Xu Hướng 12/2023 # Xuân Sách Nói Về Phá Vây Của Phù Thăng # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xuân Sách Nói Về Phá Vây Của Phù Thăng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xuân Sách viết về PHÁ VÂY của Phù Thăng

Thiếu úy Nguyễn Trọng Phu là lính trinh sát của Trung đòan 42 nổi tiếng, chiến đấu trong vùng địch hậu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Anh có năng khiếu và máu mê văn chương. Tác phẩm đầu tay truyện ngắn “Con những người du kích” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1958 được giải cao trong cuộc thi với bút danh ngồ ngộ: Phù Thăng, đó là cách nói lái “thằng Phu”. Thằng Phu có thân xác nhỏ thó, còm cõi, trọng lượng du di trong khỏang từ 37-42 kg. Vì sao anh trụ lại được trong bộ đội, lại là trinh sát vừa cực nhọc vừa nguy hiểm. Đấy là nhờ có cái đầu to quá khổ và cặp mắt sáng trưng. Nhờ cặp mắt và trí nhớ cực tốt mà anh làm được trinh sát.

– Chào anh, tôi đã đọc “Con những người du kích”

– Tôi cũng vừa đọc cái “Đứa con” của anh trên báo Quân đội nhân dân.

Phù Thăng hỏi tôi:

– Con có khóc mẹ mới cho bú, ta cũng phải trinh sát xem thực hư thế nào, nếu trời phù hộ hai thằng mình được về trại thì đúng là lên thiên đường. Tôi đã tích lũy được một số vốn kha khá trong cuộc chiến địch hậu, ông biết rồi đấy, ở đơn vị mình có viết một cái truyện ngắn cũng phải dấu giếm kín đáo, muốn viết dài hơi phải có thời gian và điều kiện. Xong việc công trường ông về Hà Nội vào Tạp chí Văn nghệ quân đội thăm dò xem sao. Nào ta cạn chén với niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Sau đó chúng tôi được gọi về dự trại sáng tác của Tạp chí VNQĐ thật. Trại đặt ở Thanh Liệt ngoại thành. Ở trại Phù Thăng viết tiểu thuyết Phá vây khiến tiếng tăm nổi như cồn, nhưng cũng vì Phá vây mà anh phải hứng chịu một tai nạn cực kỳ vô duyên và đắng cay tới số.

Nhà văn Phù Thăng

Hồi đó chúng tôi còn trẻ, làm lính nếm mùi bom đạn nên bớt sợ súng, còn về văn chương thì đúng là “điếc không sợ súng”. Chúng tôi lao vào công việc như trâu bò, trời nóng, không có quạt, điện chập chờn chỉ có mấy bóng đèn đỏ quạch, đêm muốn viết phải chong đèn dầu, sáng ra thằng nào thằng nấy lỗ mũi đen xì vì hít muội khói. Hoàng Văn Bổn xương xẩu vêu vao cày đã ghê nhưng còn kém Phù Thăng một bậc. Trong vòng hơn một tháng hắn viết được hơn ba trăm trang bản thảo. Viết bằng bút thường chấm mực trên khổ giấy pơ luya mỏng đặt trên tờ bìa dày có kẻ hàng làm chuẩn. Chữ hắn đều tăm tắp đẹp mê hồn. Sau này đưa xuống nhà in công nhân cứ thế sắp chữ lên khuôn in ra trên 600 trang (có thể ghi vào kỷ lục Ghinet).

Phá vây bán chạy như tôm tươi, dư luận khen ngợi. Đề tài chiến tranh địch hậu còn mới, là quyển sách hay vào thời đó (1961). Tiền nhuận bút so với bây giờ là rất cao. Trên ba ngàn đồng, trừ ăn khao Phù Thăng còn xây được ngôi nhà ở quê cho cha mẹ, hắn khoe với tôi không kém gì nhà chánh tổng và coi như đã làm được việc báo hiếu.

Thời đó người viết ít, có sách được in càng hiếm. Thơ văn thường in chung, ai giỏi lắm mới được in riêng một tập trên dưới trăm trang có hàng chữ ngang trên đầu “Tác phẩm đầu mùa”. Năm 1962 tôi cũng được Nhà xuất bản Văn học cho in một tác phẩm đầu mùa chưa được trăm trang mà đã sung sướng lắm. Huống chi Phù Thăng xuất hiện với cuốn tiểu thuyết dày cộp, lại được dư luận chú ý thì quả là một hiện tượng. Cứ thế mà “phù nổi” mà “thăng thiên” thì cũng không có gì quá đáng. Khao bạn bè ở cửa hàng nổi tiếng với menu tám món trên phố Hàng Buồm giá cố định cứ 5 đồng một người. Khổ chủ Phù Thăng đặt vò ruợu nút lá chuối khô lên bàn tuyên bố :

– Tôi định chiêu đãi các ông suất 10 đồng, nhưng quy định ở đây chỉ có thế, vò ruợu này tôi lên tận làng Vân mua về mời các ông chiếu cố.

Một người nâng cốc:

– Nào chúng ta cùng cạn chén …phá vây cùng tác giả.

Vậy mà tai họa ập đến như tiếng sét giữa trời quang. Năm 1962 ở Liên Xô nảy nòi một bọn “xét lại”, chống đường lối xây dựng CNXH, xét lại chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Nước ta phải hưởng ứng việc ngăn chặn loại trừ tận gốc tư tưởng đó càng nghiêm càng tốt. Tôi không hiểu vì sao, lần này và nhiều lần sau nữa, cứ có biến động chính trị xã hội gì xảy ra thì người ta chọn ngay giới văn nghệ để tiến hành đấu tranh tư tưởng trước và ưu tiên cho các tác phẩm văn học. Và hai tác phẩm “điển hình” lần này là “Vào đời” của Hà Minh Tuân và “Phá vây” của Phù Thăng.

