa để ghi lấy toàn cảnh rừng xà nu, khi lại rà sát, soi kĩ dáng vươn lên kiêu dũng của những vây xà nu con. Có lúc tác giả quay chếch ống kính, để, trước mắt ta, màn ảnh như chao đảo : một cảnh tượng tuyệt vời nên thơ, tráng lệ hiện ra : “ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp…” Mạch cảm xúc đã được khơi lên. Hướng đi của ngòi bút đã được hình dung. Điểm “neo” những ấn tượng và quan sát phong phú về hiện thực đã được xác định với một cái làng cụ thể. Từ đây, toàn bộ câu chuyện cứ thế mà tuôn chảy và hiện rõ trước mắt người viết, người đọc mồn một từng chi tiết, từng hình ảnh.
Về Nội Dung Và Cấu Trúc Của Khái Niệm Văn Học Nghệ Thuật
Lời người dịch: Vấn đề đặc trưng văn học, nghệ thuật, hay nói cách khác là khái niệm văn học, một thời trong các sách lí luận văn học cả phương Đông lẫn phương Tây đều coi như là định luận. Sự phân biệt văn học và phi văn học coi như là hiển nhiên. Nhưng bắt đầu từ những năm 80 vấn đề “văn học là gì” được đặt lại. Từ Todorov đến T. Eagleton, từ R. Wellek đến J. Culler, các học giả đã phủ nhận khả năng xác định được đặc trưng văn học theo một định nghĩa giản đơn nào đó. Trên vấn đề này Ju. Lotman có một cách hiểu khác, có tính chất lịch sử, đáng để chúng ta tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Đối tượng nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn học là văn học nghệ thuật. Thực trạng đó hiển nhiên đến mức mà bản thân khái niệm văn học nghệ thuật được người ta quan niệm như là một cài gì có tính thứ nhất, được đem đến một cách trực tiếp, cho nên nhà nghiên cứu văn học rất ít quan tâm định nghĩa về nó. Nhưng hễ chúng ta đi xa ra ngoài phạm vi các định nghĩa quen thuộc và nền văn hóa mà chúng ta đã được đào tạo trong đó thì số lượng các trường hợp tranh cãi sẽ bắt đầu gia tăng đến mức áp đảo. Không chỉ khi nghiên cứu văn học trung đại (ví như văn học Nga cổ), mà cả nền văn học thuộc các thời đại gần gủi với chúng ta, việc vạch ra đặc điểm có khả năng chỉ cái giới hạn thẩm quyền của nhà nghiên cứu văn học và bắt đầu phạm vi toàn quyền của nhà sử học, văn hóa học, luật học…xem ra là một việc không dễ dàng chút nào. Chẳng hạn chúng ta không cần suy nghĩ gạt ngay cuốn Lịch sử nhà nước Nga ra khoi phạm vi văn học nghệ thuật. Sách Thư nghiệm lí thuyết đánh du kích của D. Davydov không thể xem như một thể hiện của văn xuôi Nga, mặc dù Pushkin đã đánh giá nó trước hết từ phong cách (Tôi đã nhận ra các đường nét của phong cách không thể bắt chước được). Các sự thực về sự xê dịch ranh giới giữa văn bản nghệ thuật và phi nghệ thuật có vô vàn. Nhiều nhà nghiên cứu, bắt đầu từ M. M. Bakhtin, Ju. N. Tynianov, Ja. Mucarjovski…đã chú ý đến tính chất biến động của sự đối lập đó.
Nếu xem văn học nghệ thuật như là một tổng số các văn bản(1), thì trước hết phải nhận thấy rằng các văn bản ấy sẽ chỉ là một bộ phận trong hệ thống chung của văn hóa. Sự tồn tại của các văn bản nghệ thuật phải hiểu đồng thời với sự hiện diện của các văn bản phi nghệ thuật và cái tập thể người sử dụng các văn bản đó và biết cách phân biệt chúng. Sự dao động tất yếu trong các trường hợp đường biên chỉ củng cố thêm cho nguyên tắc: Khi ta lưỡng lự không biết xếp loài tiên cá vào loài cá hay vào loại phụ nữ, hay xếp thơ tự do vào loại thơ hay vào loại văn xuôi, thì trước đó chúng ta đã xuất phát từ cách phân loại như là cái có sẵn. Với ý nghĩa này, quan niệm về văn học có trước (về mặt logic, chứ không phải về mặt lịch sử) văn học.
Sự phân biệt văn học nghệ thuật với cái khối các văn bản còn lại hành chức trong thành phần của nền văn hóa có thể được thực hiện theo hai quan điểm.
1.Về mặt chức năng. Theo quan điểm này, bất cứ văn bản ngôn từ nào trong phạm vi văn hóa đó đều có khả năng thực hiện chức năng thẩm mĩ, thì đều là văn học nghệ thuật. Bởi vì về nguyên tắc có thể có tình trạng (mà về mặt lịch sử thì rất hiếm), là thực hiện chức năng thẩm mĩ vào thời đại khi văn bản được sáng tạo ra, và vào thời đại khi nó được nghiên cứu, các điều kiện tất yếu khác nhau, đối với tác giả, văn bản vốn không thuộc phạm vi nghệ thuật, lại có thể thuộc vào nghệ thuật và ngược lại.
Một nguyên lí cơ bản của trường phái hình thức là chức năng thẩm mĩ được thực hiện khi văn bản khép kín trong bản thân nó. Chức năng thẩm mĩ được thực hiện bằng tâm thế biểu hiện, và từ đó suy ra, nếu trong văn bản phi nghệ thuật đặt ra câu hỏi “cái gì”, thì chức năng thẩm mĩ được thực hiện bằng câu hỏi “như thế nào”. Vì thế bình diện biểu hiện trở thành một phạm vi nội tại nào đó, có được một giá trị văn hóa độc lập. Các nghiên cứu kí hiệu học mới nhất lại đưa đến những kết luận ngược lại. Văn bản có chức năng thẩm mĩ là văn bản có dung lượng ngữ nghĩa cao hơn, chứ không phải thấp hơn so với các văn bản phi nghệ thuật. Nó có nhiều nghĩa hơn, chứ không phải ít hơn so với lời nói thông thường. Khi được giải mã theo các cơ chế thông thường của ngôn ngữ tự nhiên, văn bản mở ra một cáp độ ý nghĩa nhất định, nhưng vẫn không được mở ra đến cùng. Khi người nhận thông tin biết được rằng trước mặt anh ta là một thông báo nghệ thuật, anh ta lập tức sẽ tiếp cận nó theo một phương thức hoàn toàn khác. Văn bản trước mặt anh ta là văn bản được mã hóa hai lần (tối thiểu); mã hóa thứ nhất là hệ thống mã hóa của ngôn ngữ tự nhiên (ví dụ như, tiếng Nga). Bởi vì hệ thông mã này đã cho trước và cả người gửi lẫn người nhận đã nắm vững nó thành thạo, việc giải mã trên cấp độ này tiến hành một cách tự động, cơ chế của mã này trở nên trong suốt, những người sử dụng chúng không cảm thấy được nữa. Nhưng cũng văn bản đó, người nhận thông tin biết điều này, còn phải được giải mã theo một cách khác nữa. Điều kiện để văn bản được hoạt động thẩm mĩ của nó, phải bao gồm một sự hiểu biết sơ bộ về cái mã kép này và sự không biết (đúng hơn là biết không đầy đủ) về cái mã thứ hai được vận dụng ở đây. Bởi vì người nhận thông tin không biết rằng, trong văn bản mà anh ta tiếp nhận trên cấp độ thứ hai này cái gì có ý nghĩa, cái gì không, anh ta “hoài nghi” rằng tất cả mọi yếu tố biểu hiện đều có tính nội dung. Chúng ta cần tiếp cận văn bản như là văn bản nghệ thuật, cho nên về căn bản mọi yếu tố cho đến cả chữ viết sai trong văn bản, như nhà văn E. T. A. Hoffman nhận xét nêu trong lời Tựa viết cho truyện Quan điểm thông thường về con mèo Murr – đều có thể có nghĩa. Khi đặt vào tác phẩm nghệ thuật cả một trật tự các mã bổ sung: mã thời đại, mã thể loại, mã phong cách, hoạt động trong tập thể toàn dân tộc hay một nhóm người hẹp hơn (cho đến các cá nhân), chúng ta thu được trong văn bản những tập hợp có nghĩa khác nhau nhất, và tất nhiên một trật tự phức tạp nhất các lớp nghĩa bổ sung so với văn bản phi nghệ thuật.
