Xu Hướng 10/2023 # Vì Sao Dân Indonesia Phản Đối Dự Luật Việc Làm Được Cho Là Có Lợi Cho Người Lao Động? # Top 14 Xem Nhiều | Bac.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Vì Sao Dân Indonesia Phản Đối Dự Luật Việc Làm Được Cho Là Có Lợi Cho Người Lao Động? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Dân Indonesia Phản Đối Dự Luật Việc Làm Được Cho Là Có Lợi Cho Người Lao Động? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vì sao dự luật mà chính phủ Indonesia cho rằng cải cách kinh tế, thu hút đầu tư và tạo thêm việc làm cho người dân lại vấp phải sự phản đối dữ dội của chính tầng lớp lao động và các nhà môi trường?

Người biểu tình cầm biển hiệu “Dự luật việc làm biểu tượng cho cái chết của nền dân chủ” (Nguồn : Tribunnews)

Tại sao chính phủ Indonesia đề xuất dự luật việc làm?

Chính phủ Indonesia đã xây dựng Tầm nhìn Indonesia 2045 trong đó có các bước đi chiến lược để đưa Indonesia trở thành cường quốc kinh tế thứ 4 trên thế giới vào năm 2045. Quốc gia vạn đảo kỳ vọng một “làn sóng đầu tư” sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh “làn sóng thoát Trung” xảy ra ở nhiều quốc gia khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Đây cũng là trọng tâm của chính quyền Tổng thống Joko Widodo nhiệm kì hai để tăng trưởng kinh tế và thu hút các chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, sự chồng chéo và chưa thống nhất giữa các luật chuyên ngành đang là trở ngại chính trong việc tạo môi trường thân thiện cho các nhà đầu tư.

Ông Airlangga, Bộ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia cho biết, luật này là cần thiết để tạo việc làm cho người dân và cải thiện môi trường kinh doanh sau đại dịch. Indonesia hiện đang làm việc để xử lý Covid-19, có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu và quốc gia. Quý 2 năm 2023, tăng trưởng kinh tế Indonesia ghi nhận ở mức âm 5,32%. Đây là lần đầu tiên Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998. Bộ trưởng Airlangga cho biết, “có 43.600 quy định cần được giải quyết trước đại dịch” và khả năng cạnh tranh của Indonesia cũng “đang bị tụt hậu so với ASEAN”.

Tiến sĩ Pudjo Rahayu Risan, nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Hiệp hội Khoa học Chính trị Indonesia, nhận định, dự luật việc làm khuyến khích các nỗ lực tăng cường nền kinh tế quốc gia bằng cách tạo việc làm và ban hành các cơ sở thuế. Một trong những mặt tích cực của mục tiêu dự luật này là tạo công ăn việc làm cho 7 triệu người thất nghiệp trên toàn Indonesia. Luật này cũng được cho là có tác động tích cực đến lĩnh vực bất động sản vào năm 2023. Luật mới được kỳ vọng sẽ củng cố nền kinh tế quốc gia bằng cách cải thiện hệ sinh thái đầu tư và khả năng cạnh tranh của Indonesia, đặc biệt khi đối mặt với sự bất ổn và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Dự luật việc làm vấp phải làn sóng phản đối của người dân

Mặc dù được cho là tạo thêm việc làm cho người lao động nhưng dự luật này lại vấp phải sự phản đối rộng rãi của người dân Indonesia. Hàng ngàn người đã đồng loạt xuống đường biểu tình trên khắp các thành phố lớn. Nhiều nơi các cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn. Liên đoàn Lao động Indonesia tuyên bố khoảng 2 triệu công nhân từ 10.000 công ty ở 25 tỉnh trên toàn quốc sẽ thực hiện các cuộc đình công toàn quốc trong khoảng thời gian từ ngày 6-8/10/2023 để phản đối đạo luật sắp có hiệu lực.

Tầng lớp lao động Indonesia cho rằng dự luật mới sẽ làm tổn hại tới người lao động, những người vốn đang quay cuồng với “dư chấn kinh tế” của đại dịch Covid-19. Dự luật việc làm giảm thời gian nghỉ việc bắt buộc và cắt giảm tiền trợ cấp thôi việc của người lao động. Bên cạnh đó, dự luật cũng cắt các khoản trợ cấp thôi việc bắt buộc do người sử dụng lao động trả, từ 32 lần lương hàng tháng xuống chỉ còn 19 lần. Luật cũng sẽ cho phép thuê lao động hợp đồng và lao động bán thời gian thay cho nhân viên toàn thời gian.