Nhà văn Hà Minh Tuân lúc này đang là Giám đốc Nhà xuất bản Văn học. Trước Vào đời ông đã có hai tiểu thuyết là Trong lòng Hà Nội và Hai trận tuyến. Tiểu thuyết nghiêng về hồi ký. Ông họat động từ thời “tiền cách mạng”, là một trong những chỉ huy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và bảo vệ Thủ đô thời 45-46. Nhưng ông rẽ sang đường văn, nếu không đã làm to. Ông được anh em nhà văn yêu mến tin cậy bởi quan niệm, cách làm việc và nhất là tư cách của ông. Khi viết xong “Vào đời” dù in ở “nhà mình” ông vẫn cẩn trọng đưa cho anh em biên tập đọc, còn có hàm ý muốn được góp ý vì các biên tập viên đều là bậc đàn anh trong nghề như chị Anh Thơ, anh Quang Dũng, anh Xuân Hoàng vv… Tác phẩm này ông viết về đề tài hiện đại, lớp thanh niên mới vào đời, tích cực là chính, tiêu cực so với thực tế lúc đó cũng chưa là gì cả, chỉ như gảy vài cái mụn ghẻ trên cơ thể. Ban biên tập đọc xong bàn riêng với nhau :

Văn chương của cụ như vậy cũng là được, suôn sẻ, chỉn chu, còn nội dung tư tưởng thì khỏi lo, cụ mà còn “mất lập trường” nữa thì cánh chúng ta đi tù cả nút.

– Cám ơn anh có lời hỏi thăm, tôi chuyển sang Bộ Thủy sản làm ở Vụ Cá nước lợ.

Lần đầu tiên trong đời tôi nghe tên một cơ quan như vậy. Rồi ông cầm tay tôi nói tiếp:

Và lần ấy tôi đã viết chân dung ông với dự cảm không lành đó :

Bốn mươi tuổi mới vào đờiĂn đòn hội chợ tơi bời xác xơ Giữa hai trận tuyến ngu ngơTrong lòng Hà Nội bây giờ ở đâu

Còn “Phá vây” như tôi đã nói ở trại viết tất cả các bản thảo đều được tác giả đọc trước toàn thể trại viên để đóng góp ý kiến. Phá vây đọc ròng rã trong hai ngày. Trong buổi góp ý gần như mọi người đều đánh giá tốt, không có “vấn đề” về nội dung, chỉ có một số ý kiến về chi tiết để tác giả sửa chữa. Hôm đọc có cả đại biểu đặc biệt là biên tập viên Nhà xuất bản Quân đội. Sau khi sửa chữa lần cuối,bản thảo được đưa về Nhà xuất bản làm thủ tục rồi đưa luôn xuống nhà in không cần đánh máy. Thời bấy giờ in một cuốn sách dày như Phá vây mất rất nhiều thời gian, và đã xảy ra một chuyện ngoài dự đoán của mọi người.

Trong thời gian theo dõi và chữa bông ở nhà in, Phù Thăng được đọc cuốn “Tấc đất”, cuốn sách viết về chiến tranh vệ quốc của Liên Xô do Nhà xuất bản Quân đội dịch và in. Tác giả Phá vây rất thích cuốn này, bởi Liên Xô đã qua chiến tranh hơn một thập kỷ, tác giả Tấc đất với độ lùi thời gian đã thể hiện chiến tranh với những khía cạnh mặt trái. Từ cảm nhận đó Phù Thăng có ý muốn sửa chữa đôi chỗ trong tác phẩm của mình. Sách đã lên khuôn không thể sửa nhiều, anh chỉ thêm một đọan cho nhân vật chính của mình được đa dạng phong phú hơn trong tư tưởng. Đọan văn “oan nghiệt” đó lúc in ra chỉ được hơn chục dòng ở đọan cuối trang 147. Vậy mà trong chiến dịch kia người ta đã “soi” đúng những dòng đó và kết luận:

“Người chiến sĩ đi chiến đấu bảo vệ đất nước mà còn tính toán được mất thì đấy là tư tưởng của lái trâu”. Và lão “lái trâu” Phù Thăng lập tức ăn đòn, anh bị ra khỏi quân đội chuyển sang xưởng phim. Đấy là kỷ luật không nhẹ thời đó. Phù Thăng là người có nghị lực không chịu gục ngã. Sang cơ quan mới anh viết kịch bản “Biển lửa” được dựng thành phim. Anh còn in tập truyện ngắn “Chuyện kể cho người mẹ” và tập sách cho thiếu nhi “Đứa con nuôi của Trung đoàn”. Người ta chưa quên Phá vây và lần này tập sách viết cho thiếu nhi cũng bị soi và tìm ra vết. Lúc này lại xảy ra một chuyện nữa, đạo diễn nổi tiếng Phạm Văn Khoa dựng phim Chị Dậu, ông chọn một số diễn viên là nhà văn. Cụ Nguyễn Tuân vai chánh tổng, Kim Lân vào vai Lý trưởng còn Phù Thăng vinh dự được nhận vai thằng Mõ. Một sự lựa chọn xác đáng, anh chàng có cái đầu to người nhỏ lại thiếu hai cái răng cửa, da đen đúa đánh một hồi mõ,há cái miệng rộng: Chiềng làng chiềng chạ y chang thằng mõ hết chê. Máy đã bấm không hiểu tại sao cái “tin dữ”đó bay về tận cái làng Tất Lại Thượng, Tứ Kỳ, Hải Dương quê anh.Và người nhà lên tận Hà Nội kéo Phù Thăng về quê.

