Xu Hướng 3/2023 # Vi Bằng Ghi Nhận Chứng Cứ Ghi Âm, Ghi Hình Và Dữ Liệu Điện Tử # Top 4 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vi Bằng Ghi Nhận Chứng Cứ Ghi Âm, Ghi Hình Và Dữ Liệu Điện Tử # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Vi Bằng Ghi Nhận Chứng Cứ Ghi Âm, Ghi Hình Và Dữ Liệu Điện Tử được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực tế những năm gần đây, trong hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như: đương sự cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng; trường hợp cung cấp hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông, hoặc tường hợp các trang web đăng tin vi phạm bản quyền sản phẩm hoặc sở hữu trí tuệ v.v… đã tìm đến Thừa phát lại. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của các đương sự thu thập chứng cứ đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS): Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho tòa trong quá trình tố tụng. Điều 94 BLTTDS quy định: Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; …Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Các thông điệp, dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Từ các quy định trên có thể thấy rằng, bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xác thực của băng ghi âm nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại ngày nay. Bạn không thể giao nộp chiếc máy, ghi âm, điện thoại có chức năng ghi âm, ghi hình cho Tòa án hoặc cho Luật sư. Vậy, có cơ quan hay tổ chức nào có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này? Câu trả lời là các văn phòng Thừa phát lại. Thừa phát lại được nhà nước bổ nhiệm trao cho các thẩm quyền mang tính quyền lực công mà trong đó có thẩm quyền lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. 1. Vi bằng ghi nhận sự kiện cung cấp chứng cứ ghi âm, ghi hình: Khi có người yêu cầu, bằng các nghiệp vụ chuyên môn và thẩm quyền của mình Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi ông Q. cung cấp nội dung và nguồn gốc hình ảnh ghi được từ một vụ tai nạn giao thông đó …Trong vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả lại buổi làm việc, xác nhận sự kiện đương sự cung cấp các thông tin, nôi dung và nguồn gốc đĩa ghi âm, ghi hình hình đó.

Thừa phát lại đã lập vi bằng ghi nhận sự kiện ông A ghi lại nội dung ghi âm thành văn bản và sao in đĩa CD kèm theo vi bằng, xác nhận nguồn gốc đĩa ghi âm đáp ứng yêu cầu về chứng cứ cho đương sự khi làm thủ tục khởi kiện. 2. Vi bằng ghi nhận các chứng cứ về dữ liệu điện tử.

Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và có giá trị chứng cứ trước Tòa hoặc các quan hệ pháp lý khác, là cơ sở vững chắc giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình./. Hoàng Hải

Băng Ghi Âm Có Được Coi Là Chứng Cứ Không?

23/09/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chứng cứ là căn cứ quan trọng đối với các đương sự trong vụ việc dân sự. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ trong iệc cung cấp chứng cứ? Các tài liệu nào được coi là chứng cứ hợp pháp? Công ty TNHH Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Các đương sự phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ mình có để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Đây là căn cứ quan trọng nhằm xác nhận, chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, có nhiều người không biết những tài liệu, văn bản bản nào được coi là chứng cứ hợp pháp.

Vì vậy, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực tố tụng dân sự, đặc biệt trong vấn đề chứng cứ trong tố tụng dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi tôi là bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất với nguyên đơn là bà T G. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà G lại lôi kéo được người làm chứng sai sự thật. Nhưng tôi có cuộn băng ghi âm cuộc đàm thoại với nhân chứng này vào thời gian trước khi xảy ra tranh chấp. Trong đó nhân chứng này đã xác nhận sự thật khách quan của sự việc trái ngược với lời chứng của họ trước toà.

Vậy tôi có thể cung cấp cuộn băng ghi âm này cho toà án để làm chứng cứ không? Theo quy định của pháp luật thì băng ghi âm có được coi là chứng cứ không?

– Thứ nhất, về việc cung cấp chứng cứ

Điều 6 Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:

“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

Khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

“5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;”

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau:

“2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định này bạn hoàn toàn có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án.

– Thứ hai, việc băng ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Theo Khoản 2 Điều 95quy định về xác định chứng cứ như sau:

Quyền Giữ Im Lặng, Ghi Âm, Ghi Hình Nếu Không Có Luật Sư

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định trực tiếp, cụ thể về “quyền im lặng”, nhưng qua Bộ luật Hình sự 2015 có thể thấy một số quy định gián tiếp được hiểu chung là quyền im lặng.

Quyền im lặng là quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, được xem là quy định tiến bộ vượt bậc, bảo vệ quyền công dân, giải quyết được những bất cập phát sinh khi cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lời khai bất lợi cho bị can, bị cáo hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội khi đưa ra truy tố, xét xử.

Hiện nay, có nhiều bị can, bị cáo đã ý thức được quyền lợi của mình và sử dụng quyền im lặng để bảo vệ bản thân. Gần đây nhất, tại tòa, bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bắc sĩ khoa hồi sức tích cực, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) đã bất ngờ đề nghị Hội đồng xét xử cho mình giữ quyền im lặng. Hay vụ việc gây xôn xao cách đây hơn 1 năm của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, khi đó Phương Nga từ chối không trả lời các câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát TP.Hồ Chí Minh và Hội đồng xét xử, thực hiện quyền im lặng của mình.