Bên cạnh đó, các nhà môi trường cũng bày tỏ lo lắng về việc dự luật mới sẽ đẩy nhanh và kéo dài sự hủy hoại với môi trường. Theo quy định mới, các nghiên cứu về môi trường chỉ được yêu cầu đối với các khoản đầu tư được coi là “rủi ro cao. Điều này sẽ đẩy nhanh việc phá hủy những gì còn lại của rừng nhiệt đới nguyên sinh tại Indonesia. Nhiều nhà đầu tư toàn cầu dường như đồng tình với điều này. Trong một lá thư gửi tới chính phủ Indonesia chỉ vài giờ trước khi dự luật được thông qua, 35 công ty đầu tư hàng đầu quản lý tài sản trị giá 4,1 nghìn tỷ USD đã cảnh báo chính quyền Jokowi rằng Dự luật việc làm có thể gây ra những rủi ro mới đối với các khu rừng nhiệt đới của đất nước.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng kinh tế của các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng thường đổ dồn lên người nghèo. Việc cắt giảm các biện pháp bảo vệ người lao động sẽ làm tăng sự đề phòng của người dân Indonesia, với những hậu quả chính trị có thể xảy ra. Đặc biệt, nỗi đau kinh tế cũng có thể làm dấy lên xu hướng đáng lo ngại gần đây của Indonesia về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa độc quyền Hồi giáo./.

Luật Lao Động Mới Của Indonesia Bị Phản Đối

Nhiều video được truyền thông đăng tải cho thấy người biểu tình la hét, ném đá, đột nhập vào các tòa nhà và phóng hỏa gần dinh Tổng thống Indonesia ở Jakarta hôm 8-10, còn cảnh sát phun vòi rồng và bắn hơi cay để giải tán đám đông.

Theo các nhà tổ chức, biểu tình diễn ra ở hơn 60 địa điểm, từ tỉnh Aceh ở phía tây cho tới tỉnh Papua nằm cách đó hơn 4.800km.

Lo mất “an ninh việc làm”

Tất cả xuất phát từ Dự luật tạo việc làm (Omnibus), được Quốc hội Indonesia thông qua hôm 5-10 sau hơn 60 cuộc họp. Tuy nhiên, sự giận dữ đã xuất hiện từ lúc Indonesia lần đầu đưa ra bản dự thảo đầu năm nay.

Tổng thống Joko Widodo của Indonesia đã lên tiếng bảo vệ luật mới, cho rằng người biểu tình đang bị “thông tin sai lệch” kích động. Ông giải thích Indonesia cần luật Omnibus để tạo việc làm cho người dân trước tác động của dịch COVID-19.

Luật mới áp dụng một loạt sửa đối với các luật hiện hành. Trong đó, các sửa đổi với Luật lao động 2003 đặc biệt gây nhiều quan ngại. Theo luật trước đây, các gói trợ cấp nghỉ việc có thể kéo dài tới hơn 30 tháng. Tuy nhiên, luật mới giới hạn chi trả lương trong trường hợp này chỉ 19 tháng.

Luật mới cũng bỏ đi quy định ít nhất 30% diện tích rừng của các đảo phải được duy trì và cho chính quyền trung ương thêm nhiều quyền lực trong phân tích tác động với môi trường. Luật thậm chí cắt giảm chế độ nghỉ thai sản và kinh nguyệt của phụ nữ.

Nói chung, người lao động và các nhà hoạt động cho rằng luật mới quá ưu ái cho các doanh nghiệp, buông lỏng các biện pháp hạn chế để bảo vệ môi trường và tước đi quyền lợi của người lao động.

Luật mới ưu ái chủ doanh nghiệp?

Trước đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các luật hiện hành của Indonesia cản trở đầu tư.

Cụ thể, họ cho biết luật lao động của xứ sở vạn đảo đòi hỏi các gói trợ cấp thôi việc quá hào phóng khiến khó sa thải và thuê người lao động. Luật mới tìm cách thay đổi vấn đề này và tạo điều kiện thuận lợi để Indonesia thu hút đầu tư.