Họ Nguyễn Trọng họp chất vấn:

– Cái họ này đã đến nỗi nào mà anh đang tâm bôi xấu, tưởng anh đã làm ông này ông nọ, sao lại đổ đốn đi làm thằng mõ?

– Cái số thằng mõ của tôi bị hãm từ thơì còn trẻ. Hồi còn ở trinh sát tôi đã bị nghi ngờ là có tư tưởng Trốtkít.

– Tôi không rõ ,nhưng có lẽ ông Vũ dính đòn vì thằng Xuân “tóc đỏ”

Tôi nắm tay Phù Thăng :

– Cảm ơn ông đã cho tôi một ý hay.

Về Hà Nội tôi viết liền hai chân dung, một về Phù Thăng:

Chuyện kể cho nguời mẹ ngheBiển lửa bốc cháy bốn bề tan hoangĐứa con nuôi của Trung đoàn Phá vây xong lại chết mòn trong vây

Và bài thứ hai về Vũ Trọng Phụng:

Đã đi qua một thời giông tốQua một thời cơm thầy cơm côCòn để lại những thằng Xuân tóc đỏ Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ

Trích thư Phù Thăng gửi Xuân Sách ngày 23 /10 /1992 (khi ” Chân dung nhà văn” được xuất bản):

“Mình chưa được đọc nó, nên không biết phải nghĩ thế nào trước dư luận khen chê hiện nay (có khi bản thân ông thì cũng cóc cần các thứ dư luận ấy), nhưng vì tôi là bạn từ thuở hàn vi, đã cùng ông trải bao điều cay đắng nên không thể “mũ ni che tai” được. Tôi thực sự lo ngại cho những ngày còn lại trên cuộc đời bão giông trong lúc lưng ông đã còng, chân ông đã mỏi, mà tôi không biết phải làm gì cho bạn trong hoàn cảnh “ốc còn chưa mang nổi mình ốc”.

Có bao giờ ông trở lại mảnh đất của thời thanh niên sôi nổi nữa không? Mình khao khát được trông thấy ông một lần trước khi ra đi mãi mãi Mình đang sống “yên phận chăng”? Đúng và không đúng!Mình vẫn muốn đổi thay, vẫn muốn lồng lên đấy, nhưng lực bất tòng tâm rồi. Càng thấm thía câu thơ của Trần Huyền Trân trong “Độc hành ca”2 :

Ngựa hồ thôi gió bấc nào đạp chân. Phải có con ngựa nào không đạp chân khi gió bấc về? Có con ngựa nào không muốn tung vó khi gió của thảo nguyên đang gọi?…

Trích thư Xuân Sách gửi Phù Thăng ngày 15/11/1992

…Từ khi cái “của quí” của tôi ra đời, tôi đã nhận được nhiều thư từ, nhiều bạn cũ bạn mới đến thăm, nhiều cuộc gặp gỡ nhưng khi nhận thư ông tôi thực sự xúc động. Nói cho cùng đời vẫn đáng sống ông ạ. Dĩ nhiên so với ông tôi có khấm khá hơn, điều đó làm tôi càng thương ông .

Chuyện về tập chân dung thì dài lắm, đến nỗi tôi có đủ tư liệu để viết một quyển sách về nó. Thư, tài liệu trong nước ngoài nước, nhưng hay nhất là thái độ của mọi người đối với nó, qua đó có nhiều ngẫm nghĩ về sự đời sự người thật thú vị. Có thể tóm tắt cho đến lúc này sự phản đối thấp hơn so với dự kiến của tôi, sự hoan nghênh thì ngược lại, đến nỗi tôi phải luôn tâm niệm câu thơ:

“Vị tướng không chết ở chiến trường, nhưng có thể chết vì tiếng kèn chiến thắng”. Tôi cũng không đánh giá tập thơ có gì “ghê gớm”, nhiều người thích nó bởi cái xu hướng người ta muốn biết sự thật, thích sự trung thực và can đảm. Có đứa em cọc chèo viết thư cho tôi vẻn vẹn một câu : ” Anh Sách ơi anh có thể chết được rồi.” Nhưng tôi làm sao chết được. Tôi định nghỉ công việc nhà nước, dùng thời gian để viết, để đi ngao du Nam Bắc một chuyến đi ấy nhất định tôi sẽ chấm cái “điền trang” của ông là một điểm dừng trong cuộc hành trình mới thỏa .

Chú thích: Di cảo của nhà văn Xuân Sách, được con trai ông, anh Ngô Nhật Đăng cung cấp cho chúng tôi

Nhà Văn Phù Thăng Và Những Ngày… “Phá Vây”

Niềm vui dù đến với bác Phù Thăng thật muộn màng, nhưng đó cũng là nỗi niềm chung của nhiều tác giả. Trong số 38 tác giả khối văn học được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2012 có đến 14 tác giả đã qua đời. Phù Thăng cũng nằm trong số ấy.

