Xu Hướng 3/2023 # Which Kind Of Lawyer Do You Need For Your Case? Phân Biệt Barrister # Top 10 View | Bac.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Which Kind Of Lawyer Do You Need For Your Case? Phân Biệt Barrister # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Which Kind Of Lawyer Do You Need For Your Case? Phân Biệt Barrister được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ví dụ: Their lawyers told them that they couldn’t use the park for the concert without permission from the city(Các luật sư nói với họ rằng không thể sử dụng công viên cho buổi hòa nhạc mà không có sự cho phép của thành phố.)

Tuy nhiên trong ngành luật có một sự phân biệt rõ ràng hơn về từ Lawyer dựa trên công việc cụ thể mà một luật sư đảm nhận. Đó là Solicitor và Barrister.

2. SOLICITOR & BARRISTER – Solicitor là người tư vấn pháp luật cho thân chủ về một ngành luật chuyên biệt ví dụ như hôn nhân gia đình, bất động sản, nhập cư…..thay mặt thân chủ chuẩn bị các đơn thư, văn bản pháp lý ví dụ như lập di chúc (will), hợp đồng (contract) và không phải là người đại diện trước tòa. Ví dụ: She had apparently instructed solicitors to deal with the matter on her behalf. ( Rõ ràng là cô ấy đã đề nghị các luật sư thay mặt cô ấy giải quyết vấn đề)

– Ở Anh và một số nước phương Tây, còn có từ paralegal chỉ người được đào tạo để giúp việc cho luật sư, hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, tài liệu và làm các việc chi tiết (tasks) còn luật sư thì thụ lý toàn bộ vụ việc (case), còn có thể gọi là legal assistant. Do đó, một paralegal không được phép tư vấn pháp luật cũng như đại diện cho thân chủ.

– Solicitor không có quyền “cãi” trước tòa, vậy thì ai có thể làm việc đó? Là Barrister, nên được dịch ra sát nghĩa tiếng Việt là trạng sư (thầy cãi) để phân biệt với luật sư. Barrister (hay còn gọi là counsel) là những người đại diện cho thân chủ để cáo buộc hoặc biện hộ trước tòa. Trước đây, chỉ có barrister mới có độc quyền (monopoly) được đại diện cho các thân chủ tại Tòa tối cao (The High Court) và Tòa Thượng Thẩm, còn gọi là tòa Phúc Thẩm (The court of appeals). Tuy nhiên, độc quyền này hiện nay đang dần được xóa bỏ. Các luật sư cố vấn -solicitor sẽ chuẩn bị mọi văn kiện, giấy tờ, hồ sơ cho barrister để tranh tụng trước tòa. Nói cách khác, trong các vụ việc cần phải giải quyết tại tòa án, solicitor giữ vai trò là người giúp việc cho barrister.

– Hiện nay, ở Việt Nam có một số công ty luật và văn phòng luật sư dung từ Counsellor để chỉ chức năng tư vấn luật. Dùng như vậy có phần chưa thật chuẩn vì theo tiếng Anh Mỹ và tiếng Anh Ai Len (Irish English), Counsellor (hay Counsellor-at-law) phải được hiểu là trạng sư (barrister) mới đúng.

* Lawyer và Attorney là những từ chỉ nghề Luật sư nói chung. * Solicitor là Luật sư chuyên tư vấn, hỗ trợ cho thân chủ trong một lĩnh vực luật cụ thể. * Paralegal là người giúp việc, trợ lý cho Luật sư * Barrister/Counsel là Trạng sư đại diện cho thân chủ trước Tòa.

Nói tóm lại, nếu Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giành lại công lý, chúng ta cần rất nhiều luật sư (lawyer) giỏi, trong đó cụ thể, cần có các luật sư cố vấn (solicitor) chuyên về luật Biển UNCLOS để chuẩn bị hồ sơ, bằng chứng và thủ tục cho vụ kiện (case), và quan trọng là có những luật sư tranh tụng (barrister) giỏi nhất với lý lẽ đanh thép, luận cứ chặt chẽ nhất để bắt chính phủ Trung Quốc phải cúi đầu nhận tội.

– Chức vụ tương đương với Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ở Việt Nam ở Vương Quốc Anh được gọi là Director of Public Prosecutions

– Nếu bạn đọc được đâu đó trên một từ báo Anh “Sir James Bond, KC” thì đừng quên rằng KC là viết tắt của King’s C ounsel là tước hiệu được Nữ hoàng Anh phong cho những trạng sư cao cấp.