Luật mới dài 905 trang, gồm 15 chương, trong đó có các sửa đổi đối với 79 luật hiện hành như Luật lao động, Luật thuế và các luật quan trọng khác. Ông Joko Widodo – vốn xem luật mới là nền tảng của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai – tuyên bố sẽ cải thiện vị trí của Indonesia trong bảng xếp hạng về môi trường thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Báo Nikkei (Nhật Bản) lưu ý Indonesia hiện đang đứng sau Việt Nam trong bảng xếp hạng này và đây là một điều mà Jakarta đang lo trong bối cảnh các nước cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư đang di dời khỏi Trung Quốc.

Ông Bahlil Lahadalia, trưởng ban điều phối đầu tư của Chính phủ Indonesia, nói rằng có 153 công ty đã sẵn sàng đầu tư vào Indonesia khi luật mới có hiệu lực, giúp tạo ra việc làm.

Còn Tổng thống Widodo nói rằng nếu giới chỉ trích không đồng ý với luật mới, họ nên thách thức luật này tại Tòa án Hiến pháp Indonesia. Và hiện các nghiệp đoàn, các nhóm Hồi giáo đang muốn thách thức luật mới tại tòa án, trong khi một số lãnh đạo vùng công khai phản đối luật.

Vì Sao Người Hong Kong Biểu Tình Phản Đối Dự Luật Dẫn Độ?

Người biểu tình Hong Kong mang thông điệp phản đối dự luật dẫn độ ngày 9/6 (Ảnh: Reuters)

Theo Thời báo Hoa nam Buổi sáng, Anna Chan Wah, một thiếu niên, đã xuống đường hòa vào biển người biểu tình bất chấp cái nóng gay gắt, địa điểm chật hẹp và thậm chí là nỗi sợ hãi đấu tranh thất bại.

“Chúng tôi biết cuộc biểu tình đường phố hôm nay sẽ không thay đổi được gì, nhưng chúng tôi ở đây để đấu tranh cho nền dân chủ tại Hong Kong và để chứng tỏ rằng chúng tôi vẫn có tiếng nói”, Chan nói.

Đó là vào năm 2003, khi Chan, khi đó là một học sinh lớp 6, trò chuyện với Thời báo Hoa nam Buổi sáng trong cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh quốc gia, vốn thu hút khoảng nửa triệu người xuống đường.

Và hôm qua, tâm lý tương tự cũng diễn ra ở Hong Kong, khi hàng trăm người đổ ra đường trong một cuộc biểu tình quy mô lớn, được cho là lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Lần này, cuộc biểu tình là nhằm phản đối một dự luật dẫn độ, có thể cho phép dẫn độ các nghi phạm tới những nơi có hệ thống luật pháp kém mạnh.

Nhiều người biểu tình hôm qua nói rằng họ không kỳ vọng dự luật sẽ bị hủy bỏ. Nhưng họ vẫn không từ bỏ các nỗ lực. Nhiều người muốn chứng tỏ điều đã ăn vào máu của người Hong Kong, khẳng định tự do và xuống đường để gửi đi một thông điệp.

Aniken Pang Hoi-tin, một sinh viên 21 tuổi, có thái độ giống Chan vào năm 2003. “Tôi không quan tâm liệu hành động của mình sẽ ảnh hưởng gì tới quyết định của chính quyền. Tôi chỉ biết rằng tôi phải làm điều gì đó để bảo vệ nơi tôi đang sống”, Pang nói. “Những người nắm quyền lực cần bảo vệ người dân”.

Hong Kong đã được Anh trao trả cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997 trên mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Đặc khu này được cam kết về quyền tự trị rộng rãi và các quyền tự do khác, trong đó có một hệ thống pháp lý riêng. Hong Kong và Trung Quốc đại lục cũng không có thỏa thuận dẫn độ.

Janus Wong, 40 tuổi, một người làm công tác xã hội, thừa nhận khả năng chính quyền có thể phớt lờ các kêu gọi của những người biểu tình, dù các nhà tổ chức ước tính hơn 1 triệu người đã xuống đường để nói lên tiếng nói hôm qua.

Người biểu tình đối đầu cảnh sát trong biểu tình ở Hong Kong

Cuộc biểu tình hôm qua bắt đầu ôn hòa vào đầu giờ chiều và tiếp tục tới đêm. Đến giữa đêm qua, “biển” người biểu tình đã đi qua trung tâm thành phố và tập trung bên ngoài khu trụ sở chính quyền thành phố ở quận Admiralty. Làn sóng biểu tình đã làm gợi nhớ tới cuộc biểu tình lịch sử vào năm 2003.