Như vậy trường phái hình thức rõ ràng đã có những quan sát đúng đắn khi cho rằng trong các văn bản hành chức nghệ thuật, sự chú ý thường bị trói vào các yếu tố, mà trong trường hợp khác được tiếp nhận một cách tự động, và ý thức không nắm bắt chúng. Nhưng sự giải thích của họ thì lại sai lầm. Hoạt động nghệ thuật không phải do văn bản đẻ ra, một văn bản đã bị “gột rửa” hết nghĩa, mà ngược lại, văn bản được chất chứa tối đa vô vàn nghĩa.
Chúng ta vừa nắm bắt một trật tự sắp xếp của các biểu hiện, chúng ta liền quy cho nó một nội dung nhất đinh hoặc là giả thiết có một nội dung nào đó mà chúng ta chưa biết. Nghiên cứu những diễn giải nội dung của âm nhạc sẽ cung cấp cho ta ngững khẳng định hết sức thú vị.
2. Theo quan điểm tổ chức văn bản. Để văn bản có thể tự thể hiện mình theo cách nói trên thì bản thân nó phải được tổ chức theo một cách nào đó.: người gửi thông tin của văn bản đã mã hóa nó nhiều lần và với các mã khác nhau (mặc dù trong các trường hợp nào đó, có thể người gửi xây dựng một văn bản phi nghệ thuật, tức là văn bản mã hóa một lần, còn người nhận thì quy cho nó một chức năng nghệ thuật, tưởng tượng cho nó các mã về sau và một ý nghĩa bổ sung). Ngoài điều đó ra người nhận cần phải biết rằng, văn bản mà anh ta đọc, cần phải được xem như là văn bản nghệ thuật. Tất nhiên văn bản cần được tổ chuevd thế nào đó về mặt ý nghĩa, và chứa đựng các tín hiệu hướng chú ý về phía tổ chức đó. Điều đó cho phép miêu tả văn bản nghệ thuật không chỉ như một văn bản hoạt động chức năng theo một cách nhất định trong hệ thống văn bản chung của nền văn hóa đó, mà còn như là văn bản được xây dựng theo một số cách nào đó. Nếu trong trường hợp thứ nhất ta nói đến cấu trúc văn hóa, thì trong trường hợp sau là nói đến cấu trúc của văn bản.
Giữa chức năng của văn bản và tổ chức nội tại của nó không có sự phụ thuộc tự động đơn nghĩa: công thức về mối quan hệ giữa hai nguyên tắc cấu trúc này được hình thành đối với mỗi loại hình văn hóa theo cách riêng, phụ thuộc vào các mô hình ý thức hệ chung nhất. Dưới dạng lược đồ tất yếu chung nhất, tương quan này có thể xác định như sau: trong thời kì xuất hiện một hệ thống văn hóa nào đó hình thành một cấu trúc chức năng nhất định, vốn có của văn hóa đó, và xác lập một hệ thống quanheej các chức năng và các văn bản. Chẳng hạn trong văn học Ng những năm 1740 – 1750, diễn ra một sự điều chỉnh trên các cấp độ khác nhau nhất: âm luật, phong cách và thể loại. Đồng thời hình thành một hệ thống các quan hệ giữa các tổ chức này và trật tự giá trị chung của chúng. Sau đó thời kì tổ chức kết thúc. Một tính không xác định nào đó trong tương quan giữa các khâu nhường chỗ cho một trật tự đơn nghĩa, đánh dấu sự suy giảm dung lượng thông tin của hệ thống và sự xơ cứng của nó. Vào thời điểm đó, theo thông lệ, diễn ra sự thay thế các lí thuyết thẩm mĩ, còn nếu như, điều này cũng thường xảy ra, sự xơ cứng nghệ thuật chỉ là biểu hiện riêng lẻ của các quá trình đình trệ rộng lớn hơn, của toàn xã hội, thì có cả sự thay thế các quan niệm ý thức hệ trong chiều sâu. Ở giai đoạn này hệ thống chức năng và hệ thống tổ chức nội tại của các văn bản có thể giải thoát khỏi các mối liên hệ hiện hành và tham gia vào các tổ hợp mới: thay đổi các đặc điểm giá trị, bộ phận “dưới” và bộ phận “trên” của nền văn hóa đổi chỗ cho nhau về mặt chức năng. Vào thời kì này các văn bản thực hành chức năng thẩm mĩ hướng đến mục tiêu sao cho ít giống với văn học nhất xét về cấu trúc nội tại. Bản thân các từ nguywx “nghệ thuật”, “văn học” có sắc thái bị hạ thấp. Nhưng sẽ là ngây thơ, nếu nghĩ rằng các đấu sĩ hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật lại hạ thấp chức năng thẩm mĩ như nó vốn thế. Đơn giản là, như thông lệ, các văn bản nghệ thuật trong các điều kiện mới hình như đã không còn khả năng thực hiện cái chức năng nghệ thuật như các văn bản đã làm, mà bằng kiểu tổ chức của mình chúng báo hiệu về một định hướng phi nghệ thuật “có từ cổ xưa”. Chẳng hạn, như văn nghệ dân gian, vốn bị lí thuyết chủ nghĩa cổ điển loại trừ khỏi phạm vị nghệ thuật, lại trở thành mẫu mực thẩm mĩ lí tưởng của các nhà khai sáng, các nhà tiền lãng mạn. Tương tự như vậy là số phận thể loại bút kí, chính là do tính chất “phi nghệ thuật của nó mà trong những năm 1840 – 1860 và sau nữa trong những thời điểm bước ngoạt của sự phát triển văn học đã trở thành thể loại nghệ thuật chủ đạo.
Tiếp theo là giai đoạn hình thành hệ thống mã hóa tư tưởng nghệ thuật mới mà kết quả là giữa cấu trúc của văn bản và chức năng của chúng xây dựng nên một hệ thống quan hệ mới thoạt đầu khá mềm mại. Như vậy không chỉ có các văn bản nghệ thuật tham gia váo q úa trình phát triển của nghệ thuật. Nghệ thuật, trong khi là một bộ phận của văn hóa, để được phát triển nó cần đến cái không phải nghệ thuật, cũng giống như văn hóa, trong khi chỉ là bộ phận của tồn tại con người, nó cần đến một tương quan năng động với phạm vi tồn tại của con người không văn hóa nằm bên ngoài nó, một bộ phận chưa quen biết, phi văn bản, phi kí hiệu. Giữa các phạm vi bên ngoài và bên trong diễn ra một sự trao đổi thường xuyên, một hệ thống phức tạp của những cái đưa vào và đưa ra khỏi văn hóa. Ở đây bản thân sự kiện đưa văn bản vào phạm vi nghệ thuật có nghĩa là chuyển mã của nó thành ngôn ngữ của tiếp nhận nghệ thuật, tức là tư duy lại nó một cách căn bản.