Trước đây tiểu thuyết “Phá vây” mang đến cho Phù Thăng nhiều phiền lụy thì nay chính tác phẩm đó lại mang về cho ông vinh quang lớn. Khi xem Đài truyền hình tường thuật trực tiếp cuộc trao giải, nước mắt tôi ứa tràn. Phải chi cuộc trao giải này diễn ra 5 năm về trước thì bác Phù Thăng được bước lên bục vinh dự cùng bao tác giả khác. Nay bác đã đi xa rồi…

Nhớ lại những lần về thăm vợ chồng bác Phù Thăng, hình ảnh tôi nhớ nhất là nụ cười đôn hậu của cả hai bác khi mời chúng tôi thưởng thức những món “cây nhà, lá vườn”. Ngôi nhà cấp bốn của hai bác tọa lạc ngay bìa làng, dù đường vào chỉ là đường đất nhưng ôtô vẫn có thể vào tới cổng. Ngôi nhà có 3 gian chính. Một gian được ngăn làm buồng, một gian kê tủ thờ và chiếc bàn nhỏ tiếp khách, một gian vừa kê giường, vừa kê giá sách và bàn làm việc của bác Phù Thăng. Những lần về thăm bác, chúng tôi thường uống nước xong là ra ngồi trên chiếc giường cạnh bàn làm việc của bác. Gọi là bàn làm việc nhưng đó cũng chỉ là chiếc bàn uống nước bằng kính kê cạnh chiếc ghế đi văng. Trên tường là giá sách với nhiều cuốn sách bạn bè bác gửi tặng. Những năm chúng tôi thường xuyên về thăm bác (khoảng từ năm 1997 đến năm 2004) thì ở Hải Dương chưa phổ cập vi tính, càng chưa có mạng Internet, nhà bác chỉ có điện thoại bàn. Nhưng chúng tôi cũng chẳng bao giờ gọi điện trước, cứ nhớ bác thì về hoặc đi công tác tiện đường là tạt qua. Chưa lần nào chúng tôi đến mà bác vắng nhà. Khi chúng tôi nói chúng tôi đã đọc bài về bác trong “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa, bác tủm tỉm cười và bảo: “Ôi dào, những chuyện đã qua cứ để cho qua, các bạn còn trẻ cứ viết đi, viết theo sự thôi thúc của trái tim mình là được”. Chúng tôi hiểu rằng bác không muốn khơi lại chuyện buồn, nhưng tôi vẫn cố hỏi thêm hai chi tiết, một là bản thảo của bác bọc lá chuối để trong chum; hai là truyện ngắn “Hạt thóc” đã in ở đâu. Bác bảo đúng là mình có cho bản thảo vào chum như Khoa viết, còn truyện “Hạt thóc” thì mình mới có ý tưởng như thế rồi kể cho bạn bè nghe chứ chưa viết ra. Rồi bác kể về những bạn bè của bác những ai thường đến thăm, những ai lâu không gặp, nếu các bạn có gặp thì cho mình gửi lời thăm…

Nhà văn Phù Thăng trên khai sinh là nguyễn Trọng Phu, sinh ra và lớn lên tại làng Phù Tinh, xã Trường Thành, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ năm 1940 bác cùng gia đình chuyển sang sinh sống tại thôn Tất Lại, xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ cùng trong tỉnh. Phụ thân của bác Phù Thăng là một chức dịch hàng Tổng, nhưng cụ không theo phong cách làm việc của đa phần chức sắc lúc bấy giờ – họ thường hách dịch, vơ vét của dân. Cụ thì hiền lành, nhân hậu, luôn làm việc vì dân và thương những người nghèo. Cụ hiền hậu đến mức cụ tên là Nguyễn Trọng Bật, đáng lẽ dân làng gọi cụ là Tổng Bật thì mọi người thường gọi chệch đi là Tổng Bụt, ý nói cụ hiền như Bụt và cũng kính trọng cụ như Bụt. Cũng vì luôn yêu quí bà con trong làng, trong tổng nên năm 1955, khi cải cách ruộng đất, nhân dân thôn Phù Tinh đã cứu cụ thoát khỏi án oan, dù lúc đó gia đình cụ đã chuyển sang làng Tất Lại, huyện Tứ Kỳ. Bác Phù Thăng rất yêu quí cha mình và thể hiện tình yêu ấy một cách khác thường. Khi cha mất rồi, trên chiếc ghế ngồi của Phù Thăng luôn vắt tấm áo của cha. Thân mẫu của Phù Thăng là người hiền thục, tuy không được học chữ nhưng tâm hồn rất phong phú và đa cảm. Cụ thường dành dụm tiền đưa cho con trai đi thuê những cuốn truyện cổ về đọc cho mình nghe. Có đoạn quá thương cảm, cả hai mẹ con cùng khóc. Chính người cha đức độ và người mẹ tinh tế ấy đã truyền lại cho Phù Thăng một tính cách ngay thẳng, một bản lĩnh vững vàng và một tâm hồn lãng mạn. Tất cả những phẩm chất đó tạo nên một nhà văn, nhà biên kịch Phù Thăng sau này.