Nhưng sau nửa đêm, tình hình đã xấu đi. Các cảnh tượng bạo lực đã bùng phát bên ngoại trụ sở Hội đồng Lập pháp, khi những người biểu tình xô đổ các hàng rào cảnh sát. Cảnh sát đã phải đáp trả bằng dui cui và hơi cay. Các camera đã quay được cảnh các vụ xô xát, ẩu đả dữ dội trong đêm.

15 năm trước, những người biểu tình giận dữ xuống đường vì nhiều lý do, từ dự luật an ninh quốc gia tới dịch Sars bùng phát và nền kinh tế trì trệ. Nhưng những người tham gia cuộc biểu tình hôm qua chỉ có một lo ngại: dự luật dẫn độ có thể dẫn tới những phiên tòa không công bằng.

Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình tại Hong Kong tối ngày 9/6 (Ảnh: Reuters)

Matthew Ng Kwok-bun, 50 tuổi, người từng tham gia cuộc biểu tình vào năm 2003, nói ông không tin vào nhà lãnh đạo đặc khu, người mà ông cho là nên đóng tốt vai trò gác cổng trong việc xử lý các yêu cầu dẫn độ từ đại lục.

“Đó là một thời khắc đáng chú ý với Hong Kong và tôi không có lựa chọn nào khác dù không phải là người hay tham gia các cuộc biểu tình”, ông nói.

Có nhận định cho rằng phản ứng mạnh mẽ từ rất đông các thành phần tham gia cuộc biểu tình hôm qua là chưa từng có, và khác hẳn với làn sóng giận dữ vào năm 2003. Mọi người thể hiện lo ngại của họ bằng việc thành lập các nhóm riêng, thay vì sử dụng các nền tảng thể chế. Hàng trăm người đã ký vào các đơn thỉnh cầu trên mạng hồi tháng trước để phản đối dự luật, bao gồm các học, các cựu sinh viên đại học và các bà nội trợ.

Oscar Fung Chun-yu, một nghệ sĩ 38 tuổi, cho hay một số những người bạn của anh đã từ bỏ sau phong trào “Dù vàng”. “Nhưng những gì xảy ra hôm nay đã cho thấy rằng người Hong Kong không thay đổi. Họ vẫn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình và vẫn còn cơ hội để tất cả chúng tôi sát cánh cùng nhau”.

Edmund Cheng Wai, một nhà khoa học chính trị tại Đại Baptist, cho rằng cuộc biểu tình hôm qua là một chương đáng chú ý trong lịch sử Hong Kong. Ông cho rằng người Hong Kong, dù trẻ hay già và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đã cùng nhau xuống đường để đấu tranh cho chỉ một lý do, trái ngược so với cuộc tuần hành năm 2003.

Cheng cho rằng một ai đó trong chính quyền trong chính quyền Hong Kong phải chịu trách nhiệm cho sự tranh cãi của dự luật, nói thêm rằng sự tranh cãi đã gây tổn hại cho chính sự lãnh đạo của Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Trở lại năm 2003, nữ sinh Chan có thể đã không hi vọng về khả năng thay đổi dự luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, 4 ngày sau cuộc biểu tình, chính quyền đã nhượng bộ và hủy dự luật.

Vào hôm qua, dù những người biểu tình tỏ ra không lạc quan, nhưng họ nói rằng họ xứng đáng nhận được sự phản hồi thích hợp từ chính quyền.

Một phụ nữ nội trợ họ Wong, 70 tuổi, nói thay nhiều người, rằng chính quyền phải tôn trọng những người biểu tình. Bà thề sẽ tiếp tục biểu tình chừng nào chính quyền vẫn im lặng.

“Đây là một luật hà khắc. Nó sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của chúng ta”, bà nói.

An Bình

5 Điểm Mới Của Luật Bhxh Có Lợi Cho Người Lao Động

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày1/1/2023 với rất nhiều điểm mới quan trọng theo hướng cólợi cho người lao động. Luật quy định chi tiếthơn một số chính sách về bảo hiểm xã hội so với hiện hành và bổ sung thêm nhiềuchính sách mới có lợi cho người lao động. Đặc biệt, năm 2023, chưa có thay đổi về tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc.

Cụ thể, năm 2023, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 26% tiền lương tháng, mức đóng này được giữ từ ngày 1-1-2014 đến nay và chưa thay đổi. Trong đó, NLĐ đóng bằng 8% tiền lương tháng đóng BHXH (vào quỹ hưu trí và tử tuất); người sử dụng lao động đóng bằng 18% tiền lương tháng đóng BHXH (14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% vào quỹ ốm đau, thai sản).