Ngoài quan hệ văn bản và chức năng hệ thống đánh giá cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển văn học. Toàn bộ hệ thống văn bản tham gia vào văn hóa, về phương diện giá trị được tổ chức thành một kênh có ba bậc. “Cái bên trên” được đồng nhất với các đặc trưng giá trị tối cao, “cái bên dưới” được quan niệm là cái đối lập của nó (2), và cái ở giữa trung lập về mặt giá trị.
Ngay bản thân việc sắp xếp các nhóm văn bản khác nhau về bản chất và chức năng theo các thang bậc giá trị trên dưới cũng có khả năng trở thành một đặc trưng loại hình quan trọng của một kiểu văn hóa cụ thể. Chẳng hạn nếu chúng ta đề cập đến một nền văn hóa mà trong đó kiểu văn bản đạo đức chiếm vị trí “trên cao”, còn văn bản nghệ thuật ở vị trí “bên dưới”, và một nền văn hóa khác có sự sắp xếp ngược lại đối với các lớp văn bản đó. Chỉ điều đó trhooi đã đủ để nhìn ra trong văn học thứ nhất có sự tương đồng loại hình với văn hóa nhà thờ trung đại, còn ở nền văn học thứ hai, có tính tương đồng loại hình với La mã thời kì suy đồi hay bất cứ hệ thống mĩ học nào khác. Rất dễ hiểu là cái vị trí mà văn học được đặt vào trong trật tự giá trị chung của các văn bản có ý nghĩa quan trọng như thế nào để hiểu văn học trong hệ thống đó.
Nhưng trong trường hợp này hình như các văn bản nghệ thuật sẽ ứng xử khác so với các văn bản còn lại. Thông thương vị trí của văn bản hay cơ quan đại diện của nó (bởi vì mỗi dạng văn bản có một hoiatj động phù hợp với nó), trong trật tự chung của văn hóa có một nghĩa nhất định: văn bản tín ngưỡng hay quân chủ có thể là thiêng liêng hay đáng khing bỉ, nhưng không thể vừa thiêng liêng vừa đáng khinh. Văn bane pháp luật và tính chất có thể hợp pháp trong mỗi kiểu văn hóa cũng được đánh giá một nghĩa, (văn bản sáng tạo ra các luật pháp được Ciceron đánh đánh giá cao nhất, đối với Cristo lại được đánh giá thấp nhất, trong trật tự thời trung đại chỉ chiếm vị trí trung bình). Duy chỉ cói văn bản nghệ thuật có thể trở thành đối tượng của những đánh giá loại trừ nhau về mặt giá trị. Mặc dù các văn bản nghệ thuật trong trật tự chung của văn hóa được đặt vào một vị trí nhất định chúng vẫn thường xuyên thể hiện khuynh hướng xếp đặt các đầu mút đối lập của bậc thang, tức là trong lập trường xuất phát chúng đặt ra một số mối xung đột, tạo ra khả năng trung lập hóa tiềm tàng tiếp theo sau trong các văn bản đẳng trị. Các văn bản phục vụ cho các chức năng văn hóa khác ứng xử theo những cách khác. Muốn giải thích hiện tượng này cần phải chú ý đến tổ chức nội tại của cả tập hợp văn bản mà chúng ta gọi là văn học nghệ thuật.
Tổ chức nội tại của văn học nghệ thuật – và đây là chỗ khác biệt của nó so với các lớp văn bản khác, những văn bản tương đối cùng loại trong hệ thống văn hóa chung, – là đồng hình với văn hóa như nó vốn thế, nó lặp lại các nguyên tắc cấu trúc chung. Văn học nghệ thuật không bao giờ là một tổng cộng các văn bản vô định hình-đồng chất: nó không chỉ là sự tổ chức, mà còn là một cơ chế tự tổ chức.
Trên trình độ cao hơn về tổ chức văn học, nó phân xuất ra một nhóm văn bản trừu tượng hơn so với cái khối văn bản còn lại, cái cấp độ, tức là các siêu văn bản. Đó là các mẫu mực, các quy tắc, các trước tác lia luận và các bài phê bình, những văn bản trả văn học về với chính nó, nhưng đã ở dưới dạng đã được rổ chức, được xây dụng và đánh giá. Tổ chức này được hình thành từ hai loại hành động: hành động loại trừ một chuỗi nhất định các văn bản khỏi phạm vi văn học và tổ chức theo trật tự trên dưới, và hành độngđánh giá phân loại các văn bản còn lại. Sự tự tư duy của văn học bắt đầu từ việc loại trừ một kiểu văn bản nhất định. Thế là bắt đầu phân biệt ra các loại văn bản “man rợ”, văn bản “tạm được”, văn bản “đúng đắn”, văn bản “hợp lí” trong thời đại chủ nghĩa cổ điển, phân biệt thành “văn chương” và “văn học” ở G. Bielinski từ những năm 1830 trở đi (vào những năm sau sự đối lập trên có ý nghĩa khác và sau văn chuwoiwng sẽ là văn học. Chẳng hạn, trong văn học Nga từ 1810 đến những năm đầu 1820, quyền được thừa nhận là văn học là mĩ văn (bellestristika). Một ví dụ hiển nhiên – sự pha trộn khái niệm “văn học” với một trong hai cực đối lập của nó là thơ – văn xuôi, trong đó cái được coi là đối lập không phải là khái niệm văn chương nghệ thuật mà thực tế cái được pha trộn với thơ; trong ý thức của “những người thuộc năm 60” chúng ta nhìn thấy một hiện tượng đối lập.
Sự loại trừ một số văn bản ra khói phạm vi văn học được thực hiện không chỉ bằng đồng đại mà còn bằng lịch đại. Các văn bản được viết trước khi các quy phạm được công bố được coi là không phù hợp hay là phi-văn học. Chẳng hạn Boileau đã bỏ ra ngoài giới hạn của văn học những mảng lớn của nghệ thuật ngôn từ chấu Âu. Karamzin trong bài thơ Thơ có tính tuyên ngôn khẳng định rằng thơ ca sắp xuất hiện ở nước Nga, có nghĩa rằng, nó vẫn chưa tồn tại, mặc dù thơ đã được viết ra sau sự cáo chung của trường thơ của Lomonosov, Sumarokov, Trediakovski, và sự bùng phát của thơ của Derjavin. Một ý nghĩa tượng tự cũng có trong luận đề “chúng ta chưa có văn học”, được nêu ra bởi Andrei Turgenev vào năm 1801, Kiuchenberker vào năm 1825, và muộn hơn là Venevitinov, Naderjdin, Pushkin (xem phác thảo bài Về tính chất vô nghĩa của văn học Nga), Bielinski trong các bài Ảo tưởng về văn học. Ý nghĩa tương tự cũng có trong khẳng định về sau rằng, văn học Nga trước thời điểm (tất nhiên là trước thời điểm cái siêu văn bản này được tạo ra), không có được cái tính chất cơ bản và duy nhất cho phép được gọi là văn học, chẳng hạn là “tính nhân dân”. ( Về sự tham gia của tính nhân dân vào văn học của Dobroliubov), hay “sự phản ánh đời sống nhân dân” ( Nghệ thuật là gì của Tolstoi) v. v…Toàn bộ các tên tuổi và văn bản được đưa vào văn học phù hợp với các quan niệm lí thuyết nhất định về sau này càng được quy phạm hóa do các sách từ điển, sách bách khoa thư, sách tuyển tập thâm nhập vào ý thức của người đọc. Sắc thái tranh luận của toàn bộ văn học ấy bịmất đi, người ta quên đi tên tuổi của những người cụ thể đã tạo ra huyền thoại, và tất cả những gì được xem chỉ là ẩn dụ, phép khoa trương đày tính tranh cãi bắt đầu được tiếp nhận trong ý nghĩa trực tiếp.