Hoàng Huy. Bản quyền thuộc về English For All (EFA)

Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh. Phân biệt Barrister – Lawyer- Solicitor và các từ chỉ Luật sư. Phân biệt các từ chỉ luật sư trong tiếng Anh.

Phân Biệt Luật Và Bộ Luật

a/ Thẩm quyền tập thể: một tập thể như là quốc hội, chính phủ, hội đồng thẩm phán, hội đồng nhân dân… thì ban hành VBQPPL ở dạng Luật, nghị quyết, thông tư liên tịch… Ví dụ: – Hiến pháp, Bộ luật, Luật của quốc hội – Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. – Nghị định của Chính phủ.- – Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội – Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, – Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.b/ Thẩm quyền cá nhân: một cá nhân như là Chủ tịch nước, bộ trưởng, chủ tịch xã… thì ban hành VBVPPL ở dạng Lệnh, thông tư, quyết định, chỉ thị.

* Ví dụ: – Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. – Thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao – Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. – Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

* VD1: Các tranh chấp trong mua bán thương mại không được hai bên thoả thuận (Điều chỉnh mặc nhiên trong luật thương mại). Toà án sẽ viện dẫn Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp;

* VD2: Tranh chấp chia tài sản khi nam nữ sống với nhau như vợ chồng (nhưng không đăng kí kết hôn). Toà án sẽ dựa vào vấn đề tranh chấp được quy định trong Bộ luật dân sự

* VD3: Trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm pháp lý hành chính, TNPL dân sự, TNPL kỷ luật…) khi vi phạm pháp luật nếu không bị chế tài trong các Nghị định hoặc Thông tư nào thì sẽ được dẫn chiếu điều chỉnh trong Bộ luật hình sự.

c/ Có mấy Bộ Luật ở Việt Nam?

Ở VN có các Bộ luật sau: – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003; – Bộ Luật Dân sự 2005; – Bộ Luật Hàng hải 2005; – Bộ Luật Hình sự 1999 – Sửa đổi bổ sung 2009; – Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004-SĐBS 2011; – Bộ Luật Lao động 2012

3. Phân biệt Bộ luật dân sự với Tố tụng dân sự; phân biệt Bộ luật hình sự với tố tụng hình sự a/ Dân sự và Tố tụng dân sự:

– Bộ Luật dân sự quy định tính pháp lý, các chuẩn mực ứng xử của cá nhân, tổ chức; quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động gọi chung là quan hệ dân sự. Bộ luật dân sự cũng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự.

– Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án…

Bộ luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích công dân, tổ chức; duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Luật

Trong Pháp Luật Việt Nam có rất nhiều loại văn bản khác nhau như Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Thông tư liên tịch, … Qua bài này, Thế giới Luật sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ ràng về bốn loại văn bản chính là Luật – Nghị định – Nghị quyết – Thông tư.

Trừ Luật ra, còn lại Nghị quyết, Nghị định, Thông tư đều là văn bản dưới luật. Thứ tự các loại văn bản luật và hiệu lực cao thấp như sau :

Cho đến hiện tại, Hiến Pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất :

Hiến pháp là VBQPPL có giá trị pháp lý cao nhất. Là một đạo luật quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:

Chế độ chính trị

Chế độ kinh tế

Chế độ văn hóa, xã hội

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Vì vậy, Hiến pháp còn được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. Đây là cơ sở để hình thành nên khung pháp lý của quốc gia và là cơ sở để xây dựng các đạo luật. Tất cả các VBQPPL đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Ở nước ta hiện nay chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (Điều 147 Hiến pháp năm 1992).

1. Luật

Là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành.

Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…

Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.

Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…

Luật được Quốc hội ban hành để quy định về :

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

Quốc phòng, an ninh quốc gia;

Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

Chính sách cơ bản về đối ngoại;

Trưng cầu ý dân;

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về :

Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

Đại xá;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thường ban hành nghị quyết để quy định:

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;

Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;

Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Nghị định

Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng lĩnh vực (nhà nước, doanh nghiệp..).

Nghị định được Chính Phủ ban hành để quy định về :

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Thông tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.

Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.

Thegioiluat.

