Xu Hướng 6/2023 # Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Dừa Những # Top 11 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Dừa Những # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Dừa Những được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Văn lớp 9: Thuyết minh về cây Dừa. được VnDoc sưu tầm chọn lọc giúp các em học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh nói chung và văn thuyết minh cây Dừa nói riêng, rèn luyện kỹ năng viết văn, vận dụng cho từng bài viết. Hi vọng, những bài văn mẫu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô cùng các em học sinh. I. Mở bài: giới thiệu cây dừa Kìa vườn dừa cây cao cây thấp Gió quặt quà cành lá xác xơ Thương anh em vẫn đợi chờ

Không biết từ bao giờ mà cây dừa đã đi vào thơ ca rất đỗi thân thuộc và trìu mến, cây dừa là một loại cây rất quen thuộc và ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân. Cây dừa gắn bó thủy chung son sắt với con người.

II. Thân bài: 1. Nơi phân bố

– Trên thế giới: Dừa thường phân bố ở vùng châu Á, Thái Bình Dương

– Ở Việt Nam: Dừa thường tập trung từ Quãng Ngãi đến Cà Mau nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre.

2. Đặc điểm

a. Cấu tạo

– Thân dừa: Cây dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân.

– Lá: Lá dài, xanh và có nhiều tàu

– Hoa: Trắng và nhỏ

– Quả: Phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cơm và nước.

– Buồng dừa: Chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có 15 quả.

b. Khả năng sinh sống

– Thường sống ở khí hậu nhiệt đới

– Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt

– Dừa cần độ ẩm cao (70-80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu

– Phát triển trong khô vực khô cằn

3. Phân loại

– Dừa xiêm: Loại dừa này trái thường nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống.

– Dừa bị: Trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm

– Dừa nếp: Trái vàng xanh mơn mởn.

– Dừa lửa: Lá đỏ, quả vàng hồng.

– Dừa dâu: Trái rất nhỏ, thường có màu hơi đỏ.

– Dừa dứa: Trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, vì thơm mùi dứa nên gọi là dừa dứa.

– Dừa sáp: Cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).

4. Công dụng

– Nước dừa: Thường được dùng làm nước uống, kho cá, nước chấm,….

– Cơm dừa: Làm kẹo, mứt hay làm nước cốt dừa

– Dầu dừa: Nấu ăn, thoa tóc, dưỡng da,….

– Xơ dừa: Dùng làm dây thừng

– Thân dừa: Làm cột nhà, làm cầu bắt qua sông,…

– Hoa dừa: Dùng để trang trí

– Gáo dừa: Dùng để nấu ăn hay vật dụng trong gia đình,….

– Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ.

– Làm đồ mỹ nghệ

– Dừa có thể một số bệnh như: Khản tiếng, lỵ, giải độc,….

5. Ý nghĩa của cây dừa

– Trong đời sống:

– Trong nghệ thuật:

+ văn học dân gian:

Mài dừa đạp bã cho nhanh

Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng

Mài dừa dưới ánh trăng vàng

Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh

+ văn thơ hiện đại và cận hiện đại

+ âm nhạc

III. Kết bài

Dừa là một người bạn rất hữu ích với người dân quê Việt Nam. Dừa rất có ích cho cuộc sống và tinh thần của người dân.

Bài tham khảo 1

Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam. Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến Tre.

Có thể nói, bất kì ở vùng quê nào trên đất nước Việt ta đều thấy thấp thoáng những bóng dừa. Có 2 loại dừa: Dừa cao và dừa lùn. Dừa lùn thường trồng để làm cảnh, loại dừa cao được phân ra thành các loại dừa như: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp.

Các bộ phận của cây dừa gồm: Thân, lá, hoa, buồng, trái. Thân dừa cao khoảng 20 – 25 m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa( còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

Có thể thấy cây dừa không chỉ mang lại cảnh đẹp cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp, cho con người những món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có rất nhiều công dụng với đời sống của con người. Cây dừa cũng trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, giám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao, vươn xa hơn

Bài tham khảo 2

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biển hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: Dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dừa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dừa từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“Khi yêu yêu lắm dừa ơi Cả trời cả đất cả người Bến Tre Bóng dừa râm mát lối quê Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”​

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cây Dừa Lớp 9 Chi Tiết Đầy Đủ

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA Ở QUÊ EM

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt ( câu thơ, cao dao,…), giới thiệu cây dừa (loài cây thân thuộc, cao lớn, có mặt khắp nơi trên làng quê,…).

II. THÂN BÀI

Đặc điểm:

Môi trường sống: thích hợp với đất cát pha, thời tiết nhiều nắng, độ ẩm cao từ 70- 80%+, lượng mưa từ 750 đến 2.000 mm/ năm, phát triển tốt trên các bờ biển nhiệt đới.