Chúng tôi xin lấy ví dụ về cách đánh giá văn học vốn nảy sinh từ nhu cầu đấu tranh văn học đã biến thành một số kiểu mã ước lệ mà nhờ nó thế hệ sau đã dùng làm cơ sở để nêu ra các văn bản có ý nghĩa và giải mã chúng. Bielinski, người đấu tranh nhằm khẳng định văn học hiện thực, trong khi tranh luận đã khẳng định rằng, văn học Nga bắt đầu từ Pushkin (sự khẳng định này nhằm hướng tới trước hết chống lại truyền thông chủ nghĩa Karamzin đã mở đầu văn học Nga quý tộc với Karamzin; phê bình văn học Tháng Chạp và N. Polevoi còn gạch bỏ thế kỉ XVIII va chủ nghĩa cổ điển khỏi văn học.). Nhưng Bielinski, người có thái độ lạnh lùng và bất công đối với truyền thống văn học trước thời Piotr đại đế, lại là người am hiểu một cách tuyệt với văn học thế kỉ XVIII, và, mặc dầu đã nhiều lần phê bình nó rất gay gắt, tất nhiên, không cho rằng ai đó có thể hiểu lời lẽ của ông như là sự phủ nhận sự tồn tại của dòng văn học đó. Chúng ta nhớ rằng, trong thời đại của ông, Lomonosov và Derjavin vẫn còn là chuẩn mực của thị hiếu thẩm mĩ và cơ sở để đưa ra những phán đoán dung tục, còn tên tuổi của Karamzin vẫn được bao bọc trong vòng sùng bái của thế hệ. Tình hình đó buộc Bielinski phải cường điệu sự phủ định một cách đáng tranh cãi. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Bielinski bắt đầu lịch sử văn học Nga khi thì từ Lomonosov, khi thì từ Kantemir, phụ thuộc vào sự tiến hóa trong quan niệm của ông. Về sau ý nghĩ cho rằng văn học Nga bắt đầu từ Pushkin, tách rời các ngữ cảnh do lịch sử quy định, được huyền thoại hóa một cách đặc biệt, không chỉ biến thành các bài báo đăng tạp chí phê bình văn học, qua đo biến thành ý thức của người đọc giữa và cuối thế kỉ XIX, mà còn trở thành cở cho bộ lịch sử văn học hàn lâm, viết vào thời gian đó. Và thế là đến thế kỉ XX người ta lại phải “phát hiện” lại văn học Nga thế kỉ XVIII.
Như vậy là các hậu duệ nhận được từ mỗi thời kì văn học không chỉ là một tổng thể các văn bản, mà con cả cái huyền thoại mà nó tự tạo ra cho mình, một số lượng đáng kể các tác phẩm ngụy kinh, đã bị bác bỏ và trở thành chuyện vui. Nhưng bức tranh thực tế của đời sống văn học thường phức tạp hơn nhiều do tình trạng văn học một thời nào đó được dánh giá theo nhiều quan điểm khác nhau, trong đó giới hạn của khái niệm “văn học” có thể khác biệt nhau rất xa. Sự dao động của ranh giới đó bảo đảm cho hệ thống nói chung một lượng thông tin cần thiết.
Sự phân bố cái bên trên, bên dưới bên trong văn học, sự căng thẳng giữa các lĩnh vực này làm cho văn học trở thành không chỉ là tổng số các văn bản, mà còn là một văn bản, cơ chế thống nhất, thành tác phẩm nghệ thuật chỉnh thể. Sự thường hằng và sự thống nhất của các nguyên tắc cấu trúc này đối với văn học các dân tộc và thời đại khác nhau rất đáng được chú ý. Xem ra khi miêu tả văn học một thời đại như một văn bản thống nhất, chúng ta đã đi gần nhất đến nhiệm vụ vạch ra các phổ quát của văn học như là một hiện tượng đặc trưng.
Sự phân loại nội tại của văn học được hình thành từ sự tác động qua lại của các khuynh hướng đối lập: ý hướng nói trên muốn phân bố các tác phẩm và thể loại, giống như bất cứ yếu tố có nghĩa nào khác của văn học nghệ thuật, các yếu tố trên cao và dưới thấp là một mặt, và mặt khác, khuynh hướng trung gian của cặp đối lập trên, khuynh hướng tước bỏ sự đối lập giá trị.
Phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, vào thời điểm khi một văn học nào đó đang trải qua, một khuynh hướng nào đó vượt lên trước. Nhưng nó không đủ sức xóa bỏ các đối lập, lúc đó chỉ còn có sự phát triển của văn học, bởi vì cơ chế của nó có phần được tạo thành từ sự căng thẳng giữa các khuynh hướng.
Một ví dụ khác về tổ chức nội tại của văn học như một cơ thể chỉnh thể, có thể là sự đối lập văn học “cao cấp” và văn học “đại chúng”. Trong phạm vi văn học thống nhất bao giờ cũng thấy được sự phân biệt văn học được tạo thành từ các tác phẩm độc đáo, chỉ hơi khó đồng nhất về mặt xếp loại, và đông đảo văn bản làng nhàng cùng loại (3). Việc vạch ra một dấu hiệu nào đó, chỉ để quy nó vào một loại nói trên là rất khó. Bởi vì lịch sử văn học cho ta biết rằng, chúng dễ dàng và thường xuyên thay đổi các dấu hiệu ấy cho nhau. Chẳng hạn, thoạt nhìn có thể tưởng rằng, trong xã hội có giai cấp, văn học cao cấp nhất định có liên hệ với giai cấp thống trị, còn văn học “đại chúng” gắn bó với tầng lớp dân chủ. Chính các nhà xã hội học những năm 1920, cả V. B. Shklovski chiụ ảnh hưởng của họ trong chuyên luận nổi tiếng đã đuổi Matveia Komarov ra khỏi nhà văn nhân dân.
Trong khi đó trong lịch sử văn học đã có nhiều ví dụ cho thấy khi văn học thực sự đạt được đỉnh cao, thì về mặt ý thức hệ nó gắn với các tầng lớp xã hội thượng lưu, nhưng cũng có không ít trường hợp ngược lại. Và sở thích cá nhân của Nicholas I, được đào tạo bởi sự quá độ từ đạo đức tiểu thị dân của sự thân tình kiểu cảm thương chủ nghĩa Maria Feodorovna sang chủ nghĩa lãng mạn hạ lưu và lợi ích xã hội của các lực lượng xã hội được họ quan niệm nằm ở phía văn học “đại chúng” của Bulgarin, Zagoskin và Kukolnich, chứ không phải ở phía văn học “đỉnh cao” như Pushkin hay Lermontov.