Nhà văn Phù Thăng bắt đầu đến với văn chương khi hòa bình lập lại trên miền Bắc. Bấy giờ, bác đang là giáo viên Trường Bồi dưỡng văn hóa của Quân khu III. Truyện ngắn đầu tiên “Con những người du kích” bác gửi đến tạp chí Văn nghệ Quân đội đúng lúc tạp chí đang có cuộc thi viết về “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội”. Và truyện ngắn ấy đã đoạt giải Nhì của cuộc thi (cuộc thi không có giải nhất). Sau thành công bước đầu này, lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện và dành thời gian cho Phù Thăng sáng tác. Năm 1960, trường ca “Hoa vạn thọ” của Phù Thăng đoạt giải B trong cuộc thi thơ của tạp chí Văn học (cùng đoạt giải B với Phù Thăng là nhà thơ Nguyễn Bính). Hiếm có tác giả nào trong một thời gian ngắn lại đoạt 2 giải cao cả về văn lẫn thơ như Phù Thăng. Thời gian này, Phù Thăng là một trong số rất ít tác giả có nhiều đầu sách ra đời. Tiểu thuyết “Trận địa mới”, NXB Quân đội nhân dân in năm 1960; tập truyện ngắn “Chuyện kể cho người mẹ”, NXB Văn học in năm 1960; truyện vừa “Thử lửa”, NXB Quân đội nhân dân in năm1961; tiểu thuyết “Phá vây”, NXB Quân đội nhân dân in năm 1962; truyện vừa “Con nuôi trung đoàn”, NXB Kim Đồng in năm 1965.

Theo nhà thơ Xuân Sách thì chỉ trong vòng hơn 1 tháng dự trại viết do Tổng cục Chính trị mở, Phù Thăng đã viết xong cuốn tiểu thuyết “Phá vây” có độ dài trên 600 trang in. Những ai từng dự trại sáng tác chắc đều biết người viết văn xuôi khổ cực như thế nào. Ngày nay, thông thường với thời gian hơn một tháng, dù có máy vi tính trợ giúp thì tác giả chỉ hoàn thành một, hai truyện ngắn hoặc vài chương tiểu thuyết đã được coi là tích cực rồi. Thế mà ngày ấy bác Phù Thăng viết bằng bút thường, vài chữ lại phải chấm vào lọ mực, trong thời gian ngắn ngủi ấy bác đã viết hàng ngàn trang (thì mới có hơn 600 trang in). Tiểu thuyết “Phá vây” đã gây được tiếng vang lớn, nhưng rồi sau đó tác giả gặp phiền hà vì một số quan niệm quá ngặt nghèo lúc đó. Trước tiểu thuyết “Phá vây”, Phú Thăng được điều chuyển từ Trường Bồi dưỡng văn hóa của Quân khu III lên Phòng Văn nghệ của Tổng cục Chính trị và được thăng quân hàm Thiếu úy. Sau “Phá vây”, bác được điều chuyển xuống Xưởng phim Quân đội, rồi lại chuyển sang Xưởng phim truyện cho đến lúc về hưu (1980). Thời gian làm việc ở hai xưởng phim, bác đã viết kịch bản và biên kịch nhiều phim, tiêu biểu như: Kịch bản phim “Quê nhà”, kịch bản phim “Nguyễn Văn Trỗi”, kịch bản phim truyện “Biển lửa”, biên kịch phim “Tiếng gọi phía trước”. Các phim này đều được tặng giải Bông sen Vàng, Bông sen Bạc trong các kỳ liên hoan phim Việt Nam từ lần thứ nhất đến lần thứ tư.

Thời gian nghỉ hưu ở quê nhà, bác được mời tham gia viết lịch sử Trung đoàn 42, rồi bác viết bản thảo cuốn tiểu thuyết “Tấn công” là phần tiếp theo của cuốn “Phá vây”, vẫn viết về những người lính dũng cảm của Quân khu III. Thời gian nghỉ hưu ở quê, một phần do tuổi cao, một phần do hoàn cảnh, bác Phù Thăng không còn “cày” nhiều trên trang giấy như trước mà bác dành sức lực và thời gian cày trên cánh đồng thực thụ, để lấy thóc, lấy ngô, khoai nuôi các con. Dù tuổi cao, sức yếu (cơ thể chưa đầy 40 kg), vậy mà bác nhận tới 7 sào ruộng khoán, rồi lại nhận chinh phục những con trâu ngang ngược, dữ dằn nhất như con trâu Sứt, đến nỗi dân làng quen gọi là ông Phu Sứt. Có lần tôi hỏi bác, sao bác phải làm nhiều như vậy, có phải vì gia đình quá khó khăn không? Bác cười bảo, lý do đó chỉ là một phần thôi, cái chính là mình thích lao động, mình yêu cây lúa, cây ngô, cũng như yêu những con chữ trên trang giấy vậy. Mình đã về làng quê thì cũng phải làm một lão nông ra trò chứ.

Năm 1994, sau rất nhiều nỗ lực thuyết phục của bạn bè và lớp đàn em như Nguyễn Huy Khoát, Ngô Bá Thước, Nguyễn Ngọc San, bác Phù Thăng mới chịu trở thành Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hải Hưng. Lúc đó bác đã sống ở quê đến 15 năm rồi. Không phải bác không biết tới Hội, cũng không phải bác coi thường Hội Văn nghệ địa phương như một số người lầm tưởng, mà bác ngại vốn cạn rồi, vào Hội lại không đóng góp được gì với Hội thì buồn lắm. Cũng vì cái tâm lý này mà chưa bao giờ bác làm đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chỉ vì bác ngại mình không đóng góp được gì và cảm thấy mình hơi lạc lõng thôi. Hội Văn nghệ Hải Hưng trước kia và Hải Dương sau này luôn luôn kính trọng bác, yêu quí bác, coi bác như người anh cả trong số các hội viên.