Từ 1-1-2023, những người hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (như công chức, viên chức nhà nước), thì tiền lương để tính đóng BHXH không thay đổi, vẫn đóng BHXH theo tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tuy nhiên, theo Luật BHXH 2014 thì đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì sẽ thực hiện theo lộ trình: Từ ngày 1-1-2023 đến 31-12-2023, tính đóng BHXH theo mức lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ). Như vậy, so với quy định trước đây, tiền lương tính đóng BHXH giai đoạn 2023-2023 có thêm khoản phụ cấp lương.

Từ ngày 1-1-2023, trở đi tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Luật BHXH 2014 cũng mở rộng bổ sung thêm 3 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bao gồm: Cán bộ xã không chuyên trách (thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất) thực hiện từ năm 2023; Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (không nhất thiết đã tham gia BHXH trước khi đi); Người lao động theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 tháng (từ năm 2023); Lao động là người nước ngoài (năm 2023).

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.

Tăng mức trợ cấp ốm đau

Các mức trợ cấp ốm đau được điều chỉnh tăng so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày thay vì chia 26 ngày như hiện hành. Mức hỗ trợ ốm đau dài ngày (sau 180 ngày) tăng lên 50% thay vì 45% như hiện nay.

Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Bổ sung chế độ thai sản

Luật Bảo hiểm xã hội mới điều tăng thời gian hưởng thai sản khi sinh con lên 6 tháng cho phù hợp với Bộ luật Lao động.

Luật cũng thêm chế độ lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Theo đó, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu sinh đôi và thêm 3 ngày/con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, nguyên tắc đóng – hưởng (vì người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản cho lao động nam). Mặt khác, trong thực tế khi người vợ sinh con, người cha vẫn phải nghỉ việc một số ngày để chăm sóc vợ và con nhỏ.

Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ muốn được nhận chế độ thai sản chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thay vì 6 tháng như quy định trước đó.

Luật mới cũng bổ sung chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Điều chỉnh chế độ hưu trí

Luật mới quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Theo đó, sửa đổi điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo hướng: tăng dần mỗi năm 1 tuổi từ 01/01/2023 đến khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên (hiện nay là nam 50 và nữ 45 tuổi trở lên); đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tuổi nghỉ hưu là nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi;

BHXH một lần:

Luật tăng mức trợ cấp BHXH một lần từ 1,5 tháng lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Luật này cũng sửa đổi điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng hạn chế tối đa việc hưởng BHXH một lần, trừ một số trường hợp đặc biệt như: đã hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nhằm giải quyết nhu cầu phần đông của người lao động Quốc hội ban hành Nghị quyết số 93/2023/QH13 (vẫn tiếp tục áp dụng Điều 55 Luật BHXH năm 2006 về quy định hưởng BHXH 1 lần, đồng thời giữ nguyên Điều 60 Luật BHXH năm 2014).

Sửa đổi quy định về mức phạt tiền lãi đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng BHXH (hiện nay bằng lãi đầu tư của quỹ BHXH).

Quy định này nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH do mức lãi tương đối cao, đồng thời hạn chế được việc chậm đóng BHXH do người sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng BHXH để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thay vì phải đi vay ngân hàng với lãi xuất cao hơn và thủ tục phức tạp hơn.

(Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH 2014) Theo Báo Pháp luật TPHCM

Quyền Lợi Người Lao Động Bị Nghỉ Việc Vì Dịch Covid

Dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất kinh doanh, cho nhân viên nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ làm. Vậy quyền lợi của người lao động lúc này thế nào?

Công ty cho nhân viên nghỉ việc không lương – Đúng hay sai?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động được phép cho người lao động ngừng việc nhưng với điều kiện phải trả lương.

Tiền lương ngừng việc như sau:

Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm… thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Và như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người lao động phải ngừng việc, nghỉ làm do dịch Covid-19 thì sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Điều 3 Nghị định 90 năm 2023 quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau:

Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;

Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;

Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;

Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

Công ty được chấm dứt hợp đồng với nhân viên vì dịch bệnh?

Thay vì cho nhân viên tạm thời nghỉ việc, nhiều công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động. Lý do đưa ra là do dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc công ty gặp tổn thất nặng nề.

Pháp luật hoàn toàn cho phép các công ty làm việc này. Bởi theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012:

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (địch họa, dịch bệnh…) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, trong trường hợp này, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trước đó.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.