Cả văn học đỉnh cao lẫn văn học đại chúng tách riêng ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể đều có những ý nghĩa rất khác nhau về mặt xã hôi, thẩm mĩ hay triết học. Cái thường xuyên là sự đối lập của chúng về mặt chức năng. Để hiểu các khái niệm này một cách cụ thể, chúng ta sẽ xem xét vấn đề “văn học đại chúng” một cách cụ thể.
Niềm hứng thú đối với văn học đại chúng nảy sinh trong nghiên cứu văn học cổ điển Nga như là một phản động lực đối với truyền thống lãng mạn nghiên cứu các nhà văn “vĩ đại”, những người tách rời với thời đại và quay lưng lại với nó. Viện sĩ A. N. Veselovski so sánh các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở của lí thuyết về “các anh hùng, các lãnh tụ, những người lẩm nhân loại” – trong tinh thần của tư tưởng Carlyle và Emerson – với một công viên theo phong cách của thế kỷ XVIII, trong đó “tất cả các con đường đều xây theo rẽ quạt hoặc theo hình bán kính đối với cung điện hoặc đối với một số tượng đài giả cổ điển nào đó, sao cho đứng ở đâu cũng không thấy được hoặc không được chiếu sáng tượng đài hoặc giống như là nó không nằm ở vị trí trung tâm.”. [5]
“Khoa học hiện đại, ông viết tiếp, cho phép mình nhìn vào những tầng lớp đaỊ chúng mà cho đến khi đó vẫn còn ở phía sau lưng họ, bị tước mất tiếng nói, nó nhìn thấy ở họ cuộc sống, phong trào, những điều mà mắt thường không nhận thấy, giống như tất cả những gì đang diễn ra trong quy mô không gian và thời gian cực lớn; các động cơ bí mật của quá trình lịch sử cần được tìm ở đây, và cùng với sự giảm bớt các tìm tòi lịch sử về mặt vất chất, trọng tâm nghiên cứu sẽ phải chuyển vào đời sống của nhân dân” [6]
Cách tiếp cận đó đã được thể hiện trong các tác phẩm của A. N. Pypin, V.V. Sipovsky, bản thân Veselovsky, và sau đó là V. N. Peretz, M. N. Speranskii và nhiều nhà nghiên cứu khác, đã dẫn đến mối quan tâm đối với văn học đại chúng và của tầng lớp dưới. Mang trong mình tính chất dân chủ nổi bất như một hiện tươịng ý thức hệ, phương pháp này với ý nghĩa khoa học đích thực, đã gắn liền với việc mở rộng phạm vi của các đối tượng nghiên cứu, và đưa vào lịch sử văn học những phương pháp đã nảy sinh từ mảnh đất nghiên cứu văn học dân gian trồng trên đất, và phần nào là các thủ pháp của nghiên cứu ngôn ngữ học.
Sự chỉ trích mà nhiều trường hợp vận dụng cách tiếp cận này vào lịch sử văn học là do người ta đã đánh dầu bằng giữa tính đại chúng và ý nghĩa lịch sử của hiện tượng văn học.
Tiêu chí của giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của các văn bản đã bị vứt bỏ như là cài gì “phi khoa học”. Bản thân thuật ngữ “tác phẩm nghệ thuật” đã được thay thế bằng một khái niệm “tích cực” hơn là “đài kỉ niệm văn chương.” Việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian và văn học trung đại vào văn học không hề ngẫu nhiên, bởi vì, bởi vì tronng các văn bản mà họ nghiên cứu, trái với truyền thống của Buslaev (mà những người kế tục truyền thống đó sau này là các viện sĩ A. X. Orlov, I. P. Eremin, D. X. Likhachev), họ nhìn thấy không phải là tác phẩm nghệ thuật mà chỉ là “đài kỉ niệm ngôn từ” .
Việc nhà khoa học đánh mất sự thể nghiệm thẩm mỹ trực tiếp của văn bản đã được hìểu như là một tình huống thuận lợi. Nhà khoa học không cần kiến tạo lại một kinh nghiệm thẩm mỹ của văn bản người khác, và lại còn cắt đứt thể nghiệm này ngay cả khi xem xét những văn bản gần gủi. Khi đó tác phẩm sẽ biến thành một đài kỉ niệm, còn nhà nghiên cứu được nâng lên tận đỉnh cao của lối nghiên cứu tích cực của ông ta. Điều này đã cho thấy qua cuốn “Lịch sử tiểu thuyết Nga” của V. V. Sipovsky.
Một bước tiến xa hơn trong việc nghiên cứu văn học đại chúng đã được thực hiện trong những năm 1920. Những nỗ lực không thành công của các nhà xã hội học trong đồng nhất văn học đại chúng với các dòng văn học dân chủ trong văn học Nga, đồng thời làm mất uy tín các giá trị văn hóa cao cấp như là những giá trị xa lạ với nhân dân về mặt giai cấp, rất ít có khă năng đẩy vấn đề đi tới. Có hiệu quả hơn nhiều là ý định của các nhà nghiên cứu muốn xem xét sự tương tác của các bình diện đại chúng và đỉnh cao trong lịch sử văn học.
Đó chính là vấn đề mà Zhirmunsky đặt ra trong công trình của ông Byron và Pushkin, nơi mà sự đòi hỏi “nghiên cứu rộng rãi về văn học đại chúng của thời đại” đã gắn liền với sự tương tác của nó với các quá trình của văn học “đỉnh cao”. Một số quan sát thú vị đã được thực hiện bởi B. M. Eykhenbaum và V. B. Shklovsky. Đồng thời Ju. N. Tynyanov tạo ra một lý thuyết vững chắc, trong đó cơ chế của sự tiến hóa văn học được xác định bởi sự ảnh hưởng lẫn nhau và thay đổi chức năng lẫn nhau của các lớp văn học “bên trên” và “bên dưới”. Trong văn chương phi quy phạm nằm ngoài giới hạn của các quy phạm văn nhọc nói trên văn học hấp thu các phương tiện dự trữ cho các giải pháp sáng tạo của các thời đại tương lai.
Mặc dù sơ đồ mà Tynianov đề xuất phần nào bị đơn giản hóa, nhưng ông có một vinh dự không thể phủ nhận là người đầu tiên mô tả cơ chế vận động lịch đại của văn học. Đỉnh cao xem xét văn học như là một cuộc đấu tranh, căng thẳng giữa văn hóa “lớp trên” và “lớp dưới”, trung lập hóa cái sự căn thẳng kia trong các văn bản lưỡng tính và tương quan của quá trình này với sự tiến hóa chung của văn hóa, không bàn cãi gì nữa, cho đến nay vẫn là cuốn sách Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng.
Khái niệm văn học đại chúng – là một khái niệm xã hội học (về mặt ký hiệu học – là khaúi niệm “dụng học”). Nó đề cập không chỉ là cấu trúc của một văn bản nào đó, mà còn là chức năng xã hội của nó trong toàn bộ hệ thống các văn bản tạo nên nền văn hóa này. Như vậy, khái niệm này trước hết được xác định mối quan hệ của một nhóm người này đối với một nhóm các văn bản nào đó. Cùng một tác phẩm mà theo quan điểm này thì nó được bao hàm vào văn học đại chúng, còn theo quan điểm khác lại bị loại trừ ra. Chẳng hạn, thơ Tyutchev, theo quan điểm của Pushkin, là một sự kiện của văn học đại chúng; Belinsky liệt Baratynsky vào đó. Nhưng đối với chúng tôi, Tiuchev không liệt vào đó, và đối với Pushkin cũng không liệt Batatynski vào đó.