Sự việc diễn ra gần đây nhất là Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận 4 ông Nguyễn Hải Nam bị khởi tố, bắt giam về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác”. Ông Nam yêu cầu Cơ quan điều tra khi làm việc với ông phải có mặt của luật sư và phải được ghi âm, ghi hình. Nếu không có luật sư, không ghi âm, ghi hình, ông sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi ra tòa.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào sử dụng quyền im lặng cũng là tốt cho bị can, bị cáo vì việc thành khẩn khai báo của bị can, bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tòa án hoàn toàn có thể tuyên một bản án buộc tội bị cáo nếu có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Quyền im lặng là quyền gắn liền với con người, đây là một quy định đúng đắn, tiến bộ giúp làm giảm án oan sai, tránh bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, luật sư phải được tham gia từ giai đoạn đầu của vụ án để giúp phát hiện những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, tránh để người bị tam giam, tạm giữ thiếu hiểu biết pháp luật phải tự mình đối diện với cơ quan điều tra và bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình, bị mớm cung làm sai lệch bản chất của vụ án.

Người bi tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không khai báo để buộc tội mình trong mọi giai đoạn tố tụng và có quyền có luật sư bào chữa, đặc biệt trong những trường hợp luật định như người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần…. được đảm bảo có luật sư để giúp đỡ khai báo.

Vai trò của luật sư thể hiện rất rõ trong trường hợp này. Người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo khi đối diện với cơ quan điều tra luôn trong tình trạng lo sợ, yếu thế và thường không có hiều biết về pháp luật, không biết bảo vệ quyền lợi của mình.

Thời gian qua, những vụ án oan sai bị phanh phui, phát hiện, những trường hợp điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án, ép cung, mớm cung xảy ra rất nhiều và hậu quả để lại rất lớn và những đền bù về mặt vật chất hay công khai xin lỗi cũng không thể bù đắp được. Nếu việc thực hiện quyền có luật sư bảo vệ của người bị tạm giam, tạm giữ từ giai đoạn bị bắt, lấy lời khai được thực hiện tốt hơn, luật sư được tạo điều kiện để giúp đỡ thân chủ của mình thì quyền lợi chính đáng của người bị tạm tam, tạm giữ, bị can, bị cáo có thể thể được đảm bảo không bị xâm phạm.

Khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có luật sư thì việc lấy lời khai phải có mặt của luật sư, luật sư sẽ sử dụng quyền hợp pháp của mình để hỗ trợ pháp lý nói chung và hỗ trợ khi khai báo nói riêng.

Thực tiễn cho thấy trong công tác điều tra nếu không ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung, điều tra viên sẽ lạm quyền để thực hiện theo ý của mình. Trên thực tế những trường hợp oan sai do điều tra viên dụ dỗ, dọa dẫm, lừa lọc hoặc ép bị can nhận tội xảy ra rất nhiều.

Kể từ ngày 18/3/2018 Thông tư liên tịch số 03/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh có hiệu lực. Thông tư cũng quy định chậm nhất đến ngày 01/1/2020 việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử mới được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Trong giai đoạn điều tra, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được sử dụng trong trường hợp bị can hoặc người đại diên theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó để làm rõ hành vi phạm tội của bị can,pháp nhân thương mại, đồng phạm khác nếu có. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai.

Theo thông tư liên tịch 03/2018 cán bộ chỉ được thực hiện hoạt động tố tụng này khi bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đối với trường hợp lấy lời khai, hỏi cung pháp nhân thương mại phạm tội cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đăng ký với cán bộ chuyên môn của cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan điều tra,viện kiểm sát để được bố trí phòng chuyên dụng trong việc ghi âm, ghi hình có âm thanh.

Bị can, bị cáo nên làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

Ngay khi bị bắt, tạm giam, tạm giữ người bị tạm giam, tạm giữ nên yêu cầu có luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động điều tra. Luật sư sẽ là người hướng dẫn giúp thân chủ của mình biết cách bảo vệ, thực hiện quyền im lặng của mình trong những trường hợp cần thiết, tham gia vào quá trình hỏi cung, lấy lời khai.

Ngoài ra, sự có mặt của luật sư khi hỏi cung, lấy lời khai của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo còn giúp bị can, bị cáo không phải một mình đối diện với cơ quan điều tra, tránh được trường hợp bị ép cung, mớm cung, nhục hình hoặc các hành vi khác làm sai lệch bản chất vụ án, sai lệch hồ sơ, lời khai.

Khi chưa có luật sư tham gia hỏi cung, lấy lời khai cùng điều tra viên, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo có thể thực hiện quyền im lặng cho đến khi vụ án đưa xét xử.

Đồng thời, thông tư liên tịch số 03/2018 có hiệu lực từ ngày 18/3/2018, vì vậy người bị tạm giam, tạm giữ có thể yêu cầu phải có hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai, hỏi cung.

Người bị hỏi cung, lấy lời khai cũng cần phải chú ý việc ghi âm, ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung nhấn nút bắt đầu. Cán bộ phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung.

Hình Thức Xử Lý Hành Vi Tổ Chức Ghi Lô Đề

Bác của tôi có nghề chuyên ghi lô đề, theo tôi được biết thì nghề này pháp luật không cho phép và có khuyên can bác nhưng không được, vậy các anh chị cho em hỏi là hành vi này nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hay hình sự ra sao ạ?

Người gửi: Lê Ngọc Minh (Vĩnh Phúc)

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình;

– Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

2/ Hình thức xử lý hành vi tổ chức ghi lô đề

Căn cứ theo Điều 26 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi đánh bạc trái phép như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 249 của bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, nếu như bác của bạn mới bị phát hiện tổ chức ghi lô đề thì bác của bạn có thể chỉ bị xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức ghi lô đề với mức xử phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu như bác bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn vi phạm hoặc tổ chức với quy mô lớn, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vi Bằng Ghi Nhận Chứng Cứ Ghi Âm, Ghi Hình Và Dữ Liệu Điện Tử trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!