Chế độ tiền lương của người lao động bị cách ly vì Covid-19

Như đã đề cập, trong trường hợp người lao động đang làm việc bình thường mà phải ngừng việc do cách ly vì dịch bệnh (không do lỗi của người lao động lẫn người sử dụng lao động) thì người lao động được nhận lương ngừng việc với mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Điều đặc biệt hơn, theo khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2012, nếu nghỉ làm vì cách ly mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là gây thiệt hại thì người lao động cũng không phải bồi thường.

Chế độ bảo hiểm của người lao động bị cách ly vì Covid-19

Cụ thể:

Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện;

Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú;

Trường hợp cách lý tại cơ sở: Giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế do cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp;

Trường hợp cách ly tại nhà: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú cấp.

Về chế độ ốm đau của người lao động:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động sẽ được nghỉ chế độ ốm đau:

30 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

40 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

60 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên mà làm việc trong điều kiện bình thường.

Với những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thì được nghỉ thêm 10 ngày/năm.

Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng và bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nếu nghỉ theo ngày thì mức trợ cấp ốm đau một ngày bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày.

Thùy Linh

Điều 60 Luật Bhxh 2014: Lợi Hơn Cho Người Lao Động

30/03/2023 13:42 PM

Khuyến khích người lao động tích lũy thời gian đóng BHXH

Trong 2 ngày 26 và 27 tháng 3, công nhân tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh đã đình công để bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết bảo hiểm xã hội một lần.

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, quy định Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 sẽ giúp người lao động hưởng nhiều quyền lợi hơn so với quy định hưởng BHXH một lần ở Luật BHXH cũ.

Thực tế, quy định này nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu, tích lũy thời gian đã đóng BHXH để có thể hưởng lương hưu theo quy định thay vì nhận BHXH một lần. Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu sau này.

Nếu như ở quy định cũ người lao động chỉ hưởng BHXH một lần, thì Luật BHXH năm 2014 cho phép người lao động chưa hết tuổi lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động có thêm nhiều quyền lợi như: Được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm…

Lý giải nguyên nhân vì sao quy định mới về BHXH có lợi hơn cho người lao động nhưng vẫn diễn ra cuộc đình công của công nhân, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, trong công tác tuyên truyền pháp luật, người phổ biến luật phải hiểu các lý do sau các quy định mới. Việc phổ biến tuyên truyền không đơn thuần chỉ là nhắc lại quy định mà phải chỉ rõ được quy định mới tại sao lại như vậy? Quy định mới tốt hơn quy định cũ đối với người lao động, doanh nghiệp ra sao? Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến cần ghi nhận các trường hợp cá biệt để đưa vào các hướng dẫn thực hiện các luật.

Tuyên truyền toàn diện để người lao động thấy rõ lợi ích

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá, vụ việc này có thể không phải người lao động phản ứng với Điều 60 của Luật BHXH mà là do họ chưa được phân tích, tuyên truyền rõ lợi ích, hơn kém của quy định bảo lưu BHXH với việc nhận BHXH một lần.

Để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định tình hình, Bộ LĐTB&XH đã có công văn đề nghị các Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tuyên truyền về Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 đối với BHXH một lần cần tuyên truyền, giải thích để người lao động hiểu rõ những lợi ích của quy định này so với trước đây.

Cụ thể, quy định này nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH để có thể hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện về thời gian tham gia và tuổi nghỉ hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận BHXH một lần.

Khi người lao động chưa hết tuổi lao động và chấm dứt hợp đồng lao động phải nghỉ việc thì được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm để có việc làm mới.

Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu.

Trường hợp không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu với nhiều quy định mới tạo thuận lợi cho người lao động như bổ sung phương thức đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi hết tuổi lao động, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện, thời gian đóng BHXH trước đây vẫn được bảo lưu và cộng dồn với thời gian tham gia BHXH tự nguyện.

Khi người lao động được hưởng lương hưu hằng tháng thì quỹ BHXH đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động.

Người lao động trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất bao gồm: Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm người lao động chết; nếu đóng đủ 15 năm trở lên mà chưa hưởng BHXN một lần thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, nếu chưa đủ 15 năm đóng thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần bằng mức trợ cấp BHXH một lần.

Như vậy, trong bất cứ trường hợp nào thì người lao động cũng đều có lợi so với nhận BHXH một lần.

11,316

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Dân Indonesia Phản Đối Dự Luật Việc Làm Được Cho Là Có Lợi Cho Người Lao Động? trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!