Những năm nửa sau của cuộc đời, bác Phù Thăng viết ít và in càng ít (chỉ thỉnh thoảng in một bài thơ), nhưng bạn bè, độc giả lại dành tình cảm cho bác ngày một nhiều. Năm 2003, Nhà Xuất bản Hải Phòng đã cho tái bản tiểu thuyết “Phá vây”. Có lẽ đây là niềm vui lớn với bác Phù Thăng nói riêng và với bạn đọc nói chung. Nếu không tái bản thì ngày nay bạn đọc, nhất là các bạn trẻ khó lòng tìm được tác phẩm này. Khi bác Phù Thăng từ bỏ thế giới này, nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn đọc đã đến tận thôn Tất Lại để đưa bác về nơi an nghỉ cuối cùng. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh cũng đã mang vòng hoa đến tiễn đưa Phù Thăng ra tận cánh đồng làng, mặc dù chưa bao giờ bác Phù Thăng là hội viên Hội Nhà văn.

Một lần bác Phù Thăng yếu mệt, tôi đến thăm và muốn xin bác ghi cho vài điều gì đó, cũng là để lưu bút tích của bác. Tôi đưa bác cuồn sổ tay của mình. Chừng 15 phút sau bác đưa lại và nói: “Hiền Hòa xem, ý của mình là thế này, vừa là tặng riêng vừa là tặng chung cho các bạn viết trẻ”. Tôi đón nhận cuốn sổ và cảm động gai người khi đọc xong bài thơ. Tôi cố nói vui để ngăn nỗi nghẹn ngào “Xin cảm ơn đại ca”. Bài thơ đó như sau: “Rất mong em Hiền Hòa/ Trong đời như giọt nước/ Trong nhà như tiếng ru/ Trong tình như mật ngọt/ Nhưng văn chương cần lửa/ Và như thép xanh nòng/ Thơ cũng là bão tố/ Quét sạch những bất công/ Xua đi và bồi đắp/ Nỗi buồn và niềm vui/ Đời vẫn là như thế/ Yêu – yêu thật say mê/ Ghét – ghét cay ghét đắng/ Nhưng tình người phải thắm/ Giữ trong ta dài lâu”.

Nay bác Phù Thăng đã đi xa rồi, những vần thơ viết vội của bác đã trở thành món quà vô giá với tôi. Những vần thơ này cũng chính là phương châm của người cầm bút, yêu ghét phải rõ ràng, phải hết mình, phải sâu sắc. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là tình người phải thắm và phải giữ dài lâu.

Nguồn: cand.com

Nghị Luận Về Câu Nói Của Chu Quang Tiềm Trong Văn Bản “Bàn Về Đọc Sách”( Tổ 2

Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Câu nói của ông như một lí thuyết một chiều trong toán học: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách.

Vậy học vấn là gì? Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập và rèn luyện. Chúng ta có thể tiếp nhận được kiến thức qua những lời dạy của thầy cô trong trường lớp, qua bạn bè hoặc qua những kinh nghiệm mà chính mình đã từng trải. Do đó, “học vấn không chỉ là việc đọc sách”, ta vẫn có thể tích lũy, nâng cao học vấn, tiếp nhận tinh hoa của nhân loại bằng những cách khác, qua nhiều nguồn khác, kể cả việc đọc sách.

Tuy nhiên “đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”, Bởi sách là kho tàng tri thức quí báu được tìm hiểu, ghi chép, cô đúc, lưu truyền qua những thăng trầm lịch sử, là “di sản tinh thần của nhân loại”. Sách vô cùng có ích cho tất cả mọi người, trong đó có học sinh, sinh viên nói riêng và các tầng lớp tri thức nói chung. Sách dạy ta những điều hay ý đẹp, dạy ta những bài học làm người, ca ngợi những con người khuyết tật vượt khó; những người lính Cách mạng dũng cảm, bất khuất; những anh hùng liệt sĩ xả thân mình vì quê hương đất nước. Sách còn giúp ta tiếp cận những nền văn minh của các quốc gia mà ta chưa hề đặt chân đến; cảm nhận từng câu chữ, lời văn mang những cung bậc cảm xúc khác nhau trong các tác phẩm văn học nước ngoài… Dù bất cứ lợi ích gì, sách đều giúp con người trưởng thành về nhận thức, sâu sắc về tư tưởng, chín chắn về suy nghĩ.

Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại. Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học và nâng cao, chuyên sâu vào chúng. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kĩ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu. Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con ngừoi chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kì đã qua.

Đọc sách là một nhu cầu quan trọng trong cuộc sống của con người, do đó ta phải biết phương pháp đọc sách sao cho đúng, có ích cho học vấn. Trước hết, ta phải biết chọn sách mà đọc sao cho phù hợp với yêu cầu học tập của chúng ta, tránh lãng phí thời gian và sức lực của chính mình. Khi đọc sách, ta nên đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần để từng câu chữ trong sách ngấm dần vào suy nghĩ của ta, ăn sâu vào xương cốt, ắt ta sẽ hiểu và nhớ lâu. Đọc ít mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhanh, lướt qua hay học thuộc như một chiếc máy thì chẳng khác như “Nước đổ lá môn”, hoặc hiểu sơ lược được ngày một ngày hai là quên hết. Không chỉ vậy, ta cần phải tích cực tư duy suy nghĩ khi đọc sách sẽ giúp ta hiểu được vấn đề sâu sắc, tích lũy ngày càng nhiều kiến thức khó có thể quên trên con đường học vấn. Ngoài ra, mỗi con người chúng ta cần có thói quen ghi chép lại những điều quan trọng cơ bản một cách tóm gọn, đơn giản, dễ học, dễ hiểu để sau này khi cần thiết ta có thể xem lại.

Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề.

Sách vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân loại mà không gì có thể thay thế được. Tuy nhiên, bên cạnh những người chuyên tâm vào công việc chọn đọc những cuốn sách hay và bổ ích, lại có một số người, phần lớn là giới trẻ học sinh ngày nay, vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách để làm giàu vốn tri thức của mình, hay chưa biết phương pháp đọc sách làm tốn thời gian, sức lực dẫn đến không chuyên sâu, lâu hiểu, nhanh quên. Ngoài ra, một số bạn trẻ chọn những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, vô thưởng vô phạt, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng ta cần chỉ ra phương pháp đọc sách đúng đắn, chứng minh cho họ thấy tầm quan trọng lớn lao của sách trong quá trình học vấn và phải biết chọn đúng loại sách.

Tóm lại, qua câu nói “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy đọc sách là nhu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Mặc dù có nhiều cách để học mà không bao gồm việc đọc sách, nhưng nó vẫn là con đường quan trọng nhất giúp ta thành công trên con đường học tập. Chính Đại thi hào Nga Pu-skin cũng khuyên dạy chúng ta rằng “Đọc sách là cách học tốt nhất”, từ đó càng khẳng định rõ vai trò của sách trong đời sống hiện đại.

Lê Nguyễn Lam Ngọc @ 18:25 04/01/2023 Số lượt xem: 25968

Quyết Định Ban Hành Chính Sách Chất Lượng Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn Iso 9001:2023 Tại Ubnd Xã Xuân Giang

 ỦY BAN NHÂN DÂN                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    XÃ XUÂN GIANG                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                   

     Số: 117/QĐ-UBND

          Xuân Giang, ngày 07 tháng 08 năm 2023

                                                                  QUYẾT ĐỊNH

Ban hành chính sách chất lượng phù hợp tiêu chuẩn

Quốc gia TCVN ISO 9001:2023 tại UBND Xã Xuân Giang  

                                                       ỦY BAN NHÂN DÂN XẪ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2023;

Căn cứ Quyết định 303/QĐ-TTCP ngày 24/04/2023 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2023;

Xét đề nghị của đại diện Lãnh đạo chất lượng (QMR) Xã Xuân Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chính sách chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2023 tại UBND Xã Xuân Giang với nội dung: “Minh bạch về thông tin – Bình đẳng trước pháp luật – Văn minh, lịch sự trong phục vụ – Đúng pháp luật, đúng hẹn”.

Để đáp ứng được điều này, UBND xã cam kết:

1. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên các phương tiện thông tin, truyền thông; niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã để các tổ chức, cá nhân được biết.

2. Đảm bảo các thủ tục hành chính được giải quyết đúng quy trình, thời gian theo quy định của pháp luật.

3. Không ngừng hướng tới sự hài lòng, niềm tin của tổ chức, cá nhân thông qua việc thực hiện, duy trì có hiệu quả và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2023.

4. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo thực thi công việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.

5. Cán bộ, công chức được làm việc trong môi trường thuận lợi để phát huy trí tuệ, năng lực, đạt năng suất và chất lượng cao trong thực thi công vụ.

6. Quy trình xử lý, giải quyết công việc hợp lý, rõ ràng, thống nhất, công khai và đúng pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Nơi nhận:

– Như điều 2;

– Phòng Tư pháp;

– Thường trực Đảng ủy;

– Thường trực HĐND xã;

– Chủ tịch, PCT UBND xã;

– Các thôn;

– Lưu: VT; BCĐ ISO.

     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN               

CHỦ TỊCH

           Trần Anh Tuấn

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ XUÂN GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

(Theo Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 07/08/2023

của UBND xã Xuân Giang)

Mọi việc làm của Lãnh đạo và cán bộ, công chức UBND xã Xuân Giang đều đảm bảo nguyên tắc và hướng tới phương châm:

“CÔNG KHAI, MINH BẠCH-CÔNG TÂM, CHÍNH XÁC-

ĐÚNG PHÁP LUẬT, ĐÚNG HẸN”

Để đáp ứng được điều này, UBND xã Xuân Giang cam kết:

1. Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

2. Bộ máy, tổ chức tinh gọn, trong sạch. Cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực để phục vụ tốt các tổ chức, công dân; thực hiện đổi mới công tác quản lý nhằm đóng góp vào công cuộc cải cách hành chính.

3. Cán bộ, công chức được làm việc trong môi trường thuận lợi để phát huy trí tuệ, năng lực, đạt năng suất và chất lượng cao.

5. Quy trình xử lý, giải quyết công việc hợp lý, rõ ràng, thống nhất, công khai và đúng pháp luật, có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

         Xuân Giang, ngày 07 tháng 08 năm 2023

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Trần Anh Tuấn

 

 

12 Luật Sư Bào Chữa Cho Bị Cáo Đinh La Thăng Và Trịnh Xuân Thanh

Chiều 27-12, thông tin mà phóng viên Báo ANTĐ nắm được là tính đến thời điểm hiện tại, bị cáo Đinh La Thăng có 3 luật sư tham gia bào chữa. Đó là các luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, đều thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội và luật sư Phan Trung Hoài, thuộc Đoàn luật sư chúng tôi

Tại phiên tòa tới đây, nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ bị truy tố và xét xử về tội “Cố làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 3, Điều 165-BLHS.