Các tác phẩm của Petrov mặc dù bị Novikov nhận xét có phần mỉa mai trong cuốn Kinh nghiệm về ngôn từ lịch sử của các nhà văn Nga chúng đã được các nhà văn đương thời xem đỉnh cao của văn học. Pushkin trong bài thơ của ông đọc trong bài thi dịch ở trường trung học năm 1815, khi đánh giá văn học Nga thế kỷ XVIII, trong số các nhà thơ Nga đương thời, ông chỉ gọi có hai người là Derzhavin và Petrov, đặt họ cạnh nhau. Và Derzhavin không hề cảm thấy bị xúc phạm hay phản đối, mặc dù ở ông đã có một cảm giác về đẳng cấp thơ ca được phát triển rất mạnh mẽ.
Đối với chúng ta – Petrov một ví dụ sinh động của văn học đại chúng của thế kỷ XVIII. Một sự xáo trộn tương tự cũng đã xảy ra với Kheraskov.
Văn học đại chúng cần có hai đặc trưng mâu thuẫn với nhau. Thứ nhất, nó cần phải hiện ra như một văn học có số lượng phổ biến. Khi xem xét các dấu hiệu về “phổ biến hơn hay ít phổ biến”, “được đọc nhiều hơn hay ít được đọc hơn”, “được biết đến nhiều hơn hay ít được biết đến hơn” văn học đại chúng sẽ có đặc trưng nổi bật. Do đó, trong một số lượng nhất định, nó sẽ được ý thức như là một hiện tượng văn học có đầy đủ giá trị văn hóa, và có đủ tất cả mọi phẩm chất cần thiết cho chức năng thẩm mỹ. Tuy nhiên, thứ hai, cùng trong một xã hội đó cần phải hành động và tác động tích cực các quy phạm và quan niệm, mà theo đó thì văn học này không chỉ được đánh giá là cực kì thấp, như là cài tồi, cái thô thiển, cái cũ rích, hay là theo một tiêu chí khác nó bị loại trừ, chối bỏ, cái ngụy tạo hoặc như là cái không tồn tại nói chung.
Đôi khi sự loại trừ này sẽ nâng cao hứng thú đối với văn bản. Ví dụ, trong thời đại của Pushkin, người đọc dường như có hai bậc thang thứ tự giá trị thơ ca tồn tại song song nhau. Một giá trị quan phương – sẽ được phổ biến trong các bản in, và một giá trị khác – “bị bỏ rơi” như các sổ tay viết nháp:
Tôi giấu cuốn sổ tay
Da dê bí mật. Cuộn giấy quý giá này, Được giữ gìn bao thế kỷ Không cho thành viên của sức mạnh Nga Người anh em họ, người lính long kị binh được biết Tôi đã viết không công Mà bạn hình như còn ngờ vực… Chẳng khó để đoán ra; Vì các tác phẩm này, Khinh thường sự in ấn … [7]
Mối quan hệ giữa các nhóm này có thể được hình thành bởi những con đường khác nhau nhất. Chẳng hạn, văn học đại chúng có thể sao chép văn bản “cao cấp”, tạo ra một biến thể sơ lược, dịch sang một thứ ngôn ngữ thô thiển hơn nhiều. Trên chất liệu của tranh dân gian Lithuania thể hiện tuyệt vời khát vọng mô phỏng các loại hội họa baroque “cao cấp.” Trường ca đại chúng của chủ nghĩa lãng mạn Nga bắt đầu từ những năm 1820. quy phạm hóa các chuẩn mực của “trường ca miền Nam” của Pushkin, biến chúng thành những khuôn mẫu.
Có thể có một quan hệ khác, mà dựa trên cơ sở đó không có tham vọng so sánh với văn học cao cấp, mà đấu tranh với văn học ấy, nhưng chỉ trong phạm vi của các quy phạm cấu trúc chung mà văn học cao cấp nhấn mạnh. Trong trường hợp này xxuất hiện lối giễu nhại kiểu “Dịch vụ quán rượu” thế kỷ XVII. hoặc những bài thơ mô phỏng anh hùng của thế kỷ XVIII. Văn học đại chúng tự cho mình là một văn học phản chiếu gương lộn ngựôc văn học cao cấp với một hệ thống đánh giá giá trị luận ngược lại [8].
Xuất hiện những quy tắc của văn học “bị bỏ rơi”, các tác phẩm kinh điển của nó và khuôn mẫu của nó. Chẳng hạn, nếu trong văn học Nga XVIII – đầu thế kỷ XIX. Các quy phạm của thơ ca cao cấp đòi hỏi địa vị cho “người ca sĩ cao cả”, của người hát rong ca ngợi chiến công, người lên án cac s thói xấu, mà tại các thời điểm khác nhau Derzhavin hoặc Kapnist, Gnedich hoặc Ryleyev đều muốn đóng vai, thì lập trường đó nay lại có một kẻ đồng dạng độc đáo trong phạm vi mà giờ đây chúng tôi muốn xem xét (giống như một vị thánh thời trung cổ trong kinh điển đều cccó một kẻ đồng dạng bên ngoài thứ bậc trên dưới quan phương dưới dạng một kẻ ngốc nghếch). Đó là hình tượng vừa cao cả vừa buồn cười. Nhà thơ và một kẻ say rượu, một tác giả tụng ca cao cả và một nhà châm biếm, một mặt, là thơ quán rượu – mặt khác, là tiểu sử của một người mà khi con sống cuộc đời của anh ta đã trở thành một truyện cười, mà hành vi của anh ta vừa khẳng định lại vừa chế nhạo các chuân mực của thơ ca cao cả.
Như vậy, ở đây chúng ta đang phải đối diện không phải với một tổng số cố định các văn bản, được sẵp xếp trên giá sách của các thư viện, mà với các cuộc xung đột, căng thẳng, các “trò chơi” của các lực lượng tổ chức khác nhau.
Người ta có thể dừng lại ở sự căng thẳng nội tại được tạo ra trong văn học hiện đại với sự cùng tồn tại đồng thời của thơ ca và văn xuôi, các loại khác nhau của chúng vừa đẩy nhau và vừa mô phỏng nhau. Tuy nhiên, điều này vẫn thường được thực hiện. Tạo một danh sách đầy đủ của tất cả các đối lập vốn có của văn học như là một cơ chế thống nhất là một vấn đề của tương lai.
Nhưng nhiệm vụ này là khả thi và, hơn nữa, cực kỳ quan trọng bức thiết: nếu không, thì không thể có so sánh loại hình của văn học và không xây dựng được lịch sử văn học toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không phải là một mục tiêu của công trình này, nguyện vọng của nó khiêm tốn hơn nhiều. Chúng tôi đã cố gắng để chứng minh rằng văn học như một toàn thể năng động, nó không thể được mô tả trong giới hạn của một trật tự duy nhất.
Văn học tồn tại như một đa bội nhất định của nhiều trật tự, từ đó mối nền văn học chỉ tổ chức một phạm vi nhất định của mình. nhưng đồng thời tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó càng nhiều càng tốt. Trong “cuộc sống” của mỗi giai đoạn lịch sử văn học cuộc đấu tranh của các xu hướng này là cơ sở để làm cho văn học có khả năng biểu hiện các lợi ích của các lực lượng xã hội khác nhau, đấu tranh của các quan niệm đạo đức, chính trị, triết học của thời đại.