Thân đơn trục, có thể cao đến 30m.

Lá cây: gồm nhiều lá đơn mọc theo gân lá chính thành từng bẹ (tàu lá), mỗi tàu lá dài từ 4- 6m mọc ôm lấy thân.

Hoa dừa: thuộc loại hoa tạp tính (hoa đực và hoa cái đều lưỡng tính), mọc thành cụm, hoa nhỏ, màu trắng ngà,…

Quả dừa: thuộc loại quả hạch có xơ, mọc thành buồng, vỏ ngoài cứng và nhẵn, lớp giữa có xơ, bên trong là vỏ quả (gáo dừa) hóa gỗ rất cứng, trên gáo dừa có 3 lỗ mầm, trong cùng là thịt quả (cùi dừa) màu trắng và nước dừa.

Giá trị vật chất:

Rễ dừa: làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng súc miệng,…

Thân dừa cung cấp gỗ dùng trong xây dựng

Lá dừa, gáo dừa, vỏ dừa, tàu dừa khô có thể dùng nhóm lửa đun nấu.

Gân lá, vỏ quả, gỗ, gáo dừa,…có thể dùng sản xuất vật dụng trong nhà hoặc đồ thủ công mỹ nghệ (chổi dừa, ấm nước, gáo múc nước, đồ lưu niệm,…).

Củ hủ dừa: dùng làm món ăn.

Xơ dừa: dùng làm dây thừng, thảm, bàn chải, khảm thuyền,…

Thịt quả (cơm dừa): dùng ép dầu dừa, nước cốt dừa, chế biến nhiều món ăn ngon (bánh dừa, mứt dừa, thạch dừa, kẹo dừa,…)

Nước dừa: dùng làm nước giải khát, làm nước dùng trong nhiều món ăn,…

Giá trị tinh thần:

Cây dừa gắn bó với đời sống con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Là loài cây làm nên chất liệu nghệ thuật, đi vào thơ văn, lời ca, tiếng hát,…

Ý nghĩa của cây dừa

III. KẾT BÀI

Nêu cảm nhận của bản thân về cây dừa (có ích, quan trọng, thân thuộc, giá trị,…).

Nguồn Internet

Thuyết Minh Cây Dừa Lớp 9 Có Miêu Tả Và Biểu Cảm

Thuyết minh cây dừa lớp 9 có miêu tả và biểu cảm

Mở bài:

Thân bài:

Nhà thơ Lê Anh Xuân cũng đã từng viết về cây dừa hết sức tha thiết:

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi Mà lá tươi xanh mãi đến giờ? Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Tuy đã hỏi như thế nhưng tôi chắc chắn một điều rằng nhà thơ vẫn chưa thể nào nhận được một câu trả lời thích đáng. Đây thật sự là một bí ẩn vì đến hiện tại người ta vẫn chưa có một lời giải đáp nào thích đáng cho sự ra đời của “tổ tiên” cây dừa.

Theo như nguồn tin của Wikipedia cung cấp thì đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi lớn khi một số học giả cho rằng nó bắt nguồn từ Châu Á nhưng số còn lại vẫn tin rằng nó có nguồn gốc từ miền tây của Nam Mỹ. Tuy nhiên có một điều chắc chắn đó là tuổi thọ của dòng họ dừa đã hơn 15 triệu năm rồi, điều này được chứng minh bằng sự phát hiện các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở New Zealand tương tự như cây dừa. Hơn thế nữa, tại Ấn Độ cũng đã tìm được những hóa thạch tương tự nhưng ở một niên đại sớm hơn. Không những thế, dừa đã được phổ biến khắp vùng nhiệt đới từ rất lâu rồi.

Nhiều giả thiết được đưa ra rằng quả dừa nhẹ và nổi trên mặt nước kết hợp với sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp khác nhau ví dụ như người đi biển mang theo dừa để đề phòng thiếu nước khi gặp nạn. Cũng có lẽ nhờ vậy mà dừa đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Điển hình như lời giải thích cho việc quần đảo Hawaii có dừa, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Về rễ cây dừa thì nó được sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân và thuộc dạng rễ chùm. Lúc mới mọc có màu trắng sau chuyển thành màu nâu đỏ. Rễ cây dừa không có những rễ lông hút mà chỉ có những rễ dinh dưỡng. Những rễ này hình thành trên rễ chính và tạo ra hình dáng giống chiếc quạt mo rất to và nó có hoạt động như rễ hô hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Cây dừa là loài cây chịu nước nhưng không chịu ngập. Trong điều kiện ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng. Rễ già sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục.