Phân Biệt Văn Bản Hành Chính Thông Thường Và Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Do Hđnd Và Ubnd Ban Hành

Mặc dù công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thời gian qua có bước tiến bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng tiếp cận công việc của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra văn bản được nâng lên. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 tại hầu hết các cấp hành chính của các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Ngoài bất cập giữa yêu cầu xây dựng văn bản QPPL và năng lực soạn thảo, việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo chưa thực hiện nghiêm thì việc lúng túng trong phân biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản thông thường lại là nguyên nhân chính dẫn đến việc ban hành nhiều văn bản QPPL không đảm bảo về thể thức và nội dung theo quy định. Trong phạm vi bài viết này, xin đi sâu phân tích các đặc trưng của VBQQPPL và phân biệt văn bản QPPL với các loại văn bản thông thường khác.

Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND 2004 định nghĩa về văn bản QPPL của HĐND, UBND tại khoản 1, Điều 1 như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”Dấu hiệu quan trọng để nhận dạng một văn bản QPPL Có thể thấy rằng, định nghĩa về văn bản QPPL nói chung cũng như văn bản QPPL của HĐND, UBND nói riêng chưa thực sự thoả mãn yêu cầu của các cán bộ thực thi pháp luật. Bởi vì, trên thực tế, dù đã có định nghĩa, nhưng chúng ta thường gặp khó khăn khi xác định một văn bản cụ thể có phải là văn bản QPPL hay không. Vậy, đâu là dấu hiệu quan trọng để nhận dạng một văn bản QPPL hay một văn bản “có tính quy phạm”? Có quan điểm cho rằng, dấu hiệu văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục luật địnhlà dấu hiệu quan trọng, có tính chất quyết định để nhận dạng đó là văn bản QPPL. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác cho rằng, việc chứa đựng ” QPPL” mới thực sự là dấu hiệu cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất để xác định văn bản QPPL. Vì sao có thể nói như vậy? Bởi vì, việc dự kiến ban hành một văn bản có chứa đựng ” QPPL” là yếu tố đầu tiên được xác định trong toàn bộ quá trình ban hành văn bản. Chính yếu tố này đặt ra yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản phải tuân theo trình tự, thủ tục của việc ban hành văn bản QPPL. Nói cách khác, nếu không có QPPL thì việc soạn thảo và ban hành văn bản cũng không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của văn bản QPPL và cũng không đòi hỏi phải được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định, thậm chí đó là thẩm quyền được Hiến pháp quy định. Như vậy, dấu hiệu ” được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định” chỉ là một dấu hiệu phái sinh từ dấu hiệu ” chứa đựng QPPL” mà thôi và nó hoàn toàn phụ thuộc vào dấu hiệu ” chứa đựng QPPL“. Cũng chính vì vậy mà ngay cả thẩm quyền đặt ra các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau cũng cần phải phân biệt chủ thể nào có thẩm quyền ban hành – ” thẩm quyền nội dung” – để phân biệt với ” thẩm quyền hình thức ” (thẩm quyền được ban hành hình thức nào của văn bản QPPL). Cần phải nói thêm rằng, việc chứa QPPL là đặc trưng của văn bản QPPL, ngay cả khi văn bản đó chỉ chứa duy nhất một QPPL.

Các dấu hiệu của văn bản QPPL, theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL là tương đối rõ. Nhưng tại sao, trên thực tế, chúng ta lại luôn gặp khó khăn khi xác định một văn bản cụ thể là văn bản QPPL hay văn bản cá biệt hoặc văn bản quản lý điều hành hành chính? Thực ra, những rắc rối trong việc phân biệt văn bản QPPL và các văn bản khác không nằm trong các dấu hiệu của văn bản QPPL nêu trên và cũng không xuất phát từ khái niệm của Luật Ban hành văn bản QPPL mà từ chính cách hiểu thế nào là ” QPPL” có trong các văn bản QPPL. Vì vậy, cần phải tìm hiểu thêm các dấu hiệu đặc trưng của chính các QPPL này. QPPL không đơn thuần chỉ là các quy tắc xử sự chung theo quy định của các Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà các quy tắc xử sự chung, khi đặt vào văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hiến định hoặc luật định, chúng có màu sắc khác với các quy tắc xã hội khác (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo…) bởi tính cưỡng chế của bộ máy công quyền và việc tuân thủ chúng là bắt buộc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Which Kind Of Lawyer Do You Need For Your Case? Phân Biệt Barrister trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!