Khi bước vào một thời điểm lịch sử mới, tính tích cực mô hình hoa của văn học được thê hiện, nói riêng về khi nó tích cực sáng tạo ra quá khứ của mình, lựa chọn từ trong vô vàn cái tổ chức của ngày hôm qua một mô hình và quy phạm hóa nó (chẳng hạn, thời Phục hưng đã chọn thời cổ đại đã giản lược hóa). Quá trình này được giảm nhẹ bởi một thực tế là mỗi khuynh hướng mâu thuẩn nhau về ý định gây tranh cãi tự khẳng định tính phổ quát của nó. Trong quá trình quy phạm hóa lịch sử và khoa học như thế, bản thân các các văn bản được biến đổi, bởi vì trong văn học ngày hôm qua chúng đã tồn tại như một phần của quần thể, một yếu tố của cơ chế, và giờ đây trở thành đại diện duy nhất của thời đại.
Tuy nhiên, khi một giai đoạn lịch sử mới của nền văn hóa đến, và các nhà khoa học của thế hệ tiếp theo phát hiện ra một khuôn mặt mới, hình như là của các văn bản đã được nghiên cứu từ lâu, họ kinh ngạc trước sự mù quáng của những người đi trước của mình và chẳng suy nghĩ về những điều các nhà phê bình văn học tương lai sẽ nói về chính họ. Trong khi đó, cái khả năng đáng kinh ngạc này của của các văn bản nghệ thuật cung cấp tài liệu cho tất cả các khám phá mới cần phải được chú ý, bởi vì nó thể hiện một số đặc tính bản chất của tổ chức văn học như là một cơ chế đồng đại.
Trần Đình Sử dịch. Nguồn : Лотман Ю.М. Избранные статьи. Т. 1. – Таллинн, 1992. – С. 203-216
Chú thích
1. 1.Khái niệm về văn bản được tiếp nhận ở đây phù hợp với các định nghĩa đưa ra ở trên (xem bài báo Lời nói trong viễn cảnh văn hóa lịch sử). Văn bản có thể được thể hiện bằng các kí hiệu bằng lời nói (văn hóa dân gian), được định hình bằng các phương tiện của chữ viết, được diễn (thể hiện trong hệ thống các kí hiệu sân khấu).
2. Chức năng văn hóa của văn bản, có tính lưỡng tính trong mối quan hệ với cặp đối lập Trên / Dưới” và cơ chế của chức năng trao đổi giữa “đầu” và “đít” mà M. M. Bakhtin xem xét trong chuyên khảo “Sáng tác Francois Rabelais và Văn hóa dân gian của thời Trung cổ và Phục hưng” (M., 1965).
3. Chúng tôi loại trừ xem xét vấn đề “Văn học và văn học dân gian” là một vấn đề riêng biệt và phức tạp, tự giới hạn mình vào các chức năng bên trong của văn học viết.
4. Cơ chế trung hòa, tất nhiên, tác động cả ở đây, ví dụ như trong trường hợp nghệ thuật cao cấp có ý thức định hướng vào “đại chúng” – ví dụ như niềm đam mê đối với thủ pháp thô sơ, các hình thức cổ xưa của văn học hay thơ ca của trẻ em.
5. Veselovski A. N. Thi pháp học lịch sử. L. 1940. C. 43.
6. Veselovski A. N. Tác phẩm đã dẫn,. C. 44. 7. Pushkin A.S. Toàn tập gồm 16 tập, M.,1937. T. 1. C. 99. 8. Xem Lotman. Ju. M.., B. A. Uspenski Về cơ chế ký hiệu học của văn hóa / / Tác phẩm về các hệ thống kí hiệu. Tartu, 1971. T. 5. (Tạp chí khoa học của Đại học tổng hợp Tartu, số 284).
Nguồn: http://trandinhsu.wordpress.com/
Ôn Tập Văn Học Nước Ngoài Và Văn Bản Nhật Dụng Lớp 8
Ôn tập văn học nước ngoàivà văn bản nhật dụng
Tiết 65 : I.Văn bản nước ngoài:Ôn tập văn học nước ngoàivà văn bản nhật dụng Nêu tên tác giả và quốc gia của các văn bản nước ngoài đó ?Củng cố bài cũAn-đéc-xenXéc-van-técÔ. Hen-riAi-ma-tốpĐan MạchTây ban nhaMỹCư-rơ-gư-xtan Vào đêm giao thừa, đường phố lạnh giá một cô bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhất, em thấy ánh lò sưởi. Lần thứ hai, thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần thứ ba thấy cây thông Nô-en. Lần thứ tư thấy bà hiện về, những que diêm còn lại, hai bà cháu bay về chầu thượng đế. Buổi sáng hôm sau, người ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió, chàng nghĩ là những gã khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan-chô Pan-xa can ngăn, Đôn-ki-hô-tê vẫn xông tới phóng giáo đâm vào cánh quạt. Vừa lúc đó, gió nổi lên, cánh quạt hất chàng ngã lộn cổ xuống đất. Ngọn giáo gãy tan tành. Đôn-ki-hô-tê rất đau nhưng không kêu ca, cho mình bại trận là do pháp sư Phơ-re-xtôn gây ra. Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường tìm kiến cuộc phiêu lưu mới. Giôn-xi mắc bệnh, cô chán chường buông xuôi sự sống. Cô đếm ngược và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, mình cũng lìa đời. Sáng hôm sau Giôn-xi tỉnh dậy thấy cây thường xuân vẫn còn chiếc lá chưa rụng qua một ngày và một đêm mưa gió phũ phàng. Giôn-xi nhận thấy muốn chết là có tội, cô lấy lại được nghị lực sống và vượt qua cái chết. Xiu kể lại cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh cụ Bơ-men bí mật vẽ trong đêm mưa gió. Cụ đã chết vì sưng phổi. Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, phía dưới là thung lũng Vàng. Trên làng, giữa ngọn đồi, hai cây phong to lớn như hai ngọn hải đăng, là biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Nhân vật “tôi” cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong, những kí ức gắn liền ngôi trường và thầy giáo Đuy-sen. Người thầy giáo với tâm hồn cao đẹp, không bằng cấp nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình. Mồ côi mẹ, bà nội mất, sống với người cha nghiện rượu lạnh lùng, tàn nhẫn. Sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà. Phải đi bán diêm để sống.Nghèo khó, bất hạnh, thiếu thốn tình cảm, đói khát, sống cô độc, lạnh lẽo, thật đáng thương trong đêm giao thừa, thời tiết buốt giá.? Qua phần đầu câu truyện, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm ?Lần thứ nhất : tưởng đang ngồi trước lò sưởi được sưởi ấm.Lần thứ hai : một bàn ăn sạch sang trọng, có ngỗng quay.Lần thứ ba : thấy cây thông Nô-en đẹp, nến sáng lấp lánh, nhiều màu sắc rực rỡ.Lần thứ tư : hình ảnh người bà hiện về mỉm cười với em. Lần thứ năm : em quẹt hết các que diêm còn lại muốn giữ bà lại mãi mãi. Tất cả chỉ là ảo ảnh hiện thực là đói rét bát hạnh.? Những lần quẹt que diêm của em bé và những mộng tượng của em bé ? Hiện thực phũ phàng khi que diêm bị tắt ?– Quý tộc sa sút.– Gầy gò, cao, cưỡi ngựa.– Hiệp sĩ giệt ác, cứu người. khát vọng cao cả, tốt đẹp.– Tưởng những tên không lồ. hoang tưởng, mê muội.– Một mình xông vào đánh … dũng cảm, quyết tâm.– Trọng thương không rên la.– Không bận tâm đến ăn ngủ. quá máy móc, mù quáng.– Nông dân nghèo.– Béo, lùn, cưỡi lừa.– Muốn cai trị một số đảo. ước muốn bình thường.– Khẳng định là cối xay gió. thực tế, tỉnh táo.– Hết lời can ngăn chủ. ứng xử sáng suốt.