Tiếp đến là thân dừa. Dừa thuộc loại mọc thẳng, không phân nhánh, có hình trụ trông như cây cột điện nhưng nhỏ hơn và có những nốt vằn trên thân do các bẹ dừa để lại. Chiều cao trung bình của dừa khoảng 15 đến 20m. Trong giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa thấp, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát triển đủ thì mới bắt đầu cao tiếp nữa. Giao đoạn này kéo dài 4 năm tuỳ vào mỗi giống dừa khác nhau và thường thì thân cây dừa có gốc phình rất to.

Phía trên cùng của thân cây dừa mang tán lá. Mỗi cây dừa trưởng thành thường mang 25 đến 40 tàu lá. Mỗi tàu lá có chiều dài trung bình 4-6m, được chia làm hai phần đó là cuống lá và chét lá. Phần cuống là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây. Mỗi tàu lá có khoảng 90 đến 200 lá chét mỗi bên. Phần lá chét ở 2 bên không đối xứng nhau hoàn toàn. Khi tàu lá rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây trơn nhẵn. Thời gian từ khi trồng đến khi nở trung bình từ 30 – 40 tháng.

Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa. Do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm. Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu. Nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng cùng nằm ở trên cùng một gié hoa. Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ vào gió và côn trùng. Trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất. Thời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30 – 40 tháng. Đó là thời gian ra hoa lâu nhất  trong tất cả các giống cây trồng. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể. Không những thế, gió nhẹ giúp cũng góp phần cho dừa tăng khả năng thụ phấn và đậu trái. Đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.

Cây dừa cứng cỏi, cao lớn nên những cũng đem lại cho người dùng cho tự nhiên một số hữu ích to lớn và không hề nhỏ như thân hình của nó. Chẳng hạn như về phong cảnh, dừa sáp, dừa lùn có thể dùng để trang trí, làm cho cảnh sắc thêm phần tươi mát, xanh ngát. Khi đi Bến Tre, điều làm chúng ta chú ý đầu tiên là hang cây xanh dài, đứng gần nhau làm cho chúng ta khi đi từ trên cầu cao xuống, thấy chỉ toàn là biển màu xanh từ lá dừa.

Thân dừa còn là chỗ ở của một “món ăn” khá là nổi tiếng của Việt Nam nhưng không kém phần kinh dị đó là đuông dừa. Tuy nó đục khoét và làm hỏng dừa nhưng lại được nhiều người ưa thích vị độ béo, ngon, thơm mùi dừa khi ăn kèm với nước mắm ớt. Còn đối với con người, lợi ích của dừa thì không sao kể hết được, như là trái dừa thì có nước dùng để uống, ngon ngọt nhất là dừa xiêm xanh cho chúng ta cảm giác thanh mát vào những mùa hè nóng bức, hay là sau khi làm việc vất vả tuy nhiên không nên uống nước dừa sau khi đi ngoài nắng về vì dừa dùng để giải khát, nên sau khi uống với số lượng nhiều sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ.

Trái dừa thường mọc đằng sau những tàu lá xanh tươi và một buồng dừa có khoảng 15 trái. Một năm dừa cho khoảng 70 quả. Trọn cuộc đời cây dừa có thể cho từ 300 đén 400 quản ngọt. Trái dừa còn có cơm dừa tươi có màu trắng dùng để ăn không, còn cơm dừa khô thì nạo ra để làm bánh hoặc ăn kèm với xôi để tăng thêm vị ngọt từ dừa. Không những thế cây cầu dừa còn là một hình ảnh thân thuộc của những vùng quê Việt Nam, người dân ở quê thường lấy thân dừa dùng để làm cầu bắc qua kênh rạch vì than dừa cứng. Hơn thế nữa, người ta còn dùng thân dừa để làm cột nhà hay làm ra những đồ thủ công mỹ nghệ, đũa rất là đẹp mắt. Đối với là dừa thì được đem đi gói bánh dừa, tạo nên mùi vị rất thơm và ngon, ngoài ra, trẻ em còn có thể cuốn lá dừa lại làm kèn để thổi, hay làm thành những mô hình con châu chấu.

Không những thế, khi nấu nướng ta cũng có thể dùng lá dừa phơi khô và thân tàu dừa để nhóm lửa, thổi bếp để tạo vẻ mới lạ, thú vị cho món ăn. Muốn nước trà khi rót ra ấm được nóng lâu, người ta thường khoét một lỗ trên trái dừa có kích cỡ vừa đủ với ấm để có thể đặt vào, sau đó lót vải vào bề mặt bên trong để giữ nhiệt, hay có thể dùng để làm gáo múc nước để tắm hay tưới cây vào thời xưa. Dừa là một loài cây thân thiện với con người và thiên nhiên, nó cho chúng ta tất cả mọi thứ nhưng không lấy đi cái gì cả, nên đã được ứng dụng tối ưu vào cuộc sống, được trồng từ cả miền Bắc xuống Nam khiến cho nó càng thêm quí giá và quan trọng, nên trong đời sống của con người, dừa là một cây không thể thiếu.