Đối với Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cũng có tới 9 luật sư tham gia bào chữa. Bị cáo này bị truy tố cùng lúc về tội theo Điều 165 và tội “Tham ô tài sản”, Điều 278-BLHS.

Tính đến thời điểm này, TAND TP Hà Nội đã nhận được đề nghị bào chữa của hơn 40 luật sư cho 22 bị cáo trong vụ án. Trong số này thì bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có tới 12 luật sư tham gia bào chữa.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, vụ án “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN và PVC là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.

Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn, đồng thời thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia. Trong đó, có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Nhưng quá trình thực hiện dự án nêu trên, vì những động cơ khác nhau mà các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn. Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng cứ khống rút tiền từ dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và gây mất lòng tin của nhân dân. Do đó, cần phải được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.

Cũng theo cáo trạng, quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC; chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC với PVC trái quy định. Sau đó, bị cáo tiếp tục chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích.

Hành vi của bị cáo Đinh La Thăng góp phần gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Vì thế, hành vi của nguyên Chủ tịch HĐT PVN đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 3, Điều 165-BLHS năm 1999.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, cơ quan tố tụng xác định, quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng.

Kế đến, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác và không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, góp phần gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ đồng.

Tiếp đến, cáo trạng xác định Phùng Đình Thực với vai trò là Tổng giám đốc PVN (thời điểm phạm tội) đã cùng Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, rồi chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC.

Biểu Cảm Về Bài Mùa Xuân Của Tôi

Chúng ta từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người phải sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương,… Ở Việt Nam, cách đây không lâu cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn từng nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm tuỳ bút – bút kí đặc sắc Thương nhớ mười hai mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu. Đoạn trích Mùa xuân cùa tôi là một phần trong thiên tuỳ bút dài có tên Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt, mở đẩu cho nỗi “thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn trích đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Vì là đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy, đọc bài văn Mùa xuân của tôi, chúng ta vẫn hiểu và suy ngẫm về ý nghĩ và tình cảm của tác giả theo ba đoạn nhỏ: Đoạn mờ đầu: từ đầu đến “… mê luyến mùa xuân” : Con người say mê lưu luyến mùa xuân là một điều tất yếu, tự nhiên. Đoạn thứ hai: từ “Tôi yêu sông xanh…” đến “… mớ hội liên hoan” : Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc. Đoạn ba : từ “Đẹp quá đi…” đến hết bài : Cảnh sắc, đất trời mùa xuân miền Bắc từ sau rằm tháng giêng. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội…”.Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết – mùa xuân Hà Nội – hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là : “Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình…”. Mưa riêu riêu là mưa thế nào ? Tiếng hát huê tình là gì ? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau… Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng – người đang sống li hương – đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là “Người yêu cảnh… khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa… sự sống !”. Nào là “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ớ trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai…”. Nào là “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống lại” và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa…”. Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hoá thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân. Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bàng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở vể vui xuân cùng con cháu : “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng…”. Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng nhũng nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta. Cảm nhận và ngợi ca quê hương miền Bắc mùa xuân bằng đoạn vãn phóng túng vừa miêu tả vừa tự sự, miêu tả để biểu cảm, ngòi bút Vũ Bằng như không muốn dừng lại. Do đó, xuống đoạn ba, ông tiếp tục khẳng định : “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thươne mến”. Sau đó, cảm xúc và bút lực như lắng lại, trầm tĩnh hơn. Nhà văn tâm sự : “Tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng…”. Đến đây, nhà văn phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh, của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái. “Đào hơi phai, nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh, nhưng… lại nức một mùi hương man mác… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn… Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa… người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị… các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật…”. Những hình ảnh thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng không sôi động, rực rỡ bằng những ngày Tết mà như đang bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cây cỏ. Ở đoạn này, cái tôi nhà văn không trực tiếp hiện ra như ở đoạn trên mà đang nằm dài nhìn ra cửa sổ… để chiêm ngưỡng, để nhớ thương, và khao khát ngày mai trở lại quê hương, về gặp lại mùa xuân đất Bắc. Từ tình yêu mùa xuân thiên nhiên, tấm lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng mỗi lúc một đắm sâu, thấm thìa. Từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ mỏi lúc một chắt lọc, vừa chính xác vừa in đậm phong cách văn chương của tác giả, rất tài hoa, phóng túng. Có thể nói, chỉ qua đoạn trích ngắn Mùa xuân của tỏi, chúng ta đủ hiểu và cảm thông tấm lòng của nhà văn Vũ Bằng đối với quê hương, Tổ quốc. Cảnh sắc thiên nhiên, khônq khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc đã được ông cảm nhận, tái hiện trong nổi nhớ thương da diết của một người xa quê. Qua đó, bài tuỳ bút biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Và cũng qua đó, chúng ta hiểu phần nào giá trị của tập tuỳ bút – bút kí nổi tiếng Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, đúng như Tô Hoài nhận xét : “Thương nhớ mười hai là một nét anh hoa của tấm lòng với cuộc đời”. Đọc tuỳ bút Vũ Bằng, chúng ta nhớ lại hai thiên tuỳ bút đã được học : Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam), Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), ở một mức độ nào đấy, hai thiên tuỳ bút nói trên cũng dều là những nét anh hoa của tấm lòng các nhà văn đối với cuộc đời. Tuỳ bút quả là một thê văn xuôi trữ tình vô cùng thú vị…

Cập nhật thông tin chi tiết về Xuân Sách Nói Về Phá Vây Của Phù Thăng trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!