– Đau một chút là rên. – Ăn ngủ thoải mái. hèn nhát, thực dụng.Một hoạ sĩ trẻ, nghèo, đang bị sưng phổi nặng chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng.Suy nghĩ : Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ chết tuyệt vọng, chờ đợi cái chết đến với mình.Lần hai, thấy chiếc lá vẫn còn đó cô cảm nhận được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc và nhu cầu sống trở lại trong cô. Thay đổi suy nghĩ, thái độ vượt qua được cái chết.? Diễn biến tâm trạng và tình trạng bệnh tình của Giôn xi ?Bác Bơ-men một hoạ sĩ già, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ, bác luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác, yêu thương, lo lắng bệnh tình của Giôn-xi.Lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió. Sau đó cụ đã chết vì viêm phổi. Một con người cao thượng quên mình vì người khác.? Hình ảnh bác Bơ-men và kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của bác ?Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ : chúng ghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời … xào xạc dịu hiền. Là nơi hội tụ bắt chim trong những ngày hè. Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái. Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới. Là người bạn thân thiết của những đứa trẻ trong làng.? Hình ảnh “hai cây phong” trong sự cảm nhận của “chúng tôi” ?Như những ngọn hải đăng trên đỉnh núi. Mỗi lần về làng, việc đầu tiên là tìm hai cây phong thân thuộc ấy.Có tiếng nói, tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu, rì rào theo những cung bậc khác nhau như làn sóng thuỷ triều, như tiếng thì thầm tha thiết … Khắc họa hình ảnh tươi đẹp, kiên cường, gần gũi, gắn bó với con người thể hiện tình yêu quê hương da diết.? Hình ảnh hai cây phong đối trong cảm nhận của nhân vật “Tôi” – An-tư-nai ?Thể hiện những bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên, về vẻ đẹp con người qua cái nhìn từ tấm lòng nhân hậu trân trọng cuộc sống của các nhà văn.Những nhân vật được thể hiện qua cách nhìn khác nhau nhưng đều đẹp đẽ về tính cách, cách ứng xử đầy tình nhân cái.Đem đến cho người đọc những bài học hay về cuộc sống.Điểm giống nhau về nội dung của các VBNN ?
a.Nhân vật cô bé bán diêm: – Đứa trẻ đói rét, bất hạnh đáng thương. b.Nhân vật Đôn-ki-hô-tê: – Sống có lý tưởng nhưng kỳ quặt. c.Nhân vật Gion-xi , Xiu và Bơ-men: – Những nghệ sĩ nghèo yêu thương đùm bọc nhau trong cuộc sống. d.Nhân vật “tôi” trong “Hai cây phong”: – Hai cây phong là biểu tượng tình cảm đẹp đẽ của “tôi’ và “chúng tôi”Điểm khác nhau về các nhân vật qua các VBNN ?
Tiết 65 : I.Văn bản nước ngoài: II.Văn bản nhận dụng:Ôn tập văn học nước ngoàivà văn bản nhật dụng (Ni lông lẫn vào đất) làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, dẫn tới xói mòn.Làm tắc các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt, làm muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh.Đặc biệt làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não gây ung thư phổi.Khí độc do đốt bao bì ni lông gây ngộ độc… Làm cho thế giới mất an toàn, gây hại cho sức khoẻ.? Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, cho chúng ta biết về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông như thế nào ?Hạn chế tối đa việc dùng bao bì ni lông. Tuyên truyền về sự tác hại của bao bì ni lông. Vận động mọi người tìm giải pháp thay thế bao bì khác ít tác hại đến môi trường. Đề xuất hợp lí, có tính khả thi nhưng chưa triệt để tận gốc vấn đề.? Hãy nêu một số giải pháp hạn chế dùng bao bì ni lông ?Về sức khoẻ : làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi, gây viêm phế quản, ung thư …Làm co thắt các động mạch, gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, có thể gây tử vong. Khói thuốc lá còn đầu độc người xung quanh.Về đạo đức : tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta cao.Để có tiền hút, thiếu niên có thể sinh ra trộm cắp. Từ nghiện thuốc lá có thể dẫn tới nghiện thuốc phiện làm huỷ hoại lối sống, nhân cách con người.? Hãy nêu tác hại của thuốc lá qua văn bản “Ôn dich, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện ?Các nước phát triển tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt đang đạt được hiệu quả cao.Chúng ta cần phải quyết tâm chống lại nạn dịch thuốc lá.Hãy trở thành tuyên truyên viên về chống tác hại thuốc lá vì sức khỏe con người.? Những kiến nghị của tác giả Nguyễn Khắc Viện về việc chống thuốc lá ?Lúc đầu trái đất chỉ có hai người. Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 dân là 5,63 tỉ người, tương đương ô thứ 30 của bàn cờ.Dự tính năm 2015 dân số thế giới sẽ là hơn 7 tỉ người. Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế – văn hoá …? Thực trạng bài toán dân số được tính toán từ câu chuyện trong Kinh thánh và dự báo đến hiện nay như thế nào ?Nếu con người sinh sôi theo cấp số nhân thì đến lúc sẽ không còn đất để sinh sống.Muốn tồn tại con người phải hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt về kế hoạch hóa gia đình. Là lời kêu gọi khẩn thiết, vô cùng cấp bách.? Những kiến nghị của tác giả Thái An về vấn đề dân số ?Đều sử dụng phương thức nghị luận, cách lập luận chặt chẽ, nêu ra những luận cứ xác đáng, thuyết phục.Đề cập đến vấn đề thường nhật bức thiết gắn với vấn đề lâu dài trong đời sống xã hội.Đặt ra vấn đề xã hội, con người cần quan tâm, tuyên truyền giáo dục mọi người cần có trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng.Điểm chung giống nhau :So sánh 3 văn bản nhật dụng đã học ?
a.Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Lời kêu gọi hạn chế dùng bao bì ny-lon để bảo vệ môi trường. b.Ôn dịch, thuốc lá: Giống như ôn dịch, thuộc lá gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người. c.Bài toán dân số: Đất đai không sinh thêm, con người mỗi ngày càng nhiều hơn. Đó là bài toán đáng lo ngại của thế giới.Điểm riêng khác nhau :So sánh 3 văn bản nhật dụng đã học ? 1. Bài cũ : – Ôn tập nắm vững kiến thức về văn bản. – Hệ thống lại văn bản đã học. – Đối chiếu so sánh các văn bản. 2. Bài mới : – Nêu cảm nghĩ về nhân vật, văn bản – Soạn văn bản “Hai chữ nước nhà”.Chaò tạm biệt
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Bản Và Cấu Trúc Ngoài Văn Bản trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!