Các sản phẩm từ cây dừa còn ứng dụng trong học. Nước dừa ngọt mát là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng, bổ sung khoáng chất, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy cực kì hiệu quả. Nhân dừa non (hủ dừa) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.

Kết bài:

Cây dừa đã sống gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao đời nay. Hình ảnh cây dừa cần mẫn, kiên trì đi sâu vào nền văn hóa dân tộc, trở thành biểu tượng của tấm lòng kiên trung, bất khuất của con người. Những sản phẩm làm ra từ cây dừa mang đậm nét văn hóa dân tộc, góp phần truyền tải vẻ đẹp hồn hậu của dân tộc Việt nam ra với thế giới là niềm tự hào của nhân dân Nam bộ. Với con người, hơn một loài cây trồng, dừa là người bạn gắn kết với con người trong cuộc đời đầy sống gió, gian truân.

Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9

Những bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây bút bi

Thuyết minh về cây bút bi bài số 1

Đối với thế hệ học sinh những cây bút bi trở nên quen thuộc và không thể thiếu. Chiếc bút bi vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tươi sáng.

Đối với học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì sở hữu bút bi quen thuộc. Nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết ra những bài văn, giải được những bài toán…. Ngoài ra rất nhiều người sử dụng bút bi, sở hữu và sử dụng cây bút bi là việc không thể thiếu.

Bút bi phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào 1930. Sau khi nghiên cứu, ông phát hiện ra được một loại mực in giấy nhanh khô, sau đó ông nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực riêng. Hiện nay Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,… các loại đều có chung công dụng như nhau.

Bút bi được cấu tạo từ hai bộ phận vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng chất liệu nhựa, vỏ bút được thiết kế chắc chắn, đẹp, giúp cho bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút có hình trụ, dài và tròn, độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc. Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết thú vị như các con vật, hình siêu nhân…tạo cho các em thích thú khi sử dụng. Màu sắc vỏ bút đa dạng như xanh, đỏ, tím, vàng… phù hợp với nhu cầu màu sắc của các bạn trẻ.

Bộ phận ruột bút sẽ giúp chứa mực, giúp mực ra đều khi viết trên mặt giấy. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, bên trong rỗng chứa mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng giúp mực ra đều hơn. Ở ruột bút gắn lò xo nhỏ đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút. Ngoài ra thì bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy.

Sử dụng bút bi rất dễ bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút là có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi rất hữu ích và quan trọng đối với học sinh, người lao động trí óc. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ với nhau. Để sử dụng bút bi bền lâu dài, khi viết xong nên tắt bút, không ném linh tinh sẽ bị hỏng.

Chiếc bút bi đóng vai trò quan trọng với học sinh sinh viên, nó là người bạn đồng hành không thể thiếu giúp các em học tập tốt.

Thuyết minh về cây bút bi bài số 2

Con người xưa đã biết cách sử dụng tre, đá và lông chim, lông ngỗng để viết ra chữ. Cuộc sống hiện đại và để thuận tiện hơn khi viết lách, người ta phát minh ra bút bi. Cây bút bi tuy nhỏ bé nhưng rất quan trọng và giúp cách mạng hóa chữ viết.

Cây bút bi có nguồn gốc từ phương Tây, đến những năm cuối thế kỉ XIX, nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc, cây bút bi được sử dụng rộng rãi, phổ biến cho đến cuộc sống ngày nay.

Bút bi đang có 2 loại: bút dùng một lần và bút dùng để bơm mực nhiều lần. Nhưng phần lớn chúng ta hay dùng loại bút dùng một lần. Loại bút này có hai phần: ruột bút và vỏ bút. Phần ruột bút ống nhựa mềm hoặc cứng chứa mực đặc. Một đầu của ống mực gắn ngòi bút. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được.

Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý, vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống. Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm 1 lần nữa. Ruột của loại bút này làm bằng nhựa hay kim loại, cấu tạo vỏ thì không khác loại bút dùng một lần.

Bút bi có nhiều loại, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Một số bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi trung bình đạt từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá cao hơn.

Để bảo quản dùng lâu dài mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy phía đầu. Nếu như lâu ngày bạn không sử dụng thì bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút bút sẽ hết khô mực và viết được. Bút bi có sử dụng lâu dài được hay không là do người sử dụng.

Cây bút bi thật sự là phát minh to lớn của nhân loại. Bút bi bạn đồng hành với học sinh. Bút bi ngày nay dù có nhiều cải tiến, thêm nhiều chức năng khác nhau nhưng nhìn chung công dụng chính vẫn không thay đổi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Cây Dừa Những trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!